VAS14 - Doanh thu va thu nhập khác

Kuki

Member
Hội viên mới
Nhân thắc mắc của bác Dao Mai, em post luôn chuẩn mực doanh thu và thu nhập khác để có chỗ tham khảo và tranh luận :hysterical:
Mời các bác
01. Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác, gồm: Các loại doanh thu, thời điểm ghi nhận doanh thu, phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
02. Chuẩn mực này áp dụng trong kế toán các khoản doanh thu và thu nhập khác phát sinh từ các giao dịch và nghiệp vụ sau:
(a) Bán hàng: Bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra và bán hàng hóa mua vào;
(b) Cung cấp dịch vụ: Thực hiện công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng trong một hoặc nhiều kỳ kế toán;
(c) Tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia.
Tiền lãi: Là số tiền thu được phát sinh từ việc cho người khác sử dụng tiền, các khoản tương đương tiền hoặc các khoản còn nợ doanh nghiệp, như: Lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán...;
Tiền bản quyền: Là số tiền thu được phát sinh từ việc cho người khác sử dụng tài sản, như: Bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại, bản quyền tác giả, phần mềm máy vi tính...;
Cổ tức và lợi nhuận được chia: Là số tiền lợi nhuận được chia từ việc nắm giữ cổ phiếu hoặc góp vốn.
(d) Các khoản thu nhập khác ngoài các giao dịch và nghiệp vụ tạo ra doanh thu kể trên (Nội dung các khoản thu nhập khác quy định tại đoạn 30).
Chuẩn mực này không áp dụng cho kế toán các khoản doanh thu và thu nhập khác được quy định ở các chuẩn mực kế toán khác.
 

Đính kèm

  • VAS14 - Doanh thu va thu nhap khac.doc
    95.5 KB · Lượt xem: 618
Ðề: VAS14 - Doanh thu va thu nhập khác

Ơ, bác Dao Mai bàn tán vụ " thời điểm" đâu rồi ??
đọc đoạn trên em thấy chắc nó chỉ chừa doanh thu tài chính mua bán chứng khoán ??
03. Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:
Doanh thu: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.
Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.
Chiết khấu thanh toán: Là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng.
Thu nhập khác: Là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu.
Giá trị hợp lý: Là giá trị tài sản có thể trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá.


Đọc thuật ngữ " giảm giá hàng bán " em nghĩ đến nếu giảm do các lý do khác thì CM định nghĩa là gì nhỉ ????:banginvg1:
 
Ðề: VAS14 - Doanh thu va thu nhập khác

04. Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu (Ví dụ: Khi người nhận đại lý thu hộ tiền bán hàng cho đơn vị chủ hàng, thì doanh thu của người nhận đại lý chỉ là tiền hoa hồng được hưởng). Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không là doanh thu.

Tư tưởng chủ đạo của CM này là " lợi ích kinh tế " , bất kể nó đã được thu hay chưa ( nhưng chắc chắn sẽ thu ) . Nhưng việc tranh luận có lợi hay không ( trực tiếp hay gián tiếp) thì còn cãi nhau to :hysterical:
 
Ðề: VAS14 - Doanh thu va thu nhập khác

Hihi, không biết em hiểu như vầy có đúng chưa, trường hợp doanh thu về cho người khác sử dụng nhãn hiệu thương mại, có phải theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí thì chi phí của khoản doanh thu được ghi nhận này chính là các chi phí bán hàng, quảng cáo mà cty cho thuê đã bỏ ra???
Với lại cho em hỏi xíu về TSCĐ vô hình - nhãn hiệu thương mại thì những công ty thuê hoặc mua lại nhãn hiệu đó mới có cơ sở để xác định giá trị TSCĐ vô hình đó, còn đối với cty cho thuê trường hợp qua một thời gian dài mới xây dựng được thương hiệu, có những CP bỏ ra thành công, cũng có những CP bỏ ra thất bại, vậy có thể tập hợp lại tất cả CP bỏ ra để ghi nhận giá trị TSCĐ vô hình đó k?
 
