1. Nguyên liệu xuất dùng nhưng không hết nhập lại kho phản ánh trên giá trị:
a. giá xuất kho
b. giá gốc
c. giá tạm tính
d. giá hợp lý
Giải thích:
→Theo thông tư 107 - Tài khoản TK 152 - phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu. Cụ thể là:
- Các loại nguyên liệu, vật liệu đã xuất dùng nhưng sử dụng không hết nhập lại kho, ghi:
Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (theo giá xuất kho)
Có các TK 154, 241, 611, 612, 614.
Ghi nhận theo giá xuất kho vì để phản ánh đúng giá trị của NVL, xem như chưa từng xuất kho vì chưa xảy ra các hđ trao đổi nào nên không có sự thay đổi nào trong giá trị NVL. → chọn câu A
2. Tiền đang chuyển thường gắn với quan hệ phát sinh giao dịch của quan hệ
a. tiền gửi NH, KB
b. tiền mặt
c. a và b đúng
d. a và b sai
Giải thích:
→ Tiền đang chuyển là lượng tiền đang trong trạng thái chuyển từ tiền mặt sang tiền gửi NH, KB hoặc từ tiền gửi NH, KB chuyển đi để thanh toán cho các đối tượng nhưng chưa hoàn thành xong thủ tục chuyển tiền. Dựa trên khái niệm này mà có thể nói tiền đang chuyển thường gắn với quan hệ phát sinh giao dịch của quan hệ về cả tiền gửi NH, KB và tiền mặt.
→ ý A và B đúng nên loại trừ D, chọn đáp án C là A và B đều đúng
3. Tài khoản đầu tư tài chính dùng để phản ánh
a. các khoản đầu tư ngắn hạn
b. các khoản đầu tư dài hạn
c. các khoản TGNH có kỳ hạn
d. tất cả đều đúng
→ Theo thông tư 107 phần kế toán đầu tư tài chính, đầu tư tài chính bao gồm đầu tư tài chính ngắn hạn và đầu tư tài chính dài hạn ( kể cả các khoản TGNH có kỳ hạn) và đầu tư tài chính tại đơn vị HCSN có các hoạt động đầu tư vốn ra bên ngoài từ các nguồn không phải do ngân sách cấp.
4. Công cụ dụng cụ được xem là
a. yếu tố sản xuất
b. tư liệu lao động
c. tư liệu sản xuất
d. công cụ hỗ trợ
Giải thích:
→ Hiểu theo khái niệm, công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động được sử dụng trong các hoạt động của đơn vị HCSN như là hoạt động hành chính, đầu tư XDCB, hoạt động SX KDDV và các mục đích khác.
5. Nguyên liệu vay mượn của đơn vị khác sẽ ghi bên Có tài khoản nào?
a. 3381
b. 3388
c. 1381
d. 1388
Giải thích:
→ Tài khoản 3388 phản ánh các khoản phải trả khác của đơn vị, và khi vay mượn NL, VL của đơn vị khác sẽ hạch toán: Nợ TK 152/ Có TK 3388 → chọn câu B
→ câu A sai vì Tài khoản 3381 - Các khoản thu hộ, chi hộ: Phản ánh các khoản thu hộ hoặc chi trả hộ cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài đơn vị (như thu hộ hoặc chi hộ tiền đề tài khoa học...).
→ câu C sai vì Tài khoản 1381 - Phải thu tiền lãi: Phản ánh số tiền lãi đã phát sinh nhưng đơn vị chưa thu được tiền.
→ câu D sai vì Tài khoản 1388 - Phải thu khác: Phản ánh các khoản phải thu khác ngoài các khoản phải thu ở các TK 1381, 1382, 1383.
6. Vật liệu được biếu tặng nhỏ lẻ phản ánh vào bên có tài khoản nào?
a. 3372
b. 3371
c. 36621
d. 36622
Giải thích:
→ Theo thông tư 107/2017, Trường hợp nhập kho nguyên liệu, vật liệu do được tài trợ, biếu tặng nhỏ lẻ bằng hiện vật, ghi: Nợ TK 152 / Có TK 36622. TK 36622 nhằm phản ánh giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ hình thành từ viện trợ, vay nước ngoài còn tồn kho → chọn câu D
→Câu C sai do TK 36621 phản ánh GTCL của TSCĐ hình thành từ viện trợ, vay nước ngoài.
→Câu A, B sai vì TK 3372, TK 3371 là khoản tạm thu, tồn tại ở hình thái tiền.
7. Khi có quyết định hình thành quỹ do đơn vị nội bộ phải nộp, đơn vị nắm giữ quỹ sẽ không hạch toán?
a. bên Nợ TK Phải thu nội bộ
b. bên Có TK Phải trả nội bộ
c. bên Có TK các Quỹ - Đúng
d. bên Nợ TK các Quỹ
Giải thích:
→ Theo chế độ KTHCSN 2017, khi có quyết định hình thành quỹ do đơn vị nội bộ phải nộp, đơn vị có quỹ ghi: Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ / Có TK 431 - Các quỹ. → Câu A, C sai.
