TN tổng hợp 12

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
1. Đối tượng kế toán của ĐVHCSN nào cơ bản khác so với trong DN?
a. khấu hao và hao mòn
b. nguồn kinh phí
c. hàng tồn kho
d. đầu tư tài chính

Giải thích:
→ Đối tượng kế toán ĐVHCSN bao gồm nguồn vốn kinh doanh, nguồn kinh phí và các quỹ,..
Đối tượng kế toán doanh nghiệp không bao gồm nguồn kinh phí mà bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu, nợ phải trả-các khoản đi vay,...

2. Cơ quan nào sẽ tiến hành cấp phát kinh phí hoạt động?
a. cơ quan quản lý cấp trên
b. ủy ban nhân dân tỉnh, thành
c. cơ quan tài chính các cấp
d. kho bạc nhà nước.

Giải thích:
→Hoạt động tài chính của đơn vị HCSN phải chấp hành theo dự toán thu-chi được cấp có thẩm quyền giao. Dựa trên dự toán thu-chi do đơn vị lập và được cơ quan cấp trên duyệt, Kho bạc nhà nước tiến hành cấp phát kinh phí hoạt động và kiểm soát chi tiêu tại các đơn vị. Cơ quan tài chính đóng vai trò tham mưu chứ ko trực tiếp cấp phát.

3. Đơn vị dự toán cấp cơ sở quyết toán tình hình dùng kinh phí đối với:
a. cấp có thẩm quyền
b. cơ quan cấp trên
c. kho bạc nhà nước
d. ủy ban nhân dân cùng cấp

Giải thích:
→Đơn vị dự toán cấp cơ sở nhận dự toán phân bổ từ đơn vị dự toán cấp 1 hoặc cấp trung gian nếu có. Đơn vị dự toán cấp cơ sở phải tổ chức công tác kế toán tại đơn vị và quyết toán tình hình sử dụng kinh phí đối với cấp có thẩm quyền → câu A đúng

4. Giá trị nguyên vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê, chưa xác định nguyên nhân, chờ xử lý, phải theo dõi như là:
a. Khoản thu nhập khác
b. Khoản doanh thu nhận trước
c. Khoản phải trả khác
d. Khoản tạm thu khác

→Theo thông tư 107, TK 152 - NVL - Phương pháp hạch toán: Trong trường hợp nguyên liệu, vật liệu phát hiện thừa khi kiểm kê, chưa xác định rõ nguyên nhân, chờ xử lý ghi tăng khoản phải trả khác (Có TK 3388). → chọn câu C.
→ Câu A sai vì chưa xác định nguyên nhân và đang chờ xử lý nên chưa có đủ điều kiện đáng tin cậy để ghi nhận 1 khoản doanh thu khác.
→ Câu B sai. Doanh thu nhận trước là khoản tiền nhận trước của khách hàng mà doanh nghiệp chưa cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.
→ Câu D sai. Tạm thu là nhận ngân sách từ nhà nước mà tạm thời chưa cung cấp dịch vụ nên treo vào tạm thu → không liên quan tới giả thiết.

5. Giá trị nguyên vật liệu thiếu phát hiện khi kiểm kê, chưa xác định nguyên nhân, chờ xử lý, phải theo dõi như là:
a. Khoản chi phí khác
b. Khoản thu nhập khác
c. Khoản phải thu khác
d. Khoản phải trả khác

Giải thích:
→ Theo thông tư 107, TK 152 - NVL - Phương pháp hạch toán: Trong trường hợp nguyên liệu, vật liệu phát hiện thiếu khi kiểm kê, chưa xác định rõ nguyên nhân, chờ xử lý ghi tăng khoản phải thu khác (Nợ TK 1388). → chọn câu C.
→Câu A sai vì chưa xác định nguyên nhân và đang chờ xử lý nên chưa có đủ điều kiện đáng tin cậy để ghi nhận 1 khoản chi phí khác.
→Câu B sai vì doanh nghiệp đang thiếu hụt nguyên vật liệu nên không thể xem là một khoản thu nhập khác được.
→Câu D sai vì khi nào NVL phát hiện thừa khi kiểm kê, chưa xác định rõ nguyên nhân, chờ xử lý mới ghi vào khoản phải trả khác.

