Tổng cục Thuế đang hoàn thiện đề án về cải cách bộ máy hành chính, tinh giản biên chế với dự kiến có thể cắt giảm tới 200 chi cục thuế.
Thông tin này vừa được Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng báo cáo sơ bộ với Thủ tướng Chính phủ tại buổi tổng kết hội nghị công tác năm của ngành thuế vừa qua.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh: “Ngành tài chính là lớn, Tổng cục Thuế là Tổng cục lớn. Chúng tôi cam kết với Thủ tướng thực hiện nghiêm Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị”.
Cụ thể theo ông, việc cơ cấu lại nhân sự vẫn theo nguyên tắc “ra 2 vào 1”, hướng tới mục tiêu từ nay tới năm 2020 cắt giảm 10% biên chế.
Đặc biệt, liên quan đến tái cơ cấu bộ máy, "Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính đã họp thống nhất chủ trương giao cho các tổng cục, trong đó có Tổng cục Thuế xây dựng đề án sắp xếp lại bộ máy, trước mắt sắp xếp lại hệ thống chi cục, đưa ra các tiêu chí, tiêu chuẩn. Sơ bộ tính toán ban đầu có thể giảm 200 chi cục thuế", Bộ trưởng Dũng cho biết.
Kiên quyết cắt giảm 200 chi cục thuế để tinh gọn bộ máy, hiệu quả hơn (ảnh: theo tapchitaichinh)
Theo bộ trưởng, việc tổ chức sắp xếp lại bộ máy sẽ được làm triệt để quyết liệt từ cấp cục, vụ cho đến cấp đội, gắn với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương thức quản lý từ tiền kiểm sang hậu quản, đảm bảo bộ máy phải tinh gọn, hoạt động hiệu quả. Công tác này được thực hiện theo đúng tinh thần của Nghị quyết 17, 18 của Hội nghị Trung ương VI.
Chia sẻ thêm với VietNamNet về vấn đề này, ông Bùi Văn Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục thuế cho hay: "Dự kiến, các chi cục thuế có số thu nhỏ dưới 50 tỷ đồng/năm, trừ nguồn thu tiền sử dụng đất, các chi cục có khoảng cách gần nhau, ví dụ như cách nhau khoảng 10-20km thì sẽ sáp nhập lại để giảm bộ máy quản lý. Đây thường đây là các chi cục ở vùng sâu vùng sa, ít doanh nghiệp, đối tượng nộp thuế thưa thớt".
Hiện nay, ngành thuế có 63 Cục thuế với 711 chi cục, đội ngũ cán bộ công chức lên tới 44.000 người, là tổng cục có số nhân sự lớn nhất cả nước. Các chi cục thuế hiện nay thành lập trên cơ sở tương ứng với các đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã... thuộc tỉnh, thành phố lớn thuộc Trung ương. Do vậy, khi các huyện, thị chia tách hay sáp nhập thì số lượng các chi cục thuế cũng tăng giảm tương ứng.
Ông Bùi Văn Nam cho hay: "Mục tiêu đặt ra là như thế nhưng thực hiện sẽ không dễ dàng, đơn giản, vì liên quan đến vấn đề công tác cán bộ, đến việc phân chia các đơn vị hành chính trong Hiến pháp".
Hiện, Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính đang hoàn thiện đề án này để trình Bộ Chính trị trong thời gian tới.
"Các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ chủ động rà soát, sắp xếp, tinh gọn đầu mối bên trong, giảm cơ bản số lượng tổng cục, cục, vụ, phòng; không thành lập tổ chức mới, không thành lập phòng trong vụ, trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền quyết định... Kiên quyết hợp nhất, sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập để thu gọn đầu mối, giảm biên chế....".
"Đối với một số lĩnh vực được tổ chức theo ngành dọc, như thuế, hải quan, kho bạc nhà nước, bảo hiểm xã hội... tiếp tục thực hiện sắp xếp tổ chức theo khu vực liên tỉnh hoặc liên huyện để thu gọn đầu mối, tinh giản biên chế. Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng tổ chức bộ máy phù hợp với việc phân cấp ngân sách nhà nước, phát huy vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương và chủ động của ngân sách địa phương".