→ Câu B sai vì
8. Chi hoạt động năm nay không được duyệt phải thu hồi sẽ ghi vào:
a. Bên nợ TK phải thu khác
b. Bên có TK phải thu khác
c. bên nợ chi phí hoạt động
d. bên Có TK Thu hoạt động
Giải thích:
→ Theo thông tư 107/2017, Trường hợp phát sinh các khoản đã chi hoạt động năm nay nhưng không được duyệt phải thu hồi, ghi: Nợ 1388 - Phải thu khác/ Có TK 611 - Chi phí hoạt động. → A đúng và B, C sai.
→Câu D sai vì đây là làm một khoản chi không được duyệt nên phải giảm khoản chi -> ko thể ghi tăng khoản thu hoạt động được.
9. Cho 2 phát biểu sau: (i) Người nhận tạm ứng có thể là cán bộ chuyên trách; (ii) công chức có thể tạm ứng một phần của kỳ sau và sau đó sẽ thanh toán hết cùng với khoản đã tạm ứng kỳ trước. Phát biểu nào là đúng?
a. chỉ câu (i)
b. chỉ câu (ii)
c. câu (i) và (ii)
d. Không có câu nào
→ Câu (i) đúng vì theo chế độ kế toán HCSN năm 2017, người nhận tạm ứng có thể là cán bộ, viên chức, người lao động trong nội bộ đơn vị.
Câu (ii) sai vì theo chế độ kế toán HCSN năm 2017, phải thanh toán dứt điểm tạm ứng kỳ trước mới cho tạm ứng kì sau.
10. Các hình thức kế toán thủ công được áp dụng ở đơn vị HCSN bao gồm:
a. chứng từ ghi sổ
b. nhật ký chung
c. nhật ký - sổ cái
d. tất cả đều đúng
Giải thích:
→Theo chế độ kế toán HCSN về tổ chức hệ thống sổ kế toán có 3 hình thức kế toán được áp dụng tại đơn vị HCSN: (1) Nhật ký chung, (2) Nhật ký-Sổ cái, (3) Chứng từ ghi sổ. Đơn vị HCSN có thể thực hiện ghi sổ thủ công hoặc sử dụng phần mềm kế toán. → chọn câu D
a. giá xuất kho
b. giá gốc
c. giá tạm tính
d. giá hợp lý
Giải thích:
→Theo thông tư 107 - Tài khoản TK 152 - phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu. Cụ thể là:
- Các loại nguyên liệu, vật liệu đã xuất dùng nhưng sử dụng không hết nhập lại kho, ghi:
Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (theo giá xuất kho)
Có các TK 154, 241, 611, 612, 614.
Ghi nhận theo giá xuất kho vì để phản ánh đúng giá trị của NVL, xem như chưa từng xuất kho vì chưa xảy ra các hđ trao đổi nào nên không có sự thay đổi nào trong giá trị NVL. → chọn câu A
2. Tiền đang chuyển thường gắn với quan hệ phát sinh giao dịch của quan hệ
a. tiền gửi NH, KB
b. tiền mặt
c. a và b đúng
d. a và b sai
Giải thích:
→ Tiền đang chuyển là lượng tiền đang trong trạng thái chuyển từ tiền mặt sang tiền gửi NH, KB hoặc từ tiền gửi NH, KB chuyển đi để thanh toán cho các đối tượng nhưng chưa hoàn thành xong thủ tục chuyển tiền. Dựa trên khái niệm này mà có thể nói tiền đang chuyển thường gắn với quan hệ phát sinh giao dịch của quan hệ về cả tiền gửi NH, KB và tiền mặt.
→ ý A và B đúng nên loại trừ D, chọn đáp án C là A và B đều đúng
3. Tài khoản đầu tư tài chính dùng để phản ánh
a. các khoản đầu tư ngắn hạn
b. các khoản đầu tư dài hạn
c. các khoản TGNH có kỳ hạn
d. tất cả đều đúng
→ Theo thông tư 107 phần kế toán đầu tư tài chính, đầu tư tài chính bao gồm đầu tư tài chính ngắn hạn và đầu tư tài chính dài hạn ( kể cả các khoản TGNH có kỳ hạn) và đầu tư tài chính tại đơn vị HCSN có các hoạt động đầu tư vốn ra bên ngoài từ các nguồn không phải do ngân sách cấp.
4. Công cụ dụng cụ được xem là
a. yếu tố sản xuất
b. tư liệu lao động
c. tư liệu sản xuất
d. công cụ hỗ trợ
Giải thích:
→ Hiểu theo khái niệm, công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động được sử dụng trong các hoạt động của đơn vị HCSN như là hoạt động hành chính, đầu tư XDCB, hoạt động SX KDDV và các mục đích khác.
