Tóm tắt một số nội dung mới đáng chú ý của Luật Quản Lý Thuế số 21/2012/QH13- có hiệu lực thi hành từ 01/07/2013 :
Ngày 20/11/2012, Quốc hội khóa 13 đã thông qua Luật số 26/2012/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành từ 01/07/2013.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế có 2 Điều. Điều 1 về các nội dung sửa đổi, bổ sung và Điều 2 về điều khoản thi hành.
Điều 1 có 38 khoản, tương ứng với 38 vấn đề sửa đổi, bổ sung trên tổng số 120 Điều của Luật hiện hành. Một số nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý thuế nội địa được chia theo 3 nhóm vấn đề như sau:
I. Nhóm vấn đề đơn giản hoá thủ tục hành chính thuế, gồm 4 nội dung:
1. Giảm tần suất kê khai thuế GTGT từ 12 lần/năm xuống còn 4 lần/năm đối với người nộp thuế quy mô vừa và nhỏ. Giao Chính phủ quy định tiêu chí xác định người nộp thuế để kê khai theo quý. Theo đó, Luật bổ sung tại Điều 31 về hồ sơ khai thuế theo quý và các nội dung liên quan đến việc khai thuế theo quý tại Khoản 1 Điều 32 (thời gian khai thuế), Khoản 2 Điều 33 (thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai) cho phù hợp.
2. Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục gia hạn nộp hồ sơ khai thuế từ 5 ngày làm việc xuống 3 ngày làm việc. Nội dung cụ thể được thể hiện tại Khoản 4 Điều 33 (Gia hạn nộp hồ sơ khai thuế).
3. Liên quan đến nội dung hoàn thuế có một số sửa đổi, bổ sung cơ bản như sau:
- Bỏ “Chứng từ nộp thuế” trong hồ sơ hoàn thuế; Quy định người nộp thuế chỉ phải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hoàn thuế.
- Rút ngắn thời hạn giải quyết đối với trường hợp “kiểm tra trước, hoàn thuế sau” từ 60 ngày xuống còn 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và trường hợp “hoàn thuế trước, kiểm tra sau” từ 15 ngày làm việc xuống còn 06 ngày làm việc.
- Luật hoá các trường hợp kiểm tra trước, hoàn thuế sau hiện đang được quy định tại Nghị định106/2010/NĐ-CP. />
- Về kiểm tra sau hoàn thuế: Bổ sung quy định cơ quan thuế phải kiểm tra trong thời hạn 01 năm kể từ khi có quyết định hoàn thuế đối với 4 đối tượng có độ rủi ro cao gồm:
+ Cơ sở kinh doanh kê khai lỗ hai năm liên tục hoặc có số lỗ vượt quá vốn chủ sở hữu;
+ Cơ sở kinh doanh được hoàn thuế từ hoạt động kinh doanh bất động sản; kinh doanh thương mại, dịch vụ;
+ Cơ sở kinh doanh thay đổi trụ sở từ hai lần trở lên trong vòng mười hai tháng kể từ ngày có quyết định hoàn thuế trở về trước;
+ Cơ sở kinh doanh có sự thay đổi bất thường giữa doanh thu tính thuế và số thuế được hoàn trong giai đoạn mười hai tháng, kể từ ngày có quyết định hoàn thuế trở về trước.
Các trường hợp còn lại, việc kiểm tra sau hoàn thuế được thực hiện theo nguyên tắc quản lý rủi ro trong thời hạn 10 năm, kể từ ngày có quyết định hoàn thuế.
Nội dung cụ thể được thể hiện tại Điều 58 và Điều 60 của Luật.
4. Thay Tờ khai quyết toán thuế trong hồ sơ đề nghị xóa nợ đối với trường hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản tại Khoản 2 Điều 66 bằng Quyết định tuyên bố phá sản để đảm bảo tính thống nhất, đơn giản trong thực hiện.
II. Nhóm vấn đề phục vụ mục tiêu cải cách - hiện đại hoá và hội nhập, phù hợp thông lệ quốc tế, bao gồm 4 nội dung:
1. Bổ sung nguyên tắc quản lý rủi ro trong công tác quản lý thuế, làm cơ sở áp dụng thống nhất các kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý thuế tiên tiến.
