Vai trò của kiểm toán trong nền kinh tế

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp có thể được rất nhiều người sử dụng. Những người sử dụng cần những thông tin đáng tin cậy để có thể đánh giá về thực trạng tài chính, kết quả kinh doanh nhằm đưa ra các quyết định kinh tế của mình. Thế nhưng, do nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển cũng như do sự xung đột lợi ích giữa các bên, nên hệ quả là khả năng nhận được những thông tin tài chính kém tin cậy cũng sẽ gia tăng. Rủi ro về thông tin bị sai sót gia tăng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, như là:

- Sự khó khăn trong việc tiếp cận nguồn thông tin. Trong nền kinh tế hiện đại, người sử dụng thông tin (thí dụ các nhà đầu tư, các chủ nợ...) khó tiếp cận trực tiếp với thông tin tại đơn vị mà họ đầu tư, chọn làm đối tác kinh doanh hay ra các quyết định kinh tế khác. Thay vào đó, họ phải sác dụng thông tin do đơn vị cùng cấp. Điều này làm tăng rủi ro thông tin bị sai sót khi được cung cấp cho những người sử dụng.
- Động cơ của người cung cấp thông tin. Do sự khác biệt lớn ích giữa người cung cấp và người sử dụng thông tin, bên người cung cấp thông tin thường có xu hướng trình bày thông tin theo chiều hướng có lợi nhất cho mình. Chẳng hạn khi doanh nghiệp bán có phân, các thông tin về doanh thu, lợi nhuận có thể sẽ bị khai tăng giả tạo, hay không được cung cấp đầy đủ về các khoản nợ nần hay tài sản đem cầm cố, thế chấp của đơn vị.
- Lượng thông tin phát xử lý và độ phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế ngày càng gia tăng nhất là khi mà hoạt động kinh doanh ngày càng đa dạng, quy mô của các tổ chức ngày càng lớn.

Chính vì thế, cần có những giải pháp để làm giảm rủi ro thông tin bị bóp méo, chẳng hạn như
- Người sử dụng sẽ trực tiếp kiểm tra thông tin: Cách này thường được áp dụng trong một số trường hợp, thí dụ như khi các cán bộ kiểm tra, thanh tra thuế xác minh về số thuế của một doanh nghiệp. Thế nhưng, cách này lại rất khó áp dụng đối với đa số người sử dụng vì sẽ rất tốn kém về chi phí, gây trở ngại cho đơn vị, và nhất là đòi hỏi kiến thức chuyên môn và kỹ năng kiểm tra của người thực hiện.

- Tăng cường trách nhiệm pháp lý của Ban quản trị (hay Ban Giám đốc). Do là người đại diện chính thức của doanh nghiệp trước các cổ đông và pháp luật, nền luật pháp thuờng bắt buộc họ phải chịu trách nhiệm về độ tin cậy của những thông tin tài chính do họ công bố

- Bắt buộc báo cáo tài chính phải được kiểm toán bởi kiểm toán viên độc lập: Lúc này, kiểm toán viên độc lập có trách nhiệm kiểm tra và cung cấp nhận xét về báo cáo tài chính, và họ có thể sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu nhận xét không đúng về báo cáo tài chính.

Trong các giải pháp trên, cách sau cùng được xem là hữu hiệu và hiệu quả nhất, vì với năng lực và sự độc lập của minh, kiểm toán viên độc lập sẽ cung cấp sự đánh giá về độ tin cậy của báo cáo tài chính, đồng thời giúp tiết kiệm chi phí kiểm tra cho đông đảo người sử dụng.

Đứng ở góc độ xã hội, hoạt động kiểm toán độc lập đối với báo cáo tài chính, khi được luật pháp quy định sẽ trở thành một công cụ giúp bảo vệ sự ổn định của nền kinh tế, đặc biệt là đối với các quốc gia mà thị trường chứng khoán giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tại các quốc gia này, luật pháp quy định các công ty cổ phần niêm yết ở thị trường chứng khoán khi công bố các báo cáo tài chính hàng năm phải đính kèm báo cáo kiểm toán của kiểm toán viên độc lập. Một số quốc gia còn mở rộng đối tượng kiểm toán bắt buộc (thưởng gọi là kiểm toán theo luật định) cho các loại doanh nghiệp khác khi mà quy mô doanh nghiệp lớn hơn một mức nào đó.

