Tổng quan về kiểm toán (lý thuyết)

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
BÀI 1: Tổng quan về kiểm toán

Hoạt động kiểm toán đã có lịch sử phát triển lâu đời và gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của loài người. Để phục vụ cho nhu cầu đa dạng của xã hội, những lĩnh vực và loại hình kiểm toán khác nhau đã lần lượt hình thành. Trong đó, kiểm toán độc lập là hoạt động rất phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

I. ĐỊNH NGHĨA

“Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những thông tin được kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các tiêu chuẩn đã được thiết lập. Quá trình kiểm toán phải được thực hiện bởi các kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập "

Các thuật ngữ trong định nghĩa nêu trên được hiểu như sau:

- Thông tin được kiểm tra có thể là báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, tờ khai nộp thuế, báo cáo tài chính để quyết toán với ngân sách của các cơ quan nhà nước. Kết quả kiểm toán sẽ giúp nâng cao độ tin cậy của các thông tin này

- Các tiêu chuẩn được thiết lập là cơ sở để đánh giả các thông tin được kiểm tra, chúng thay đổi tùy theo thông tin được kiểm tra. Chẳng hạn như đối với báo cáo tài chính của đơn vị, kiểm toán viên dựa trên các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, còn đối với tờ khai nộp thuế thi tiêu chuẩn để đánh giá sẽ là Luật Thuế

- Bằng chứng kiểm toán là các thông tin, tài liệu để làm cơ sở cho ý kiến nhận xét của kiểm toán viên. Đó có thể là các tài liệu kế toán của đơn vị, hoặc các bằng chứng do kiểm toán viên tạo ra như thư xác nhận nợ phải thu, các ghi chú trong quá trình kiểm kẻ hàng tồn kho. Trọng tâm của quá trình kiểm toán chính là việc thu thập các bằng chứng cần thiết và đánh giá xem chúng có đầy đủ và thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến trên báo cáo kiểm toán hay chưa.

- Báo cáo kiểm toán là văn bản trình bày ý kiến chính thức của kiểm toán viên về sự phù hợp giữa thông tin được kiểm tra và tiêu chuẩn đã được thiết lập. Nội dung báo cáo phụ thuộc vào mục đích của từng loại kiểm toán, thí dụ khi kiểm toán báo cáo tài chính của một doanh nghiệp, kiểm toán viên phải cho biết là báo cáo tài chính có được lập và trình bảy phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành và có phản ánh trung thực và hợp lý về tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp hay không.

- Kiểm toán viên phải có đủ năng lực và độc lập để có thể đảm bảo chất lượng cho cuộc kiểm toán. Năng lực của kiểm toán viên là trình độ nghiệp vụ được hình thành qua đào tạo ban đầu, đào tạo liên tục, và kinh nghiệm được tích lũy theo thời gian. Năng lực giúp kiểm toán viên thực hiện xét đoán chuyên môn thích hợp cho từng trường hợp, tình huống cụ thể. Còn sự độc lập với đơn vị được kiểm toán là yêu cầu tối cần thiết để duy trì sự khách quan của kiểm toán viên khi thực hiện kiểm toán và tạo được niềm tin ở người sử dụng kết quả kiểm toán.

II. PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN

Những người sử dụng kết quả kiểm toán thường có các nhu cầu khác nhau, vì vậy, những loại hình kiểm toán khác nhau đã hình thành và các chủ thể kiểm toán khác nhau cũng ra đời để đáp ứng những yêu cầu đó. Dưới đây là các hai cách phân loại chủ yếu đối với hoạt động kiểm toán theo mục đích kiểm toán và theo chủ thể kiểm toán

1. Phân loại theo mục đích kiểm toán
1.1. Kiểm toán hoạt động

Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về kiểm toán hoạt động. Hiểu một cách đơn giản, kiểm toán hoạt động là việc kiểm tra và đánh giá về tính hữu hiệu và tính hiệu quả đối với hoạt động của một bộ phận hay hoạt động của toàn bộ tổ chức để đề xuất những biện pháp cải tiến. Ở đây, tính hữu hiệu là mức độ hoàn thành các nhiệm vụ hay các mục tiêu được mong đợi, còn tính hiệu quả được đánh giá bằng cách so sánh giữa kết quả đạt được và nguồn lực đã sử dụng để tạo ra các kết quả đội