Liên quan đến nội dung này, Luật bổ sung các quy định sau:
- Bổ sung khoản 4 vào Điều 4 (Nguyên tắc quản lý thuế) như sau:
“4. Áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế:
a) Việc áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế bao gồm: thu thập thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế; xây dựng các bộ tiêu chí quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; đề xuất, áp dụng các biện pháp quản lý thuế;
b) Cơ quan quản lý thuế quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ để đánh giá rủi ro về thuế, mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, lựa chọn đối tượng kiểm tra, thanh tra về thuế và hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ khác trong quản lý thuế;
- Bổ sung khoản 10 vào Điều 5 (Giải thích từ ngữ) như sau:
“10. Quản lý rủi ro trong quản lý thuế là việc áp dụng có hệ thống các quy định pháp luật, các quy trình nghiệp vụ để xác định, đánh giá và phân loại các rủi ro có thể tác động tiêu cực đến hiệu quả, hiệu lực quản lý thuế, làm cơ sở để cơ quan quản lý thuế phân bổ nguồn lực hợp lý, áp dụng các biện pháp quản lý hiệu quả.
2. Bổ sung cơ chế thoả thuận trước về phương pháp xác định giá (APA) trong chống chuyển giá ở các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Việc bổ sung cơ chế APA vừa tạo thuận lợi cho công tác hành thu, chống thất thu, vừa tạo chủ động cho doanh nghiệp FDI trong lập kế hoạch kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thuế. Nội dung cụ thể tại Luật về vấn đề này bao gồm:
- Bổ sung khoản 11 vào Điều 5 (Giải thích từ ngữ) như sau:
“11. Thoả thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế là thoả thuận bằng văn bản giữa cơ quan thuế với người nộp thuế hoặc giữa cơ quan thuế với người nộp thuế và cơ quan thuế các nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế thu nhập cho một thời hạn nhất định, trong đó xác định cụ thể các căn cứ tính thuế, phương pháp xác định giá tính thuế hoặc giá tính thuế theo giá thị trường. Thoả thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế được xác lập trước khi người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế.”
- Bổ sung khoản 9 vào Điều 9 (Quyền hạn của cơ quan quản lý thuế ) như sau:
“9. Cơ quan thuế áp dụng cơ chế thoả thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế với người nộp thuế, với cơ quan thuế các nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế thu nhập.”
- Bổ sung khoản 3 vào Điều 30 (Nguyên tắc khai thuế và tính thuế) như sau:
“3. Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế được thực hiện trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế và sự thống nhất giữa cơ quan thuế và người nộp thuế theo thỏa thuận đơn phương, song phương và đa phương giữa cơ quan thuế, người nộp thuế và cơ quan thuế các nước, vùng lãnh thổ có liên quan. Chính phủ quy định chi tiết khoản này.”
3. Mở rộng phạm vi thu thập thông tin về người nộp thuế từ nguồn nước ngoài theo các hiệp định, điều ước đã ký để cho phép khai thác thông tin từ nguồn nước ngoài phục vụ công tác quản lý thuế. Nội dung cụ thể được thể hiện tại khoản 2 Điều 70 như sau:
“2. Cơ quan quản lý thuế áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để thu thập, trao đổi, xử lý thông tin trong nước, ngoài nước, thông tin chính thức từ các cơ quan quản lý thuế, cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài theo các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các văn bản ký kết giữa Việt Nam và các nước liên quan đến lĩnh vực thuế, hải quan để sử dụng trong công tác quản lý thuế.”
4. Bổ sung nghĩa vụ của người nộp thuế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao quản trị doanh nghiệp cũng như phát triển phương thức quản lý thuế điện tử. Nội dung cụ thể được thể hiện tại khoản 10 Điều 7 như sau:
“10. Trường hợp người nộp thuế là tổ chức kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin phải thực hiện kê khai, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này”.
III. Nhóm vấn đề nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý thuế để phù hợp với thực tế và các văn bản pháp luật có liên quan nhằm chống thất thu ngân sách, giảm nợ đọng thuế, gồm 10 nội dung:
1. Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền phạt: Thay đổi thứ tự nhằm tăng cường hiệu quả thu nợ thuế, thuận lợi trong triển khai thực hiện kế toán thuế nội địa. Theo đó, thứ tự thanh toán tại khoản 1 điều 45 được quy định như sau:
“1. Đối với các loại thuế do cơ quan thuế quản lý:
a) Tiền thuế nợ;
b) Tiền thuế truy thu;
c) Tiền chậm nộp;
d) Tiền thuế phát sinh;
đ) Tiền phạt.”
