Trắc nghiệm tổng hợp 43

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
431. Tại công ty A có tài liệu sau:
- Sản lượng dở dang đầu kỳ: 17.000 sản phẩm (mức độ hoàn thành: 60%)
- Sản lượng mới đưa vào sản xuất trong kỳ: 150.600 sản phẩm
- Sản lượng dở dang cuối kỳ: 19.500 sản phẩm (mức độ hoàn thành: 80%)
Biết rằng tất cả các khoản chi phí sản xuất đều phát sinh theo mức độ sản xuất. Sản lượng hoàn thành tương đương tính theo phương pháp trung bình là:

a. 153.500 sản phẩm
b. 163.700 sản phẩm.
c. 136.500 sản phẩm
d. Cả 3 câu đều sai

Các dữ liệu sau đây dùng cho câu 432, 433 và 434:
Tại phân xưởng sản xuất của công ty X có tài liệu trong tháng 4 như sau:
- Sản lượng dở dang đầu kỳ: 120 sản phẩm (mức độ hoàn thành: 70%)
- Sản lượng mới đưa vào sản xuất trong tháng: 1.380 sản phẩm
- Sản lượng dở dang cuối kỳ: 100 sản phẩm (mức độ hoàn thành: 60%)
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh toàn bộ từ đầu quá trình sản xuất. Các chi phí khác phát sinh theo mức độ sản xuất
- Chi phí sản xuất dở dang đầu tháng:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 3.600.000đ
Chi phí nhân công trực tiếp: 1.839.600đ
Chi phí sản xuất chung: 1.575.840đ
- Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 45.540.000đ
Chi phí nhân công trực tiếp: 28.125.440đ
Chi phí sản xuất chung: 23.969.920đ
432. Khi tính sản lượng hoàn thành tương đương theo phương pháp FIFO, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong chi phí sản xuất dở dang cuối tháng là:
a. 3.510.000đ
b. 3.320.270đ
c. 3.276.000đ
d. Cả 3 câu đều sai

433. Khi tính sản lượng hoàn thành tương đương theo phương pháp trung bình, chi phí nhân công trực tiếp trong chi phí sản xuất dở dang cuối tháng là:
a. 1.231.440đ
b. 2.052.400đ
c. 2.100.000đ
d. 1.226.400đ

434. Khi tính sản lượng hoàn thành tương đương theo phương pháp FIFO, chi phí nhân công trực tiếp trong chi phí sản xuất dở dang cuối tháng là:
a. 1.231.440đ
b. 2.052.400đ
c. 2.100.000đ
d. 1.226.400đ

435. Khối lượng sản lượng hoàn thành tương đương theo phương pháp FIFO được xác định bằng công thức như sau:
a. Khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương của sản phẩm dở dang đầu kỳ + khối lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ + khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ
b. Khối lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ + khối lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ + khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ
c. Khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương của sản phẩm dở dang đầu kỳ + khối lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ + khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
d. Khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương của sản phẩm dở dang đầu kỳ + khối lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ – khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ

436. Công ty X sản xuất sản phẩm A, trải qua 2 giai đoạn chế biến. Quy trình sản xuất bắt đầu ở phân xưởng 1, sau đó chuyển sang phân xưởng 2 và hoàn thành sản phẩm. Tài liệu về chi phí và sản lượng ở phân xưởng 1 trong kỳ như sau:
1.
- Khối lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ là: 20.000 sản phẩm.
- Mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang đầu kỳ theo nguyên liệu trực tiếp là 100%, theo nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung là 30%.
- Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ là 17.000.000 đ, trong đó: Chi phí nguyên liệu trực tiếp là 8.000.000 đ, chi phí nhân công trực tiếp là 3.600.000 đ và chi phí sản xuất chung là 5.400.000đ.
2.
- Khối lượng sản phẩm bắt đầu đưa vào sản xuất trong kỳ là 180.000 sản phẩm.
- Chi phí phát sinh trong kỳ là 283.000.000đ, trong đó: Chi phí nguyên liệu trực tiếp là 63.000.000 đ, chi phí nhân công trực tiếp là 88.000.000 đ và chi phí sản xuất chung là 132.000.000đ.
3. Khối lượng sản phẩm hoàn thành chuyển phân xưởng 2 là 170.000 sản phẩm.
4.
- Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ là: 30.000 sản phẩm.
- Mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang đầu kỳ theo nguyên liệu trực tiếp là 100%, theo nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung là 40%.
Chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho 1 đơn vị sản phẩm và giá thành đơn vị sản phẩm theo phương pháp trung bình lần lượt là (đơn vị: 1.000 đ):