Ðề: VAS14 - Doanh thu va thu nhập khác

Hihi, không biết em hiểu như vầy có đúng chưa, trường hợp doanh thu về cho người khác sử dụng nhãn hiệu thương mại, có phải theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí thì chi phí của khoản doanh thu được ghi nhận này chính là các chi phí bán hàng, quảng cáo mà cty cho thuê đã bỏ ra???
Theo ý em thì bác chưa đúng . Phù hợp giữa doanh thu và chi phí không có nghĩa là luôn phải có chi phí .
Nếu cái nhãn hiệu đó không phải là TSCĐ vô hình , người khác chịu thuê, bán chịu thu tiền thì không cần phải cố nặn ra chi phí .:happy3:
Với lại cho em hỏi xíu về TSCĐ vô hình - nhãn hiệu thương mại thì những công ty thuê hoặc mua lại nhãn hiệu đó mới có cơ sở để xác định giá trị TSCĐ vô hình đó, còn đối với cty cho thuê trường hợp qua một thời gian dài mới xây dựng được thương hiệu, có những CP bỏ ra thành công, cũng có những CP bỏ ra thất bại, vậy có thể tập hợp lại tất cả CP bỏ ra để ghi nhận giá trị TSCĐ vô hình đó k?
Hê hê, bác này chuyên gia khơi mào các topic chuẩn mực mới nha . Thôi để mở luôn topic mới cho nó lành nha .
Theo em thì bác cứ tập hợp ( mặc dù là khó xác định cái nào thất bai ); nếu có đi nữa thì bác tập hợp rồi phân bổ nó vào chi phí rồi .
 
Ðề: VAS14 - Doanh thu va thu nhập khác

Cho hỏi nếu mình xuất kho, chưa xuất hóa đơn nhưng thằng kia đã trả hết tiền cho mình rồi, có được ghi nhận doanh thu ko? Có biên bản giao nhận hàng hóa rồi.
 
Ðề: VAS14 - Doanh thu va thu nhập khác

Cho hỏi nếu mình xuất kho, chưa xuất hóa đơn nhưng thằng kia đã trả hết tiền cho mình rồi, có được ghi nhận doanh thu ko? Có biên bản giao nhận hàng hóa rồi.
mặc dù chưa đến đoạn 10 nhưng em nghĩ là " thằng kia " đã giúp mình có doanh thu rồi đó .
Bác xem 3 đoạn kế tiếp nha :
XÁC ĐỊNH DOANH THU

05. Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được.
06. Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản. Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại.
07. Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thì doanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu được trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi suất hiện hành. Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ thu được trong tương lai.
 
Ðề: VAS14 - Doanh thu va thu nhập khác

Cho mình hỏi một chút nữa. Nguyên tắc phù hợp là phù hợp giữa doanh thu và chi phí hay giữa chi phí với doanh thu. Có những khoản thu nhập khác mà ko có chi phí thì nguyên tắc phù hợp thể hiện như thế nào?
 
Ðề: VAS14 - Doanh thu va thu nhập khác

Em thấy trong CMực có đoạn :
"15. Doanh thu và chi phí liên quan tới cùng một giao dịch phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp. Các chi phí, bao gồm cả chi phí phát sinh sau ngày giao hàng (như chi phí bảo hành và chi phí khác), thường được xác định chắc chắn khi các điều kiện ghi nhận doanh thu được thỏa mãn"
Trên thực tế, giả sử cty bán hàng cho KHàng, thời gian bảo hành là 3 năm, vậy CP bảo hành tại thời điểm ghi nhận doanh thu là chưa xác định chắc chắn được nhưng nó vẫn là CP có liên quan. Như vậy cty sẽ phải ước tính để trích trước CP bảo hành này phải k ạh???
 