2. Gia hạn nộp thuế: Bổ sung việc gia hạn nộp thuế đối với trường hợp doanh nghiệp phải di dời cơ sở sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và doanh nghiệp có nợ thuế do chưa được thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã được ghi trong dự toán ngân sách nhà nước. Các nội dung này được Luật hoá từ các quy định hiện hành tại Nghị định của Chính phủ. Nội dung cụ thể được bổ sung tại Khoản 1 Điều 49 (Gia hạn nộp thuế)
3. Bổ sung quy định nộp dần tiền thuế đối với trường hợp người nộp thuế không có khả năng nộp đủ tiền thuế một lần: Cho phép người nộp thuế được nộp dần tiền nợ thuế trong một khoảng thời gian nhất định (có tính tiền chậm nộp 0,05%/ngày tương đương 1,5%/tháng, 18%/năm). Việc nộp dần tiền thuế được thực hiện trên cơ sở có cam kết của người nộp thuế và bảo lãnh của tổ chức tín dụng để giảm các trường hợp phải cưỡng chế thuế và hỗ trợ cho người nộp thuế, đặc biệt là trong các trường hợp người nộp thuế có số tiền nợ thuế lớn (do bị phạt từ 1 lần đến 3 lần thuế) và có khó khăn về tài chính trong ngắn hạn. Nội dung cụ thể được bổ sung tại Khoản 4 Điều 92 (Trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế).
4. Về xoá nợ tiền thuế, tiền phạt: Luật hiện hành quy định xoá nợ tiền thuế, tiền phạt khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản; cá nhân được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự có nợ tiền thuế. Luật sửa đổi, bổ sung quy định xoá nợ đối với các khoản nợ khó có khả năng thu hồi sau khi đã áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế và các khoản nợ này đã kéo dài trong thời hạn 10 năm. Về thẩm quyền xoá nợ tiền thuế, tiền phạt, Luật giao cụ thể từng cấp (Uỷ ban nhân dân tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ) xoá nợ tuỳ theo đối tượng nợ thuế và số tiền thuế, tiền phạt còn nợ.
Nội dung cụ thể được thể hiện trong Luật như sau:
- Bổ sung khoản 3 Điều 65 như sau:
“3. Các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 65 Luật này mà cơ quan quản lý thuế đã áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế quy định tại khoản 1 Điều 93 của Luật này và các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt này đã quá mười năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nhưng không có khả năng thu hồi.”
- Điều 67 được sửa đổi như sau:
“Điều 67. Thẩm quyền xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
1. Đối với người nộp thuế là doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản quy định tại khoản 1 Điều 65, cá nhân quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 65, hộ gia đình quy định tại khoản 3 Điều 65 của Luật này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
2. Đối với người nộp thuế không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì thẩm quyền xoá nợ được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ xoá nợ đối với trường hợp người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ mười tỷ đồng trở lên;
b) Bộ trưởng Bộ Tài chính xoá nợ đối với trường hợp người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ năm tỷ đồng đến dưới mười tỷ đồng;
c) Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xoá nợ đối với trường hợp người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt dưới năm tỷ đồng.
3. Chính phủ báo cáo Quốc hội số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã được xoá hàng năm khi trình Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.
4. Chính phủ quy định việc tổ chức thực hiện xoá nợ.”
Ngoài ra, trong điều khoản thi hành, Luật bổ sung quy định giao Chính phủ tổ chức thực hiện xoá các khoản nợ thuế có tính chất bất khả kháng phát sinh trước ngày 1/7/2007, báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện. Cụ thể như sau:
“3. Đối với các khoản tiền thuế nợ, tiền phạt còn nợ không có khả năng thu hồi phát sinh trước ngày 01 tháng 7 năm 2007, Chính phủ tổ chức thực hiện xoá nợ và báo cáo Quốc hội kết quả đối với các trường hợp sau:
a) Tiền thuế nợ, tiền phạt của hộ gia đình, cá nhân gặp khó khăn, không thanh toán được nợ thuế, đã ngừng kinh doanh.
b) Tiền thuế nợ, tiền phạt của doanh nghiệp nhà nước đã có quyết định giải thể của cơ quan có thẩm quyền; tiền thuế nợ, tiền phạt của doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu và pháp nhân mới không chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ thuế này.”
5. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế: Luật hiện hành quy định 7 biện pháp cưỡng chế thuế và phải thực hiện tuần tự từng biện pháp. Luật sửa đổi, bổ sung quy định theo hướng: (i) Bổ sung biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu; (ii) Thay đổi trật tự một số biện pháp cưỡng chế; (iii) Trường hợp người nộp thuế có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản thì cơ quan quản lý thuế được lựa chọn áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp để đảm bảo thu hồi nợ thuế kịp thời; và (iv) Sửa đổi quy định: không áp dụng cưỡng chế kê biên tài sản chỉ trong trường hợp người nộp thuế đang chữa bệnh ở cơ sở khám chữa bệnh được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam (thay cho trường hợp người nộp thuế là cá nhân đang trong thời gian chữa bệnh như quy định hiện nay). Nội dung cụ thể được thể hiện tại Luật như sau: Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 93; bổ sung khoản 3 vào Điều 93:
“1. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bao gồm:
a) Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong toả tài khoản;
b) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;
c) Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
d) Thông báo hoá đơn không còn giá trị sử dụng;
đ) Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật;
e) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ;
g) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
3. Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại các điều 97, 98, 99, 100, 101, 102 của Luật này và quy định khác của các văn bản pháp luật có liên quan. Trong trường hợp người nộp thuế có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản thì người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế quy định tại Điều 94 của Luật này quyết định việc áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp để đảm bảo thu hồi nợ thuế kịp thời cho ngân sách nhà nước.”
Ngoài ra, sửa đổi về mặt kĩ thuật văn bản, câu chữ tại các Điều 99, 100, 101, 102 và bổ sung Điều 98 a về cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.
6. Các chế tài xử phạt vi phạm pháp luật về thuế:
- Luật sửa đổi, bổ sung để làm rõ tính chất khoản tiền phạt chậm nộp là khoản lãi chậm nộp tiền thuế; nâng mức xử phạt đối với hành vi chậm nộp tiền thuế theo mức luỹ tiến: 0,05%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với số ngày chậm nộp không quá 90 ngày, 0,07%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với số ngày chậm nộp vượt quá thời hạn 90 ngày. Đồng thời, bổ sung quy định về tính tiền chậm nộp đối với cơ quan, tổ chức được ủy nhiệm thu thuế khi chậm chuyển tiền thuế vào ngân sách để xử lý công bằng, bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế, tách biệt lỗi vi phạm của người nộp thuế và của tổ chức thu hộ tiền thuế (Sửa đổi tại Điều 106 Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế)
- Nâng mức xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn từ 10% lên 20% (quy định tại Khoản 1 Điều 107)
7. Thời hiệu xử lý vi phạm pháp luật về thuế: Trước ngày 1/7/2007, các quy định về quản lý thuế trong đó có xử lý vi phạm pháp luật về thuế đều được quy định tại các luật chính sách, trong đó Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003 quy định thời hiệu truy thu thuế là 5 năm trở về trước. Tuy nhiên Luật quản lý thuế không đưa ra thời hiệu truy thu thuế có nghĩa là người nộp thuế sẽ bị truy thu thuế vô thời hạn. Trong khi đó, Luật Kế toán quy định việc lưu trữ chứng từ kế toán giới hạn trong 10 năm, do vậy Luật bổ sung quy định áp dụng thời hạn truy thu thuế là 10 năm, kể từ ngày kiểm tra phát hiện để phù hợp quy định lưu trữ chứng từ trong Luật Kế toán. Trường hợp người nộp thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp cho toàn bộ thời gian trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Nội dung chi tiết được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 110.
8. Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế: Luật hiện hành quy định kiểm tra thuế chủ yếu theo hồ sơ khai thuế và giải trình của người nộp thuế. Để thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra thuế, Luật sửa đổi đã bổ sung việc kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế theo tiêu thức đánh giá rủi ro; theo chuyên đề, kế hoạch hàng năm do Thủ trưởng cơ quan thuế cấp trên phê duyệt và kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế không quá một lần trong năm. Quy định này vừa giúp ngành thuế kiểm soát được mục đích kiểm tra, vừa tránh lạm dụng, gây phiền hà cho doanh nghiệp. Nội dung này được thể hiện tại Khoản 1 Điều 78.
9. Sửa đổi các nội dung về quản lý thuế để đồng bộ với các Luật khác: Luật sửa đổi các nội dung về thời hạn khai, nộp thuế và công tác thanh tra thuế để ��ồng bộ pháp luật về đất đai, Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và Luật Thanh tra.