Đối tượng của kiểm toán hoạt động rất đa dạng, có thể là bộ phận mua hàng, sản xuất, hay marketing của một đơn vị, một dự án, một chương trình của chính phủ, hay việc tính lương bằng phần mềm tính lương mới được sử dụng. Do tính đa dạng của đối tượng được kiểm tra, nên không thể đưa ra tiêu chuẩn chúng để đánh giá. Tiêu chuẩn được xác lập tùy theo từng đối tượng cụ thể và là một vấn đề mang tính xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên.

1.2. Kiểm toán tuân thủ

Kiểm toán tuân thủ là việc kiểm tra nhằm đánh giá mức độ chấp hành một quy định nào đó như các văn bản luật pháp, những điều khoản của một hợp đồng hay một quy định của đơn vị... Thí dụ như sự kiểm tra của cơ quan thuế về việc chấp hành luật thuế của doanh nghiệp, sự kiểm tra của Kiểm toán nhà nước (còn gọi là kiểm toán khu vực công) đối với các đơn vị có sử dụng Ngân sách nhà nước, sự kiểm tra mức độ tuân thủ các quy chế ở những đơn vị trực thuộc do cơ quan cấp trên tiến hành, hay sự kiểm tra việc chấp hành một số điều khoản trên hợp đồng của các bên có liên quan đến hợp đồng đó. Tiêu chuẩn dùng để đánh giá trong các cuộc kiểm toán này là những văn bản có liên quan như Luật thuế, Luật ngân sách, các văn bản pháp quy, các quy chế, chính sách của một đơn vị, các hợp đồng.

1.3. Kiểm toán báo cáo tài chính

Kiểm toán báo cáo tài chính (còn được gọi vắn tắt là kiểm toán tài chính) là việc kiểm tra để đưa ra ý kiến nhận xét về tính trung thực và hợp lý (hoặc trình bày hợp lý) về báo cáo tài chính của một đơn vị. Do báo cáo tài chính bắt buộc phải được lập và trình bày theo các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành (còn được gọi là Khuôn khổ về việc lập và trình bày báo cáo tài chính), nên chúng được xem là tiêu chuẩn để kiểm toán viên đánh giá và nhận xét về báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán.

Kết quả kiểm toán báo cáo tài chính có thể phục vụ cho đơn vị, và cho bên thứ ba như Nhà nước, cổ đông, nhà đầu tư tương lai, ngân hàng, chủ nợ, khách hàng... để họ đưa ra những quyết định kinh tế.

Ngoài những loại hình kiểm toán cơ bản nêu trên, trong thực tế còn có những loại hình khác dưới hình thức kết hợp. Thí dụ như kiểm toán toàn diện là sự kết hợp giữa kiểm toán bảo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động, loại này thường được thực hiện trong Kiểm toán Nhà nước, hay kiểm toán tích hợp (integrated audit) là cuộc kiểm toán kết hợp giữa kiểm toán báo cáo tài chính với sự kiểm tra về tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán.