Ðề: VAS14 - Doanh thu va thu nhập khác

Em thấy trong CMực có đoạn :
"15. Doanh thu và chi phí liên quan tới cùng một giao dịch phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp. Các chi phí, bao gồm cả chi phí phát sinh sau ngày giao hàng (như chi phí bảo hành và chi phí khác), thường được xác định chắc chắn khi các điều kiện ghi nhận doanh thu được thỏa mãn"
Trên thực tế, giả sử cty bán hàng cho KHàng, thời gian bảo hành là 3 năm, vậy CP bảo hành tại thời điểm ghi nhận doanh thu là chưa xác định chắc chắn được nhưng nó vẫn là CP có liên quan. Như vậy cty sẽ phải ước tính để trích trước CP bảo hành này phải k ạh???
Bác nói đúng rồi, vì vậy người ta mới cho ra đời chuẩn mực về dự phòng phải trả đó. Trong trường hp này thì em sẽ dựa vào số liệu thống kê về chi phí bảo hành và có ước tính hợp lý nhất ( kể cả chiết khấu dòng tiền nếu trọng yếu ).
 
Ðề: VAS14 - Doanh thu va thu nhập khác

08. Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu.
Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ khác không tương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu. Trường hợp này doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm. Khi không xác định được giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về thì doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm.
1. Tương tự về bản chất và giá trị : không coi là doanh thu
2. Tương tự về bản chất, nhưng không tương tự về giá trị thì : hổng thấy nói ( chắc hổng ai đổi kiểu này )
3. Không tương tự về bản chất thì phải dựa vào giá trị hợp lý của HHDV nhận về hoặc đem trao đổi, điều chỉnh cho các khoản thu chi thêm nữa .
-> Trong thực tế thì chắc là khoản DT này phải chọn lọc chứ lấy thẳng từ TK hạch toán thì hơi khó . À, hổng thấy nói đến giá vốn nhỉ ???
 
Sửa lần cuối:
Ðề: VAS14 - Doanh thu va thu nhập khác

09. Tiêu chuẩn nhận biết giao dịch trong chuẩn mực này được áp dụng riêng biệt cho từng giao dịch. Trong một số trường hợp, các tiêu chuẩn nhận biết giao dịch cần áp dụng tách biệt cho từng bộ phận của một giao dịch đơn lẻ để phản ánh bản chất của giao dịch đó. Ví dụ, khi trong giá bán một sản phẩm có một khoản đã định trước cho việc cung cấp dịch vụ sau bán hàng thì khoản doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ sau bán hàng sẽ được dời lại cho đến khi doanh nghiệp thực hiện dịch vụ đó. Tiêu chuẩn nhận biết giao dịch còn được áp dụng cho hai hay nhiều giao dịch đồng thời có quan hệ với nhau về mặt thương mại. Trường hợp này phải xem xét chúng trong mối quan hệ tổng thể. Ví dụ, doanh nghiệp thực hiện việc bán hàng và đồng thời ký một hợp đồng khác để mua lại chính các hàng hóa đó sau một thời gian thì phải đồng thời xem xét cả hai hợp đồng và doanh thu không được ghi nhận.




Cũng rắc rối quá ha, lúc thì riêng, lúc tách, lúc nhập -> vậy mới biết tuân thủ chuẩn mực và tổ chức hạch toán cho đúng đâu phải là chuyện dễ ăn .



 
Ðề: VAS14 - Doanh thu va thu nhập khác

10. Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm (5) điều kiện sau:
(a) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
(b) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
(c) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
(d) Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
(e) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.


Em thấy chữ "đồng thời' hay gay nha, có nghĩa là tất cả đó.
Đoạn 11-15 có giải thích thêm rồi nhưng em vẫn thắc mắc điểm d vì nếu bán hàng mà lỗ thì có gọi là " thu được lợi ích kinh tế " ???
 
Sửa lần cuối:
Ðề: VAS14 - Doanh thu va thu nhập khác

"23. Trong giai đoạn đầu của một giao dịch về cung cấp dịch vụ, khi chưa xác định được kết quả một cách chắc chắn thì doanh thu được ghi nhận bằng chi phí đã ghi nhận và có thể thu hồi được. Nếu chi phí liên quan đến dịch vụ đó chắc chắn không thu hồi được thì không ghi nhận doanh thu, và chi phí đã phát sinh được hạch toán vào chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. Khi có bằng chứng tin cậy về các chi phí đã phát sinh sẽ thu hồi được thì doanh thu được ghi nhận theo quy định tại đoạn 16."
Mình thấy có một chút xíu thắc mắc, trong giai đoạn đầu không xác định kết quả chắc chắn thì doanh thu ghi nhận bằng chi phí, khi xác định chi phí không thể thu hồi thì không được ghi nhận doanh thu, trong khi trong giai đoạn đầu đã ghi nhận doanh thu rồi ??? có phải khi xác định k thu được hồi được chi phí thì ghi giảm doanh thu p không ???
 