10. Hiệu lực thi hành: Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2013.
(Theo Tổng cục thuế.)
Ngày 20/11/2012, Quốc hội khóa 13 đã thông qua Luật số 26/2012/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành từ 01/07/2013.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế có 2 Điều. Điều 1 về các nội dung sửa đổi, bổ sung và Điều 2 về điều khoản thi hành.
Điều 1 có 38 khoản, tương ứng với 38 vấn đề sửa đổi, bổ sung trên tổng số 120 Điều của Luật hiện hành. Một số nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý thuế nội địa được chia theo 3 nhóm vấn đề như sau:
I. Nhóm vấn đề đơn giản hoá thủ tục hành chính thuế, gồm 4 nội dung:
1. Giảm tần suất kê khai thuế GTGT từ 12 lần/năm xuống còn 4 lần/năm đối với người nộp thuế quy mô vừa và nhỏ. Giao Chính phủ quy định tiêu chí xác định người nộp thuế để kê khai theo quý. Theo đó, Luật bổ sung tại Điều 31 về hồ sơ khai thuế theo quý và các nội dung liên quan đến việc khai thuế theo quý tại Khoản 1 Điều 32 (thời gian khai thuế), Khoản 2 Điều 33 (thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai) cho phù hợp.
2. Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục gia hạn nộp hồ sơ khai thuế từ 5 ngày làm việc xuống 3 ngày làm việc. Nội dung cụ thể được thể hiện tại Khoản 4 Điều 33 (Gia hạn nộp hồ sơ khai thuế).
3. Liên quan đến nội dung hoàn thuế có một số sửa đổi, bổ sung cơ bản như sau:
- Bỏ “Chứng từ nộp thuế” trong hồ sơ hoàn thuế; Quy định người nộp thuế chỉ phải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hoàn thuế.
- Rút ngắn thời hạn giải quyết đối với trường hợp “kiểm tra trước, hoàn thuế sau” từ 60 ngày xuống còn 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và trường hợp “hoàn thuế trước, kiểm tra sau” từ 15 ngày làm việc xuống còn 06 ngày làm việc.
- Luật hoá các trường hợp kiểm tra trước, hoàn thuế sau hiện đang được quy định tại Nghị định106/2010/NĐ-CP. />
- Về kiểm tra sau hoàn thuế: Bổ sung quy định cơ quan thuế phải kiểm tra trong thời hạn 01 năm kể từ khi có quyết định hoàn thuế đối với 4 đối tượng có độ rủi ro cao gồm:
+ Cơ sở kinh doanh kê khai lỗ hai năm liên tục hoặc có số lỗ vượt quá vốn chủ sở hữu;
+ Cơ sở kinh doanh được hoàn thuế từ hoạt động kinh doanh bất động sản; kinh doanh thương mại, dịch vụ;
+ Cơ sở kinh doanh thay đổi trụ sở từ hai lần trở lên trong vòng mười hai tháng kể từ ngày có quyết định hoàn thuế trở về trước;
+ Cơ sở kinh doanh có sự thay đổi bất thường giữa doanh thu tính thuế và số thuế được hoàn trong giai đoạn mười hai tháng, kể từ ngày có quyết định hoàn thuế trở về trước.
Các trường hợp còn lại, việc kiểm tra sau hoàn thuế được thực hiện theo nguyên tắc quản lý rủi ro trong thời hạn 10 năm, kể từ ngày có quyết định hoàn thuế.
Nội dung cụ thể được thể hiện tại Điều 58 và Điều 60 của Luật.
4. Thay Tờ khai quyết toán thuế trong hồ sơ đề nghị xóa nợ đối với trường hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản tại Khoản 2 Điều 66 bằng Quyết định tuyên bố phá sản để đảm bảo tính thống nhất, đơn giản trong thực hiện.
II. Nhóm vấn đề phục vụ mục tiêu cải cách - hiện đại hoá và hội nhập, phù hợp thông lệ quốc tế, bao gồm 4 nội dung:
1. Bổ sung nguyên tắc quản lý rủi ro trong công tác quản lý thuế, làm cơ sở áp dụng thống nhất các kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý thuế tiên tiến.