Đứng trên góc độ doanh nghiệp, kiểm toán độc lập góp phần tạo nên giá trị gia tăng cho báo cáo tài chính của doanh nghiệp, ngoài ra họ còn có thể tư vấn giúp doanh nghiệp hạn chế khả năng xảy ra các sai phạm về kế toán, thì chính hay cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ (dù đây không phải là trách nhiệm chính của kiểm toán độc lập)

Ở Việt Nam, hiện nay đối tượng bắt buộc kiểm toán khá rộng rãi, bao gồm: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng; tổ chức tài chính, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp mới giới bảo hiểm, công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán, doanh nghiệp nhà nước (trừ doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước), doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức có vốn góp của Nhà nước và dự án sử dụng vốn nhà nước khác, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam

Các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán Các doanh nghiệp kiểm toán có thể cung cấp nhiều dịch vụ thuộc những lĩnh vực khác nhau như là:

+ Dịch vụ đảm bảo. Bao gồm kiểm toán báo cáo tài chính, soát xét báo cáo tài chính quá khử, soát xét thông tin tài chính giữa niên độ do kiểm toán viên độc lập của đơn vị thực hiện, dịch vụ đảm bảo ngoài dịch vụ kiểm toán và soát xét thông tin tài chính quá khứ, kiểm tra các thông tin tài chính tương lai, dịch vụ đảm bảo về báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước trong bản cáo bạch. Trong các dịch vụ này, kiểm toán viên cung cấp một sự bảo đảm nhất định cho thông tin ở những mức độ khác nhau.

+ Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính. Bao gồm ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính cho khách hàng. Khác với dịch vụ bảo đảm, lúc này doanh nghiệp kiểm toán không thực hiện việc kiểm tra mà cung cấp dịch vụ dựa trên cơ sở các tài liệu do khách hàng cung cấp

+ Dịch vụ tư vấn thuế. Đây là một dịch vụ mà doanh nghiệp kiểm toán thưởng đảm nhận cho các doanh nghiệp hoặc cá nhân để lập những tờ khai nộp thuế, tư vấn về khía cạnh thuế của các phương án kinh doanh

+ Dịch vụ tư vấn về quản trị. Nhờ có những chuyên gia am tường về nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp kiểm toán có thể cung ứng dịch vụ tư vấn quản trị, hoặc tư vấn cho khách hàng về các lĩnh vực như tiếp thị, tổ chức quản lý, tổ chức nhân sự, thiết kế và cài đặt các phần mềm, tổ chức hệ thống xử lý thông tin.

Ngoài ra, họ cũng có thể giúp khách hàng tuyển dụng nhân viên, thiết lập và phân tích các dự án, đánh giá tài sản, từ vấn đầu tư..

Ngoài các dịch vụ trên, các công ty kiểm toán còn cung cấp khi nhiều dịch vụ khác.

Ở Việt Nam, điều 40, Luật Kiểm toán độc lập quy định phạm vi hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam như sau:

"1. Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam. được thực hiện các dịch vụ sau đây

a) Các dịch vụ kiểm toán, gồm kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế và công việc kiểm toán khác.
b) Dịch vụ soát xét báo cho tài chính, thông tin tài chính và dịch vụ bảo đảm khác.

2. Ngoài các dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp kiểm toán được đăng ký thực hiện các dịch vụ sau đây.

a). Tư vấn kinh tế, tài chính, thuế
b). Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp
c) Tư vấn ứng dùng công nghệ thông tin trong quản trị của doanh nghiệp, tổ chức;
d). Dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán,
e) Thẩm định giá tài sản và đánh giá rủi ro kinh doanh,
f) Dịch vụ bồi dưỡng kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán;
g) Dịch vụ liên quan khác về tài chính, kế toán, thuế theo quy định của pháp luật
1. Doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của Luật này được thực hiện dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật và kế toàn mà không phải đăng ký.
2. Khi thực hiện dịch vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, doanh nghiệp kiểm toán phải có đủ điều kiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan"

Những dịch vụ trên đây là những dịch vụ mà một doanh nghiệp kiểm toán có thể đảm nhiệm, tuy nhiên đối với một khách hàng cụ thể các doanh nghiệp kiểm toán bị giới hạn trong việc cung cấp nhiều dịch vụ đồng thời để đảm bảo tính độc lập. Tại điều 30, Luật Kiểm toán độc lập quy định: "Doanh nghiệp kiểm toán không được thực hiện kiểm toán trong các trường hợp sau đây

a). Đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề công việc ghi số kế toán, lập báo cáo tài chính hoặc thực hiện kiểm toán nội bộ cho đơn vị được kiểm toán;
b) Đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề các dịch vụ khác với các dịch vụ quy định tại điểm a khoản này có ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kể toán, kiểm toán.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top