6. Khi có quyết định hình thành quỹ do đơn vị nội bộ phải nộp thì bút toán ghi bên Có của tài khoản nào?
a. 136
b. 336.
c. 138
d. 338

Giải thích:
→Theo CĐKT HCSN 2017, khi quyết định trích nộp quỹ lên cho đơn vị cấp trên thì đơn vị cấp dưới (đơn vị nội bộ) hạch toán: Nợ TK 431/ Có TK 336
→ câu A sai vì đơn vị cấp dưới (đơn vị nội bộ) hạch toán bên Có TK 136 là khi thu được các khoản phải thu nội bộ hoặc bút toán bù trừ khoản phải thu và phải trả nội bộ của cùng một đối tượng.
→ Câu C và câu D sai vì phải thu, phải trả khác không liên quan đến trích lập quỹ nội bộ.

7. Khoản nào không hạch toán vào bên có của TK Phải thu nội bộ?
a. trả hộ các đơn vị nội bộ
b. thu các khoản đã trả hộ
c. bù trừ phải thu và phải trả nội bộ
d. tất cả đều sai

Giải thích:
→ Các khoản hạch toán vào bên có của TK Phải thu nội bộ (136):
- Số đã thu hộ cho đơn vị cấp dưới hoặc thu hộ đơn vị cấp trên.
- Nhận tiền của các đơn vị nội bộ trả về các khoản đã chi hộ → câu B
- Bù trừ phải thu với phải trả trong nội bộ của cùng một đối tượng → câu C
→ câu A “trả hộ các đơn vị nội bộ” được phản ánh vào bên Nợ của TK Phải thu nội bộ (TK 136) vì phải thu lại khoản đã trả hộ đó làm tăng TK phải thu nội bộ → chọn câu A

8. Câu 18: Nghiệp vụ “ Chi tiền mặt mua văn phòng phẩm sử dụng ngay cho kinh doanh” sẽ hạch toán như thế nào?
a. Nợ TK 611/ Có TK 111
b. Nợ TK 154/ Có TK 111
c. Nợ TK 152/ Có TK 111
d. Nợ TK 642/ Có TK 111

Giải thích:
→ Vì tài khoản 642, phản ánh các chi phí quản lý của hoạt động SXKD DV thực tế phát sinh trong kỳ, mà đơn vị chi tiền mua văn phòng phẩm để dùng cho hoạt động kinh doanh ngay trong kỳ nên mình sẽ ghi nợ TK 642. → chọn câu D
→ Câu A. TK 611: TK này phản ánh các khoản chi mang tính chất nhiệm vụ thường xuyên và không thường xuyên của đơn vị → HCSN
→ Loại câu B và C vì khi nào mua văn phòng phẩm nhập kho mới phản ánh vào các TK HTK (154,152..) tuy nhiên đơn vị mua văn phòng phẩm sử dụng ngay nên ghi nhận luôn vào chi phí chứ không vào HTK.

9. Khi mua NLVL nhập kho bằng nguồn phí được khấu trừ để lại nhưng chưa trả tiền, tài khoản được ghi bên Có là:
a. cả ba TK đều đúng
b. TK 112
c. TK 014
d. TK 331

Giải thích:
Câu B sai vì mua chưa trả tiền nên không ghi vào bên Có TK 112 được
Do câu B sai nên loại trừ câu A
Câu C sai vì mua về nhập kho chưa sử dụng nên không ghi Có TK 014
Câu D đúng mưa trả tiền nên ghi vào bên Có TK 331 - làm tăng khoản phải trả cho người bán
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top