5. Nguyên liệu vay mượn của đơn vị khác sẽ ghi bên Có tài khoản nào?
a. 3381
b. 3388
c. 1381
d. 1388
Giải thích:
→ Tài khoản 3388 phản ánh các khoản phải trả khác của đơn vị, và khi vay mượn NL, VL của đơn vị khác sẽ hạch toán: Nợ TK 152/ Có TK 3388 → chọn câu B
→ câu A sai vì Tài khoản 3381 - Các khoản thu hộ, chi hộ: Phản ánh các khoản thu hộ hoặc chi trả hộ cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài đơn vị (như thu hộ hoặc chi hộ tiền đề tài khoa học...).
→ câu C sai vì Tài khoản 1381 - Phải thu tiền lãi: Phản ánh số tiền lãi đã phát sinh nhưng đơn vị chưa thu được tiền.
→ câu D sai vì Tài khoản 1388 - Phải thu khác: Phản ánh các khoản phải thu khác ngoài các khoản phải thu ở các TK 1381, 1382, 1383.
6. Vật liệu được biếu tặng nhỏ lẻ phản ánh vào bên có tài khoản nào?
a. 3372
b. 3371
c. 36621
d. 36622
Giải thích:
→ Theo thông tư 107/2017, Trường hợp nhập kho nguyên liệu, vật liệu do được tài trợ, biếu tặng nhỏ lẻ bằng hiện vật, ghi: Nợ TK 152 / Có TK 36622. TK 36622 nhằm phản ánh giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ hình thành từ viện trợ, vay nước ngoài còn tồn kho → chọn câu D
→Câu C sai do TK 36621 phản ánh GTCL của TSCĐ hình thành từ viện trợ, vay nước ngoài.
→Câu A, B sai vì TK 3372, TK 3371 là khoản tạm thu, tồn tại ở hình thái tiền.
7. Khi có quyết định hình thành quỹ do đơn vị nội bộ phải nộp, đơn vị nắm giữ quỹ sẽ không hạch toán?
a. bên Nợ TK Phải thu nội bộ
b. bên Có TK Phải trả nội bộ
c. bên Có TK các Quỹ - Đúng
d. bên Nợ TK các Quỹ
Giải thích:
→ Theo chế độ KTHCSN 2017, khi có quyết định hình thành quỹ do đơn vị nội bộ phải nộp, đơn vị có quỹ ghi: Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ / Có TK 431 - Các quỹ. → Câu A, C sai.
→ Câu B sai vì
8. Chi hoạt động năm nay không được duyệt phải thu hồi sẽ ghi vào:
a. Bên nợ TK phải thu khác
b. Bên có TK phải thu khác
c. bên nợ chi phí hoạt động
d. bên Có TK Thu hoạt động
Giải thích:
→ Theo thông tư 107/2017, Trường hợp phát sinh các khoản đã chi hoạt động năm nay nhưng không được duyệt phải thu hồi, ghi: Nợ 1388 - Phải thu khác/ Có TK 611 - Chi phí hoạt động. → A đúng và B, C sai.
→Câu D sai vì đây là làm một khoản chi không được duyệt nên phải giảm khoản chi -> ko thể ghi tăng khoản thu hoạt động được.
9. Cho 2 phát biểu sau: (i) Người nhận tạm ứng có thể là cán bộ chuyên trách; (ii) công chức có thể tạm ứng một phần của kỳ sau và sau đó sẽ thanh toán hết cùng với khoản đã tạm ứng kỳ trước. Phát biểu nào là đúng?
a. chỉ câu (i)
b. chỉ câu (ii)
c. câu (i) và (ii)
d. Không có câu nào
→ Câu (i) đúng vì theo chế độ kế toán HCSN năm 2017, người nhận tạm ứng có thể là cán bộ, viên chức, người lao động trong nội bộ đơn vị.
Câu (ii) sai vì theo chế độ kế toán HCSN năm 2017, phải thanh toán dứt điểm tạm ứng kỳ trước mới cho tạm ứng kì sau.
10. Các hình thức kế toán thủ công được áp dụng ở đơn vị HCSN bao gồm:
a. chứng từ ghi sổ
b. nhật ký chung
c. nhật ký - sổ cái
d. tất cả đều đúng
Giải thích:
→Theo chế độ kế toán HCSN về tổ chức hệ thống sổ kế toán có 3 hình thức kế toán được áp dụng tại đơn vị HCSN: (1) Nhật ký chung, (2) Nhật ký-Sổ cái, (3) Chứng từ ghi sổ. Đơn vị HCSN có thể thực hiện ghi sổ thủ công hoặc sử dụng phần mềm kế toán. → chọn câu D