Vào diễn đàn mình thấy dân nhà kế ko những giỏi nghiệp vụ mà một số thành viên còn rất giỏi văn chương thơ phú. Tuanav tôi xin mở cái topic này để mọi người vào đây trổ tài đối vế.
Trước tiên xin chép qua luật đối .Hy vọng bạn theo đó để góp vui cùng mọi người . Bài này vừa nhận được từ ông cậu mình và cũng là thầy giáo dạy văn thời cấp 3.
Câu đối là hai vế câu đặt sóng đôi,cân xứng về số chữ,loại chữ;nghịch nhau về ý và thanh giọng .
Luật đối:
a) Cân xứng về số chữ,bắt buộc: Vế ra bao nhiên chữ,vế đối bắt buộc phải theo đúng từng chữ ấy,chỗ ngắt câu,chấm phẩy,xuống dòng(nếu có)
Có những câu đối ngắn ,như: Trưa chưa ? - Chưa trưa <> Trúng chúng ?- Chúng trúng .
Có những câu đối dài , như:
Có là bao,ba vạn sáu ngàn ngày được trăm lần Tết
Ước chi nhỉ, một năm mười hai tháng cả bốn mùa Xuân
b) Cân xứng về tự loại : Danh từ đối với danh từ,động từ đối với động từ,tĩnh từ đối với tinh từ.v.v...
Thực tự(trời, đất,cây cỏ...) đối với thực tự; hư tự (thế,mà,vậy,rụ.) đối với hư tự
chữ nho đối với chữ nho,chữ nôm đối với chữ nhôm;chữ Tây đối với chữ Tâỵ
Ngòai ra nếu chữ trong vế ra nói về màu sắc,chữ trong vế đối cũng nên nói về màu;hoa quả cân xứng với hoa quả;thời tiết cân xứng với thời tiết .
Thí dụ :
Cô Hồng cởi áo cô Hồng trần
Anh Bạch vén quần anh Bạch đái
Hồng <>Bạch : màu sắc
áo <> quần: y phục,danh từ/danh từ
c) Đối về ý,bắt buộc: xanh<>đỏ;đêm <> ngày; sáng<> tối; v.v...
Lựu phun lửa hạ <> Mai ch`ao gió đông
d) Đối về thanh giọng: những chữ thanh bằng (dấu huyền và không dấu) đối với những chữ thanh sắc ( dấu sắc,hỏi ,ngã ,nặng).
Trong thí dụ trên(Cô Hồng cởi áọ..),nếu thay các chữ "anh" trong vế đối bằng "cụ" thì chỉnh cả về thanh giọng,hay hơn.
e) Đối về ẩn ý: đây là phần quan trọng nhất để quyết định mức độ hay hoặc xuất sắc của vế đối .
Thí dụ : Trong truyện Trạng Quỳnh,khi sứ Tàu chột bụng đánh rắm (trung tiện) một tiếng rồi ra vế:
Lôi động Nam bang (sét đánh nước nam) .Để trả đũa,Trạng Quỳnh vén quần đái nhay trước mũi thuyền sứ rồi đối : Vũ quá Bắc hải (mưa qua biển Bắc ), vừa đối về ý đen lẫn ý bóng .
Phân loại câu đối
a) Câu tiểu đối: Mỗi vế có 4 chữ trởxuống.
Thí dụ :
-Đau quá đòn hằn
-Rát hơn lửa bỏng
b) Câu đối thơTheo thể thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn.
Thí dụ :
Ngũ ngôn
Áo đỏ lấm phân trâu
Dù xanh che dái ngựa
Thất ngôn
Gác mái ngư ông về viễn phố
Gõ sừng mục tử lại cô thôn
c)Câu đối phú Làm theo lối đặt câu của thể phú.
-Câu song quan,từ 5 đến 9 chữ đặt liền:
Con ruồi đậu mâm xôi đậu
Cái kiến bò đĩa thịt bò
- Câu cách cú ,mỗi vế hai câu,một ngắn một dài
Ngói đỏ lợp nghè/ lớp trên đè lớp dưới
Đá xanh xây cống/hòn dưới nống hòn trên
- Câu gối hạc(hay hạc tất),mỗi vế gồm 3 đoạn trở lên,đoạn giữa ngắn (như chân con hạc)
Áo vải thô nặng trịch/lạnh làm mền,nực làm gối/bốn mùa thay đổi bấy nhiêu
Khăn lau giắt đỏ lòm/giải làm chiếu,vận làm quần/một bộ ăn chơi quá thú
Vài điều gửi các thành viên nhà kế.