Ðề: VAS14 - Doanh thu va thu nhập khác

"23. Trong giai đoạn đầu của một giao dịch về cung cấp dịch vụ, khi chưa xác định được kết quả một cách chắc chắn thì doanh thu được ghi nhận bằng chi phí đã ghi nhận và có thể thu hồi được. Nếu chi phí liên quan đến dịch vụ đó chắc chắn không thu hồi được thì không ghi nhận doanh thu, và chi phí đã phát sinh được hạch toán vào chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. Khi có bằng chứng tin cậy về các chi phí đã phát sinh sẽ thu hồi được thì doanh thu được ghi nhận theo quy định tại đoạn 16."
Mình thấy có một chút xíu thắc mắc, trong giai đoạn đầu không xác định kết quả chắc chắn thì doanh thu ghi nhận bằng chi phí, khi xác định chi phí không thể thu hồi thì không được ghi nhận doanh thu, trong khi trong giai đoạn đầu đã ghi nhận doanh thu rồi ??? có phải khi xác định k thu được hồi được chi phí thì ghi giảm doanh thu p không ???
1. Khi chưa có doanh thu chắc chắn thì lấy doanh thu bằng chi phí đã chi và chắc chắn thu hồi.
Vd : giá bán dv là 100, chi phí là 60, nhưng do chưa hoàn thành đủ các tiêu chí để ghi nhận 100 nhưng chắc chắn là bán được dv thì ghi tạm doanh tho là 60, sau này chờ xong nốt các đk còn lại thì ghi thêm 40 ( chủ yếu là lợi nhuận )
2. Câu 2 có ý khác, nếu trong chi phí 60 bỏ ra, phần chắc chắn thu chỉ 50 thì ghi doanh thu 50, 10 còn lại ghi vào chi phí ( thiệt hại ); nó khác với giá vốn hàng bán sẽ kết chuyển khi ghi nhận doanh thu .
 
Ðề: VAS14 - Doanh thu va thu nhập khác



Em thấy chữ "đồng thời' hay gay nha, có nghĩa là tất cả đó.
Đoạn 11-15 có giải thích thêm rồi nhưng em vẫn thắc mắc điểm d vì nếu bán hàng mà lỗ thì có gọi là " thu được lợi ích kinh tế " ???

Em không biết áp dụng đoạn sau trong CM chung thì có được không :
"20. Lợi ích kinh tế trong tương lai của một tài sản là tiềm năng làm tăng nguồn tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp hoặc làm giảm bớt các khoản tiền mà doanh nghiệp phải chi ra."
Em thấy đoạn trên không nhắc gì đến Doanh thu phải cao hơn Chi phí, mà việc bán được hàng thì chắc chắn nguồn tiền sẽ tăng rồi nên dù lỗ thì vẫn được ghi nhận doanh thu-->cuối năm DN có thể lập thêm dự phòng giảm giá HTK mà. Trừ TH không phải do thị trường mà do DN cố tình bán giá thấp thì em không biết như vậy có vi phạm luật nào không (bán phá giá, gian lận trong thương mại,...)
 
Ðề: VAS14 - Doanh thu va thu nhập khác

Em thấy chữ "đồng thời' hay gay nha, có nghĩa là tất cả đó.
Đoạn 11-15 có giải thích thêm rồi nhưng em vẫn thắc mắc điểm d vì nếu bán hàng mà lỗ thì có gọi là " thu được lợi ích kinh tế " ???
Nếu pác hỏi cắc cớ thì em cũng mạn phép ỡm ờ rằng là vì: không bán còn lỗ nhiều hơn. Ai biết được đâu. Vậy thì cũng coi là " thu được lợi ích kinh tế ". Lợi thì chưa chắc mà lỗ hay lãi (không phải lợi) cũng phải cộng cộng trừ trừ cuối năm mới biết, thành ra trước mắt cứ phải ghi nhận doanh thu thôi.