Theo Nghị quyết 18, Hội nghị Trung ương VI ban hành ngày 25/10/2017
Phạm Huyền - Báo Việt Nam Net
Thông tin này vừa được Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng báo cáo sơ bộ với Thủ tướng Chính phủ tại buổi tổng kết hội nghị công tác năm của ngành thuế vừa qua.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh: “Ngành tài chính là lớn, Tổng cục Thuế là Tổng cục lớn. Chúng tôi cam kết với Thủ tướng thực hiện nghiêm Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị”.
Cụ thể theo ông, việc cơ cấu lại nhân sự vẫn theo nguyên tắc “ra 2 vào 1”, hướng tới mục tiêu từ nay tới năm 2020 cắt giảm 10% biên chế.
Đặc biệt, liên quan đến tái cơ cấu bộ máy, "Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính đã họp thống nhất chủ trương giao cho các tổng cục, trong đó có Tổng cục Thuế xây dựng đề án sắp xếp lại bộ máy, trước mắt sắp xếp lại hệ thống chi cục, đưa ra các tiêu chí, tiêu chuẩn. Sơ bộ tính toán ban đầu có thể giảm 200 chi cục thuế", Bộ trưởng Dũng cho biết.
Kiên quyết cắt giảm 200 chi cục thuế để tinh gọn bộ máy, hiệu quả hơn (ảnh: theo tapchitaichinh)
Theo bộ trưởng, việc tổ chức sắp xếp lại bộ máy sẽ được làm triệt để quyết liệt từ cấp cục, vụ cho đến cấp đội, gắn với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương thức quản lý từ tiền kiểm sang hậu quản, đảm bảo bộ máy phải tinh gọn, hoạt động hiệu quả. Công tác này được thực hiện theo đúng tinh thần của Nghị quyết 17, 18 của Hội nghị Trung ương VI.
Chia sẻ thêm với VietNamNet về vấn đề này, ông Bùi Văn Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục thuế cho hay: "Dự kiến, các chi cục thuế có số thu nhỏ dưới 50 tỷ đồng/năm, trừ nguồn thu tiền sử dụng đất, các chi cục có khoảng cách gần nhau, ví dụ như cách nhau khoảng 10-20km thì sẽ sáp nhập lại để giảm bộ máy quản lý. Đây thường đây là các chi cục ở vùng sâu vùng sa, ít doanh nghiệp, đối tượng nộp thuế thưa thớt".
Hiện nay, ngành thuế có 63 Cục thuế với 711 chi cục, đội ngũ cán bộ công chức lên tới 44.000 người, là tổng cục có số nhân sự lớn nhất cả nước. Các chi cục thuế hiện nay thành lập trên cơ sở tương ứng với các đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã... thuộc tỉnh, thành phố lớn thuộc Trung ương. Do vậy, khi các huyện, thị chia tách hay sáp nhập thì số lượng các chi cục thuế cũng tăng giảm tương ứng.
Ông Bùi Văn Nam cho hay: "Mục tiêu đặt ra là như thế nhưng thực hiện sẽ không dễ dàng, đơn giản, vì liên quan đến vấn đề công tác cán bộ, đến việc phân chia các đơn vị hành chính trong Hiến pháp".
Hiện, Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính đang hoàn thiện đề án này để trình Bộ Chính trị trong thời gian tới.
"Các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ chủ động rà soát, sắp xếp, tinh gọn đầu mối bên trong, giảm cơ bản số lượng tổng cục, cục, vụ, phòng; không thành lập tổ chức mới, không thành lập phòng trong vụ, trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền quyết định... Kiên quyết hợp nhất, sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập để thu gọn đầu mối, giảm biên chế....".
"Đối với một số lĩnh vực được tổ chức theo ngành dọc, như thuế, hải quan, kho bạc nhà nước, bảo hiểm xã hội... tiếp tục thực hiện sắp xếp tổ chức theo khu vực liên tỉnh hoặc liên huyện để thu gọn đầu mối, tinh giản biên chế. Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng tổ chức bộ máy phù hợp với việc phân cấp ngân sách nhà nước, phát huy vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương và chủ động của ngân sách địa phương".
Theo Nghị quyết 18, Hội nghị Trung ương VI ban hành ngày 25/10/2017
Phạm Huyền - Báo Việt Nam Net