Bây giờ mình ra vế này mời mọi người đối nha:
Nghề Kế toán toan lo tính kế
Trước tiên xin chép qua luật đối .Hy vọng bạn theo đó để góp vui cùng mọi người . Bài này vừa nhận được từ ông cậu mình và cũng là thầy giáo dạy văn thời cấp 3.
Câu đối là hai vế câu đặt sóng đôi,cân xứng về số chữ,loại chữ;nghịch nhau về ý và thanh giọng .
Luật đối:
a) Cân xứng về số chữ,bắt buộc: Vế ra bao nhiên chữ,vế đối bắt buộc phải theo đúng từng chữ ấy,chỗ ngắt câu,chấm phẩy,xuống dòng(nếu có)
Có những câu đối ngắn ,như: Trưa chưa ? - Chưa trưa <> Trúng chúng ?- Chúng trúng .
Có những câu đối dài , như:
Có là bao,ba vạn sáu ngàn ngày được trăm lần Tết
Ước chi nhỉ, một năm mười hai tháng cả bốn mùa Xuân
b) Cân xứng về tự loại : Danh từ đối với danh từ,động từ đối với động từ,tĩnh từ đối với tinh từ.v.v...
Thực tự(trời, đất,cây cỏ...) đối với thực tự; hư tự (thế,mà,vậy,rụ.) đối với hư tự
chữ nho đối với chữ nho,chữ nôm đối với chữ nhôm;chữ Tây đối với chữ Tâỵ
Ngòai ra nếu chữ trong vế ra nói về màu sắc,chữ trong vế đối cũng nên nói về màu;hoa quả cân xứng với hoa quả;thời tiết cân xứng với thời tiết .
Thí dụ :
Cô Hồng cởi áo cô Hồng trần
Anh Bạch vén quần anh Bạch đái
Hồng <>Bạch : màu sắc
áo <> quần: y phục,danh từ/danh từ
c) Đối về ý,bắt buộc: xanh<>đỏ;đêm <> ngày; sáng<> tối; v.v...
Lựu phun lửa hạ <> Mai ch`ao gió đông
d) Đối về thanh giọng: những chữ thanh bằng (dấu huyền và không dấu) đối với những chữ thanh sắc ( dấu sắc,hỏi ,ngã ,nặng).
Trong thí dụ trên(Cô Hồng cởi áọ..),nếu thay các chữ "anh" trong vế đối bằng "cụ" thì chỉnh cả về thanh giọng,hay hơn.
e) Đối về ẩn ý: đây là phần quan trọng nhất để quyết định mức độ hay hoặc xuất sắc của vế đối .
Thí dụ : Trong truyện Trạng Quỳnh,khi sứ Tàu chột bụng đánh rắm (trung tiện) một tiếng rồi ra vế:
Lôi động Nam bang (sét đánh nước nam) .Để trả đũa,Trạng Quỳnh vén quần đái nhay trước mũi thuyền sứ rồi đối : Vũ quá Bắc hải (mưa qua biển Bắc ), vừa đối về ý đen lẫn ý bóng .
Phân loại câu đối
a) Câu tiểu đối: Mỗi vế có 4 chữ trởxuống.
Thí dụ :
-Đau quá đòn hằn
-Rát hơn lửa bỏng
b) Câu đối thơTheo thể thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn.
Thí dụ :
Ngũ ngôn
Áo đỏ lấm phân trâu
Dù xanh che dái ngựa
Thất ngôn
Gác mái ngư ông về viễn phố
Gõ sừng mục tử lại cô thôn
c)Câu đối phú Làm theo lối đặt câu của thể phú.
-Câu song quan,từ 5 đến 9 chữ đặt liền:
Con ruồi đậu mâm xôi đậu
Cái kiến bò đĩa thịt bò
- Câu cách cú ,mỗi vế hai câu,một ngắn một dài
Ngói đỏ lợp nghè/ lớp trên đè lớp dưới
Đá xanh xây cống/hòn dưới nống hòn trên
- Câu gối hạc(hay hạc tất),mỗi vế gồm 3 đoạn trở lên,đoạn giữa ngắn (như chân con hạc)
Áo vải thô nặng trịch/lạnh làm mền,nực làm gối/bốn mùa thay đổi bấy nhiêu
Khăn lau giắt đỏ lòm/giải làm chiếu,vận làm quần/một bộ ăn chơi quá thú
Vài điều gửi các thành viên nhà kế.
Bây giờ mình ra vế này mời mọi người đối nha:
Nghề Kế toán toan lo tính kế