Liên quan đến nội dung này, Luật bổ sung các quy định sau:
- Bổ sung khoản 4 vào Điều 4 (Nguyên tắc quản lý thuế) như sau:
“4. Áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế:
a) Việc áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế bao gồm: thu thập thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế; xây dựng các bộ tiêu chí quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; đề xuất, áp dụng các biện pháp quản lý thuế;
b) Cơ quan quản lý thuế quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ để đánh giá rủi ro về thuế, mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, lựa chọn đối tượng kiểm tra, thanh tra về thuế và hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ khác trong quản lý thuế;
- Bổ sung khoản 10 vào Điều 5 (Giải thích từ ngữ) như sau:
“10. Quản lý rủi ro trong quản lý thuế là việc áp dụng có hệ thống các quy định pháp luật, các quy trình nghiệp vụ để xác định, đánh giá và phân loại các rủi ro có thể tác động tiêu cực đến hiệu quả, hiệu lực quản lý thuế, làm cơ sở để cơ quan quản lý thuế phân bổ nguồn lực hợp lý, áp dụng các biện pháp quản lý hiệu quả.
2. Bổ sung cơ chế thoả thuận trước về phương pháp xác định giá (APA) trong chống chuyển giá ở các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Việc bổ sung cơ chế APA vừa tạo thuận lợi cho công tác hành thu, chống thất thu, vừa tạo chủ động cho doanh nghiệp FDI trong lập kế hoạch kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thuế. Nội dung cụ thể tại Luật về vấn đề này bao gồm:
- Bổ sung khoản 11 vào Điều 5 (Giải thích từ ngữ) như sau:
“11. Thoả thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế là thoả thuận bằng văn bản giữa cơ quan thuế với người nộp thuế hoặc giữa cơ quan thuế với người nộp thuế và cơ quan thuế các nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế thu nhập cho một thời hạn nhất định, trong đó xác định cụ thể các căn cứ tính thuế, phương pháp xác định giá tính thuế hoặc giá tính thuế theo giá thị trường. Thoả thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế được xác lập trước khi người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế.”
- Bổ sung khoản 9 vào Điều 9 (Quyền hạn của cơ quan quản lý thuế ) như sau:
“9. Cơ quan thuế áp dụng cơ chế thoả thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế với người nộp thuế, với cơ quan thuế các nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế thu nhập.”
- Bổ sung khoản 3 vào Điều 30 (Nguyên tắc khai thuế và tính thuế) như sau:
“3. Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế được thực hiện trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế và sự thống nhất giữa cơ quan thuế và người nộp thuế theo thỏa thuận đơn phương, song phương và đa phương giữa cơ quan thuế, người nộp thuế và cơ quan thuế các nước, vùng lãnh thổ có liên quan. Chính phủ quy định chi tiết khoản này.”
3. Mở rộng phạm vi thu thập thông tin về người nộp thuế từ nguồn nước ngoài theo các hiệp định, điều ước đã ký để cho phép khai thác thông tin từ nguồn nước ngoài phục vụ công tác quản lý thuế. Nội dung cụ thể được thể hiện tại khoản 2 Điều 70 như sau:
“2. Cơ quan quản lý thuế áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để thu thập, trao đổi, xử lý thông tin trong nước, ngoài nước, thông tin chính thức từ các cơ quan quản lý thuế, cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài theo các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các văn bản ký kết giữa Việt Nam và các nước liên quan đến lĩnh vực thuế, hải quan để sử dụng trong công tác quản lý thuế.”
4. Bổ sung nghĩa vụ của người nộp thuế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao quản trị doanh nghiệp cũng như phát triển phương thức quản lý thuế điện tử. Nội dung cụ thể được thể hiện tại khoản 10 Điều 7 như sau:
“10. Trường hợp người nộp thuế là tổ chức kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin phải thực hiện kê khai, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này”.
III. Nhóm vấn đề nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý thuế để phù hợp với thực tế và các văn bản pháp luật có liên quan nhằm chống thất thu ngân sách, giảm nợ đọng thuế, gồm 10 nội dung:
1. Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền phạt: Thay đổi thứ tự nhằm tăng cường hiệu quả thu nợ thuế, thuận lợi trong triển khai thực hiện kế toán thuế nội địa. Theo đó, thứ tự thanh toán tại khoản 1 điều 45 được quy định như sau:
“1. Đối với các loại thuế do cơ quan thuế quản lý:
a) Tiền thuế nợ;
b) Tiền thuế truy thu;
c) Tiền chậm nộp;
d) Tiền thuế phát sinh;
đ) Tiền phạt.”