2. Phân loại theo chủ thể kiểm toán
2.1. Kiểm toán nội bộ

Là loại kiểm toán do chính các nhân viên của đơn vị thực hiện hoặc do đơn vị thuê ngoài họ có thể thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá hoặc tư vấn để đưa ra các đảm bảo và khuyến nghị về các quy trình quản lý rủi ro, các quy trình kiểm soát và các quy trình quán tại. Để có thể hoạt động hôn hiệu, bộ phận kiểm toán nội bộ cần được tổ chức độc lập với bộ phận được kiểm toán. Thông thường, Trưởng kiểm toán nội bộ báo cáo chuyên môn trực tiếp cho Hội đồng quản trị (Ủy ban kiểm toán) hoặc Ban kiểm soát tùy thuộc vào mô hình và thực tiễn quản trị của doanh nghiệp, và báo cáo cho lãnh đạo điều hành đơn vị. Kiểm toán nội bộ được thiết lập chủ yếu là để phục vụ cho đơn vị và đo các nhân viên của đơn vị (hoặc thuê ngoài) tiến hành. Phạm vi hoạt động của kiểm toán nội bộ rất đa dạng và tùy thuộc vào quy mô và cơ cấu tài chức, cũng như yêu cầu của từng đơn vị. Thông thưởng, kiểm toán nội bộ tập trung vào các chủ đề chính như là
- Tính hữu hiệu và hiệu quả của quy trình quản trị đang được doanh nghiệp áp dụng.
- Tính hữu hiệu và hiệu quả của quy trình quản lý rủi ro đang được thực hiện tại doanh nghiệp.
- Tính đầy đủ và phù hợp trong thiết kế và vận hành kiểm soát nội bộ nhằm phòng ngừa,
phát hiện và xử lý rủi ro của doanh nghiệp
- Việc đạt được những mục tiêu chiến lược, mục tiêu hoạt động, kế hoạch và nhiệm vụ của doanh nghiệp

2.2 Kiểm toán của Nhà nước

Là hoạt động kiểm toán do các công chức trong các cơ quan chức năng của Nhà nước tiến hành và chủ yếu là thực hiện kiểm toán tuân thủ. Thí dụ như Thanh tra Chính phủ, cơ quan thuế kiểm tra và đánh giá việc chấp hành luật pháp ở các đơn vị Riêng tại các đơn vị sử dụng tài sản cộng hoặc liên quan đến tài chính công, Kiểm Toán nhà nước có thể thực hiện kiểm toán hoạt động hoặc kiểm toán báo cáo tài chính.

Trong các hoạt động kiểm toán của Nhà nước, lĩnh vực được đặc biệt quan tâm là hoạt động của cơ quan Kiểm toán nhà nước hay Kiểm toán tối cao (theo tên gọi chung của quốc tế) để kiểm tra về việc sử dụng ngân sách của các cơ quan công quyền, hay việc sử dụng các nguồn lực trong các dự án, các chương trình cấp quốc gia. Ở Việt Nam, Kiểm toán nhà nước có chức năng đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công

2.3. Kiểm toán độc lập

Là loại kiểm toán được tiến hành bởi các kiểm toán viên thuộc những tổ chức kiểm toán độc lập. Họ thường thực hiện dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính, dịch vụ soát xét báo cáo tài chính và các dịch vụ đảm bảo khác tùy theo yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, họ còn cung cấp nhiều dịch vụ khác như kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, tư vấn về kế toán, thuế, tài chính, chiến lược,...

Trong nền kinh tế thị trường, báo cáo tài chính đã được kiểm toán tuy được nhiều đối tượng sử dụng, nhưng người sử dụng chủ yếu vẫn là các bên thứ ba. Bên thứ ba thường chỉ tin cậy kết quả kiểm toán hay soát xét báo cáo tài chính của kiểm toán độc lập, do sự độc lập của kiểm toán viên. Vì thế vai trò của kiểm toán độc lập trong lĩnh vực này trở nên rất cần thiết và khó có thể thay thế

Hiện nay, theo nghĩa thông dụng, thuật ngữ kiểm toán thường được hiểu là kiểm toán báo cáo tài chính, và kiểm toán viên cũng thường được hiểu là kiểm toán viên độc lập. Vì thế khi đọc phần còn lại của cuốn sách, người đọc cần lưu ý là thuật ngữ kiểm toán và kiểm toán viên được sử dụng theo nghĩa trên, còn khi nào có liên quan đến các loại kiểm toán khác thi chúng tôi sẽ nêu rõ là kiểm toán nhà nước hay kiểm toán nội bộ. Bên cạnh đó, thuật ngữ kiểm toán viên được hiểu là người được cấp chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của pháp luật hoặc người có chứng chỉ của nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận và đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật Việt Nam.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top