Trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì người nộp thuế phải hoàn thành những nghĩa vụ nào?

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
Theo Thông tư số 105/2020/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 3/12/2020, người nộp thuế phải hoàn thành các nghĩa vụ theo quy định trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

1687253814433.png

1. Các trường hợp chấm dứt hiệu lực mã số thuế

Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019 quy định các trường hợp chấm dứt hiệu lực mã số thuế bao gồm:

* Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc giải thể, phá sản;​

+ Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;​

+ Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất.​

* Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Chấm dứt hoạt động kinh doanh, không còn phát sinh nghĩa vụ thuế đối với tổ chức không kinh doanh;​

+ Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép tương đương;​

+ Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất;​

+ Bị cơ quan thuế ra thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;​

+ Cá nhân chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;​

+ Nhà thầu nước ngoài khi kết thúc hợp đồng;​

+ Nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí khi kết thúc hợp đồng hoặc chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khí.​

2. Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế đối với cá nhân kinh doanh đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế gồm những gì?

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Thông tư 105/2020/TT-BTC hướng dẫn cá nhân kinh doanh chuẩn bị hồ sơ sau đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế:

Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế

1. Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế đối với người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế là văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này theo quy định tại Điều 38, Điều 39 Luật Quản lý thuế và các giấy tờ khác như sau:

a) Đối với tổ chức kinh tế, tổ chức khác theo quy định tại điểm a, b, c, d, n Khoản 2 Điều 4 Thông tư này

a.1) Đối với đơn vị chủ quản, hồ sơ là một trong các giấy tờ sau: Bản sao quyết định giải thể, bản sao quyết định chia, bản sao hợp đồng hợp nhất, bản sao hợp đồng sáp nhập, bản sao quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ quan có thẩm quyền, bản sao thông báo chấm dứt hoạt động, bản sao quyết định chuyển đổi.

Trường hợp đơn vị chủ quản có các đơn vị phụ thuộc đã được cấp mã số thuế 13 chữ số thì đơn vị chủ quản phải có văn bản thông báo chấm dứt hoạt động gửi cho các đơn vị phụ thuộc để yêu cầu đơn vị phụ thuộc thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan thuế quản lý đơn vị phụ thuộc trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị chủ quản.

Trường hợp đơn vị phụ thuộc chấm dứt hiệu lực mã số thuế nhưng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành thì đơn vị chủ quản có văn bản cam kết chịu trách nhiệm kế thừa toàn bộ khoản nghĩa vụ thuế của đơn vị phụ thuộc gửi cơ quan thuế quản lý đơn vị phụ thuộc và tiếp tục thực hiện nghĩa vụ thuế của đơn vị phụ thuộc với cơ quan thuế quản lý các nghĩa vụ thuế của đơn vị phụ thuộc sau khi mã số thuế của đơn vị phụ thuộc đã chấm dứt hiệu lực.

a.2) Đối với đơn vị phụ thuộc, hồ sơ là một trong các giấy tờ sau: Bản sao quyết định hoặc thông báo chấm dứt hoạt động đơn vị phụ thuộc, bản sao quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đối với đơn vị phụ thuộc của cơ quan có thẩm quyền.

Theo đó, cá nhân kinh doanh nộp văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế và các giấy tờ khác kèm theo tương ứng với từng trường hợp cụ thể theo quy định trên.

3. Người nộp thuế phải thực hiện nghĩa vụ nào trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 105/2020/TT-BTC như sau:

Các nghĩa vụ người nộp thuế phải hoàn thành trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế

1. Đối với người nộp thuế theo quy định tại Điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, m, n Khoản 2 Điều 4 Thông tư này:

- Người nộp thuế nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật về hoá đơn;

- Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa, số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ nếu có) theo quy định tại Điều 43, 44, 47, 60, 67, 68, 70, 71 Luật Quản lý thuế với cơ quan quản lý thuế;

- Trường hợp đơn vị chủ quản có các đơn vị phụ thuộc thì toàn bộ các đơn vị phụ thuộc phải hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị chủ quản.

Theo đó:

+ Người nộp thuế phải nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật về hoá đơn;​

+ Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa, số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ nếu có)​

+ Trường hợp đơn vị chủ quản có các đơn vị phụ thuộc thì toàn bộ các đơn vị phụ thuộc phải hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị chủ quản.​

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

https://vinatas.com.vn/tu-van-thue/

Hoặc các khóa học của CleverCFO theo đường link sau:

https://clevercfo.com/
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top