Còn 5 tiêu chuẩn phải "đồng thời" thì trong đó hết 2-3 là có chữ "tương đối", "phần lớn" "đã thu hoặc sẽ" rồi.
 
Ðề: VAS14 - Doanh thu va thu nhập khác

1. Tương tự về bản chất và giá trị : không coi là doanh thu
2. Tương tự về bản chất, nhưng không tương tự về giá trị thì : hổng thấy nói ( chắc hổng ai đổi kiểu này )
3. Không tương tự về bản chất thì phải dựa vào giá trị hợp lý của HHDV nhận về hoặc đem trao đổi, điều chỉnh cho các khoản thu chi thêm nữa .
-> Trong thực tế thì chắc là khoản DT này phải chọn lọc chứ lấy thẳng từ TK hạch toán thì hơi khó . À, hổng thấy nói đến giá vốn nhỉ ???

Em không rõ từ "tương tự bản chất" ở đây có nghĩa là "tương tự về công dụng lẫn chất lượng, thiết kế, màu sắc, thị hiếu" luôn không? Nếu tất cả các khía cạnh 2 loại HH đều giống nhau thì không ai đổi không tương tự giá hết. Nhưng nếu SP kia có thiết kế đẹp hơn thì vẫn có thể đổi giá cao hơn, theo cá nhân em nghĩ (không có qui định, chuẩn mực nào hết) trong trường hợp này được ghi nhận Doanh thu.("08. Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự về bản chất giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu" --> nếu không được ghi nhận Doanh thu sẽ không có chữ "và")
 
Ðề: VAS14 - Doanh thu va thu nhập khác

Bản thân chữ "tương tự" cũng đã bao hàm nghĩa "tế nhị" rồi.
Như vậy người ngoài chỉ có thể xem xét về mặt giá trị thôi (phần có thể định lượng được).
 
Ðề: VAS14 - Doanh thu va thu nhập khác

16. Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán của kỳ đó. Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn tất cả bốn (4) điều kiện sau:
(a) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
(b) Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;
(c) Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán;
(d) Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.


Xin trở lại Đoạn 16, em thấy thứ tự và số lượng các điều kiện xác định doanh thu đã có thay đổi so với doanh thu HH -> chắc là có ẩn ý gì đó nhỉ ?

19. Doanh nghiệp có thể ước tính doanh thu cung cấp dịch vụ khi thỏa thuận được với bên đối tác giao dịch những điều kiện sau:
(a) Trách nhiệm và quyền của mỗi bên trong việc cung cấp hoặc nhận dịch vụ;
(b) Giá thanh toán;
(c) Thời hạn và phương thức thanh toán.
Để ước tính doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp phải có hệ thống kế hoạch tài chính và kế toán phù hợp. Khi cần thiết, doanh nghiệp có quyền xem xét và sửa đổi cách ước tính doanh thu trong quá trình cung cấp dịch vụ.


Đoạn này giống như đề cập đến điều kiện trong thỏa thuận để phục vụ cho việc xác định doanh thu. ý a và b thì em không bàn, nhưng ý c thì chưa biết để làm gì ??? Vì :
20. Phần công việc đã hoàn thành được xác định theo một trong ba phương pháp sau, tuỳ thuộc vào bản chất của dịch vụ:
(a) Đánh giá phần công việc đã hoàn thành;
(b) So sánh tỷ lệ (%) giữa khối lượng công việc đã hoàn thành với tổng khối lượng công việc phải hoàn thành;
(c) Tỷ lệ (%) chi phí đã phát sinh so với tổng chi phí ước tính để hoàn thành toàn bộ giao dịch cung cấp dịch vụ.
Phần công việc đã hoàn thành không phụ thuộc vào các khoản thanh toán định kỳ hay các khoản ứng trước của khách hàng.


thì ta có đơn giá, có tỷ lệ % hoàn thành và dòng in đậm nêu rõ .

các bác giúp em với !!!
 
Sửa lần cuối:

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top