a. 0,355; 0,5033; 0,755 và 1,6133
b. 0,5033; 0,755; 0,355, và 1,6133
c. 0,355; 0,755; 0,5033 và 1,6133
d. 0,755; 0,355; 0,5033 và 1,6133

437. Trong phương pháp trung bình, khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương của sản phẩm dở dang đầu kỳ được tính như sau:
a. Được tính theo mức độ chi phí đã kết tinh trong sản phẩm dở dang đầu kỳ
b. Được tính theo mức độ chi phí tiếp tục bỏ ra để hoàn thành sản phẩm dở dang đầu kỳ
c. a và b đều đúng
d. a và b đều sai

438. Trong phương pháp trung bình, chi phí được tập hợp để tính giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành tương đương bao gồm:
a. Chi phí của sản phẩm dở dang đầu kỳ, và cuối kỳ
b. Chi phí phát sinh trong kỳ
c. Chi phí phát sinh trong kỳ và chi phí của sản phẩm dở dang đầu kỳ
d. Chi phí phát sinh trong kỳ, chi phí của sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ

439. Khi định giá bán theo phương pháp toàn bộ, tỷ lệ giá trị tăng thêm (% số tiền tăng thêm) được tính như sau:
a. Tỷ lệ giá trị tăng thêm (% số tiền tăng thêm) = (Chi phí bán hàng và quản lý + Lợi nhuận mong muốn)/(Khối lượng sản phẩm x Giá thành sản xuất đơn vị) x 100%
b. Tỷ lệ giá trị tăng thêm (% số tiền tăng thêm) = (Chi phí bất biến + Lợi nhuận mong muốn)/(Khối lượng sản phẩm x Giá thành sản xuất đơn vị) x 100%
c. Tỷ lệ giá trị tăng thêm (% số tiền tăng thêm) = (Chi phí bán hàng và quản lý + Lợi nhuận mong muốn)/(Khối lượng sản phẩm x Biến phí sản xuất đơn vị) x 100%
d. Tỷ lệ giá trị tăng thêm (% số tiền tăng thêm) = (Chi phí bán hàng và quản lý + Lợi nhuận mong muốn)/(Khối lượng sản phẩm x Biến phí đơn vị) x 100%

440. Khi định giá bán theo phương pháp trực tiếp, tỷ lệ giá trị tăng thêm (% số tiền tăng thêm) được tính như sau:
a. Tỷ lệ giá trị tăng thêm (% số tiền tăng thêm) = (Chi phí bán hàng và quản lý + Lợi nhuận mong muốn)/(Khối lượng sản phẩm x Giá thành sản xuất đơn vị) x 100%
b. Tỷ lệ giá trị tăng thêm (% số tiền tăng thêm) = (Chi phí bất biến + Lợi nhuận mong muốn)/( Khối lượng sản phẩm x Biến phí đơn vị) x 100%
c. Tỷ lệ giá trị tăng thêm (% số tiền tăng thêm) = (Chi phí bán hàng và quản lý + Lợi nhuận mong muốn)/(Khối lượng sản phẩm x Biến phí sản xuất đơn vị) x 100%
d. Tỷ lệ giá trị tăng thêm (% số tiền tăng thêm) = (Chi phí bán hàng và quản lý + Lợi nhuận mong muốn)/(Khối lượng sản phẩm x Biến phí đơn vị) x 100%
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top