2. Gia hạn nộp thuế: Bổ sung việc gia hạn nộp thuế đối với trường hợp doanh nghiệp phải di dời cơ sở sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và doanh nghiệp có nợ thuế do chưa được thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã được ghi trong dự toán ngân sách nhà nước. Các nội dung này được Luật hoá từ các quy định hiện hành tại Nghị định của Chính phủ. Nội dung cụ thể được bổ sung tại Khoản 1 Điều 49 (Gia hạn nộp thuế)
3. Bổ sung quy định nộp dần tiền thuế đối với trường hợp người nộp thuế không có khả năng nộp đủ tiền thuế một lần: Cho phép người nộp thuế được nộp dần tiền nợ thuế trong một khoảng thời gian nhất định (có tính tiền chậm nộp 0,05%/ngày tương đương 1,5%/tháng, 18%/năm). Việc nộp dần tiền thuế được thực hiện trên cơ sở có cam kết của người nộp thuế và bảo lãnh của tổ chức tín dụng để giảm các trường hợp phải cưỡng chế thuế và hỗ trợ cho người nộp thuế, đặc biệt là trong các trường hợp người nộp thuế có số tiền nợ thuế lớn (do bị phạt từ 1 lần đến 3 lần thuế) và có khó khăn về tài chính trong ngắn hạn. Nội dung cụ thể được bổ sung tại Khoản 4 Điều 92 (Trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế).
4. Về xoá nợ tiền thuế, tiền phạt: Luật hiện hành quy định xoá nợ tiền thuế, tiền phạt khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản; cá nhân được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự có nợ tiền thuế. Luật sửa đổi, bổ sung quy định xoá nợ đối với các khoản nợ khó có khả năng thu hồi sau khi đã áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế và các khoản nợ này đã kéo dài trong thời hạn 10 năm. Về thẩm quyền xoá nợ tiền thuế, tiền phạt, Luật giao cụ thể từng cấp (Uỷ ban nhân dân tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ) xoá nợ tuỳ theo đối tượng nợ thuế và số tiền thuế, tiền phạt còn nợ.
Nội dung cụ thể được thể hiện trong Luật như sau:
- Bổ sung khoản 3 Điều 65 như sau:
“3. Các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 65 Luật này mà cơ quan quản lý thuế đã áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế quy định tại khoản 1 Điều 93 của Luật này và các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt này đã quá mười năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nhưng không có khả năng thu hồi.”
- Điều 67 được sửa đổi như sau:
“Điều 67. Thẩm quyền xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
1. Đối với người nộp thuế là doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản quy định tại khoản 1 Điều 65, cá nhân quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 65, hộ gia đình quy định tại khoản 3 Điều 65 của Luật này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
2. Đối với người nộp thuế không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì thẩm quyền xoá nợ được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ xoá nợ đối với trường hợp người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ mười tỷ đồng trở lên;
b) Bộ trưởng Bộ Tài chính xoá nợ đối với trường hợp người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ năm tỷ đồng đến dưới mười tỷ đồng;
c) Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xoá nợ đối với trường hợp người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt dưới năm tỷ đồng.
3. Chính phủ báo cáo Quốc hội số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã được xoá hàng năm khi trình Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.
4. Chính phủ quy định việc tổ chức thực hiện xoá nợ.”
Ngoài ra, trong điều khoản thi hành, Luật bổ sung quy định giao Chính phủ tổ chức thực hiện xoá các khoản nợ thuế có tính chất bất khả kháng phát sinh trước ngày 1/7/2007, báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện. Cụ thể như sau:
“3. Đối với các khoản tiền thuế nợ, tiền phạt còn nợ không có khả năng thu hồi phát sinh trước ngày 01 tháng 7 năm 2007, Chính phủ tổ chức thực hiện xoá nợ và báo cáo Quốc hội kết quả đối với các trường hợp sau:
a) Tiền thuế nợ, tiền phạt của hộ gia đình, cá nhân gặp khó khăn, không thanh toán được nợ thuế, đã ngừng kinh doanh.
b) Tiền thuế nợ, tiền phạt của doanh nghiệp nhà nước đã có quyết định giải thể của cơ quan có thẩm quyền; tiền thuế nợ, tiền phạt của doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu và pháp nhân mới không chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ thuế này.”
5. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế: Luật hiện hành quy định 7 biện pháp cưỡng chế thuế và phải thực hiện tuần tự từng biện pháp. Luật sửa đổi, bổ sung quy định theo hướng: (i) Bổ sung biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu; (ii) Thay đổi trật tự một số biện pháp cưỡng chế; (iii) Trường hợp người nộp thuế có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản thì cơ quan quản lý thuế được lựa chọn áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp để đảm bảo thu hồi nợ thuế kịp thời; và (iv) Sửa đổi quy định: không áp dụng cưỡng chế kê biên tài sản chỉ trong trường hợp người nộp thuế đang chữa bệnh ở cơ sở khám chữa bệnh được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam (thay cho trường hợp người nộp thuế là cá nhân đang trong thời gian chữa bệnh như quy định hiện nay). Nội dung cụ thể được thể hiện tại Luật như sau: Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 93; bổ sung khoản 3 vào Điều 93:
“1. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bao gồm:
a) Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong toả tài khoản;
b) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;
c) Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
d) Thông báo hoá đơn không còn giá trị sử dụng;
đ) Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật;
e) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ;
g) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
3. Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại các điều 97, 98, 99, 100, 101, 102 của Luật này và quy định khác của các văn bản pháp luật có liên quan. Trong trường hợp người nộp thuế có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản thì người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế quy định tại Điều 94 của Luật này quyết định việc áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp để đảm bảo thu hồi nợ thuế kịp thời cho ngân sách nhà nước.”
Ngoài ra, sửa đổi về mặt kĩ thuật văn bản, câu chữ tại các Điều 99, 100, 101, 102 và bổ sung Điều 98 a về cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.
6. Các chế tài xử phạt vi phạm pháp luật về thuế:
- Luật sửa đổi, bổ sung để làm rõ tính chất khoản tiền phạt chậm nộp là khoản lãi chậm nộp tiền thuế; nâng mức xử phạt đối với hành vi chậm nộp tiền thuế theo mức luỹ tiến: 0,05%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với số ngày chậm nộp không quá 90 ngày, 0,07%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với số ngày chậm nộp vượt quá thời hạn 90 ngày. Đồng thời, bổ sung quy định về tính tiền chậm nộp đối với cơ quan, tổ chức được ủy nhiệm thu thuế khi chậm chuyển tiền thuế vào ngân sách để xử lý công bằng, bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế, tách biệt lỗi vi phạm của người nộp thuế và của tổ chức thu hộ tiền thuế (Sửa đổi tại Điều 106 Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế)
- Nâng mức xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn từ 10% lên 20% (quy định tại Khoản 1 Điều 107)
7. Thời hiệu xử lý vi phạm pháp luật về thuế: Trước ngày 1/7/2007, các quy định về quản lý thuế trong đó có xử lý vi phạm pháp luật về thuế đều được quy định tại các luật chính sách, trong đó Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003 quy định thời hiệu truy thu thuế là 5 năm trở về trước. Tuy nhiên Luật quản lý thuế không đưa ra thời hiệu truy thu thuế có nghĩa là người nộp thuế sẽ bị truy thu thuế vô thời hạn. Trong khi đó, Luật Kế toán quy định việc lưu trữ chứng từ kế toán giới hạn trong 10 năm, do vậy Luật bổ sung quy định áp dụng thời hạn truy thu thuế là 10 năm, kể từ ngày kiểm tra phát hiện để phù hợp quy định lưu trữ chứng từ trong Luật Kế toán. Trường hợp người nộp thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp cho toàn bộ thời gian trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Nội dung chi tiết được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 110.
8. Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế: Luật hiện hành quy định kiểm tra thuế chủ yếu theo hồ sơ khai thuế và giải trình của người nộp thuế. Để thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra thuế, Luật sửa đổi đã bổ sung việc kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế theo tiêu thức đánh giá rủi ro; theo chuyên đề, kế hoạch hàng năm do Thủ trưởng cơ quan thuế cấp trên phê duyệt và kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế không quá một lần trong năm. Quy định này vừa giúp ngành thuế kiểm soát được mục đích kiểm tra, vừa tránh lạm dụng, gây phiền hà cho doanh nghiệp. Nội dung này được thể hiện tại Khoản 1 Điều 78.
9. Sửa đổi các nội dung về quản lý thuế để đồng bộ với các Luật khác: Luật sửa đổi các nội dung về thời hạn khai, nộp thuế và công tác thanh tra thuế để ��ồng bộ pháp luật về đất đai, Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và Luật Thanh tra.
10. Hiệu lực thi hành: Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2013.
(Theo Tổng cục thuế.)