TN - Kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao 4

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
31. Khấu hao tài sản cố định sử dụng ở bộ phận bán hàng bị trích thiếu là 100 triệu đồng. Điều này ảnh hưởng đến báo cáo tài chính như sau:

a. Làm chi phí trong kỳ giảm 100 triệu đồng
b. Tổng tài sản tăng 100 triệu đồng
c. Câu a và b đều đúng
d. Chưa thể xác định được

32. Khi doanh nghiệp chịu áp lực phải tăng lợi nhuận, xu hướng gian lận phổ biến đối với tài sản cố định là

a. Vốn hóa chi phí (ghi tăng nguyên giá tài sản cố định) không phù hợp quy định của chuẩn mực, chế độ kế toán
b. Thời gian tính khấu hao tài sản cố định ngắn hơn so với quy định của chế độ tính khấu hao
c. Tài sản cố định thường ghi giảm như là khoản bị mất cắp
d. Thông tin liên quan đến tài sản cố định được trình bày và công bố không đúng theo yêu cầu của chuẩn mực và chế độ kế toán

33. Trong trường hợp chi phí khấu hao bị tính sai, bằng chứng nào dưới đây có thể làm cơ sở để kiểm toán viên đề nghị bút toán điều chỉnh:

a. Các chứng từ gốc của những nghiệp vụ ghi nhận chi phí khấu hao trên sổ sách
b. Bảng phân tích biến động tổng quát về chi phí khấu hao do kiểm toán viên tự lập
c. Ước tính độc lập do kiểm toán viên tính toán căn cứ vào tổng nguyên giá và tỷ lệ khấu hao bình quân của từng nhóm tài sản cố định chính
d. Kết quả tính toán lại về mức khấu hao của kiểm toán viên dựa trên Sổ đăng ký tài sản cố định của đơn vị

34. Kiểm toán tài sản cố định không thể kết hợp với kiểm toán khoản mục:

a. Thu nhập khác
b. Tiền
c. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
d. Nợ phải trả

35. Khi nghi ngờ các chi phí sửa chữa, bảo trì nhà xưởng lại được vốn hóa (ghi nhận tăng nguyên giá tài sản cố định), kiểm toán viên thường sử dụng thủ tục nào sau đây:

a) Thảo luận với Giám đốc tài chính về chính sách vốn hóa của công ty
b) Kiểm tra chứng từ của các nghiệp vụ tăng tài sản cố định trong năm liên quan đến việc sửa chữa, bảo trì nhà xưởng
c) Chọn mẫu các chi phí sửa chữa trên sổ chi tiết chi phí, sau đó kiểm tra đến các chứng từ phát sinh có liên quan
d) 3 câu trên đều đúng

36. Rủi ro tiềm tàng của tài sản cố định sẽ được đánh giá là cao trong các trường hợp dưới đây, trừ:

a) Khách hàng ký kết nhiều hợp đồng phức tạp về thuê tài chính
b) Khách hàng mua một số máy móc, thiết bị dùng cho bộ phận quản lý
c) Khách hàng có nhiều giao dịch mua bán tài sản cố định với các bên liên quan
d) Khách hàng có nhiều dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng có giá trị lớn ở nhiều thành phố trong cả nước


37. Vì sao kiểm toán viên thường kết hợp kiểm toán tài sản cố định với chi phí sửa chữa và bảo trì. Nếu các thủ tục kiểm toán cần tiến hành?

Kiểm toán viên thường kết hợp kiểm toán Tài sản cố định với kiểm toán Chi phí sửa chữa và bảo trì vì hai khoản này có liên hệ mật thiết với nhau. Bởi vì khi có một khoản chỉ tiêu phát sinh liên quan đến một tài sản cố định thì khoản này có thể được hạch toán làm tăng giá trị của tài sản cố định đó (vốn hóa), hoặc có thể được hạch toán vào chi phí sửa chữa và bảo trì trong kỳ tùy theo tính chất của chi phí và theo yêu cầu của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

Do đó, sai phạm có thể xảy ra liên quan đến hai khoản mục này là thay vì hạch toán vào tài khoản tài sản cố định, đơn vị lại hạch toán vào tài khoản Chi phí sửa chữa và bảo trì, hoặc ngược lại. Ngoài ra, khi chi phí sửa chữa và bảo trì tăng lên, có thể là do máy móc hư hỏng nhiều hoặc là do trong năm mua nhiều máy mới.

Thủ tục kiểm toán: kiểm toán viên sẽ phân tích và kiểm tra tài khoản Chi phí sửa chữa và bảo trì nhằm phát hiện các chi phí mua săm tài sản cố định nhưng lại hạch toán vào tài khoản Chi phí sửa chữa và bảo trì để giấu bớt lãi. Tương tự, kiểm toán viên cũng kiểm tra các khoản ghi tăng tài sản cố định trong kỳ xem chúng có đủ tiêu chuẩn để ghi nhận là tài sản cố định hay không, hay phải được ghi vào chi phí sửa chữa và bảo trì.



38. Vì sao khi kiểm toán tài sản cố định, kiểm toán viên thường chú trọng nhiều đến kiểm toán các nghiệp vụ mua và nhượng bán tài sản của niên độ hơn là kiểm toán số dư đầu năm? Trong trường hợp nào kiểm toán viên sẽ chú trọng kiểm toán số dư đầu năm?

Khi số dư đầu năm của tài sản cố định đã được kiểm toán trong năm trước, nên để xác định tính trung thực và hợp lý của số dữ cuối kỳ, kiểm toán viên chỉ cần kiểm toán các nghiệp vụ mua và bán tài sản cố định trong năm, nghĩa là giảm phạm vi cần kiểm tra.

Kiểm toán viên chủ trọng kiểm tra số dư đầu kỳ khi kiểm toán năm đầu tiên hay khi có nghi ngờ là có sai phạm do kiểm soát nội bộ đối với tài sản cố định yếu kém.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top