Ðề: Tiền ăn trưa cho công nhân!
- Căn cứ Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/07/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN
- Căn cứ điểm 2e Điều 1 Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về thuế TNCN:
“ Đối với khoản tiền ăn giữa ca: không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động nếu người sử dụng lao động trực tiếp tổ chức bữa ăn giữa ca cho người lao động.
Trường hợp, đơn vị chi trả thu nhập không trực tiếp tổ chức bữa ăn ca mà chi tiền ăn ca trực tiếp cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Trường hợp chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động ”.
- Thông tư số 10/2012/TT-BLĐTBXH ngày 26/4/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, thì mức tiền ăn giữa ca áp dụng đối với người lao động trong các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu được quy định. Từ ngày 01/05/2012, mức tiền chi cho bữa ăn giữa ca tính theo ngày làm việc thực tế trong tháng không vượt quá 680.000 đồng/tháng:
Căn cứ quy định trên,
+ Từ ngày 01/05/2012 trở đi, mức tiền ăn giữa ca được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN tối đa không quá 680.000 đồng/người/tháng.
- Đối với các doanh nghiệp khác thì mức chi tiền ăn giữa ca không bị khống chế nhưng phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Trường hợp khoản tiền ăn giữa ca chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động. Nếu chi trong mức quy định thì được miễn thuế TNCN.
- Căn cứ Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/07/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN
- Căn cứ điểm 2e Điều 1 Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về thuế TNCN:
“ Đối với khoản tiền ăn giữa ca: không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động nếu người sử dụng lao động trực tiếp tổ chức bữa ăn giữa ca cho người lao động.
Trường hợp, đơn vị chi trả thu nhập không trực tiếp tổ chức bữa ăn ca mà chi tiền ăn ca trực tiếp cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Trường hợp chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động ”.
- Thông tư số 10/2012/TT-BLĐTBXH ngày 26/4/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, thì mức tiền ăn giữa ca áp dụng đối với người lao động trong các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu được quy định. Từ ngày 01/05/2012, mức tiền chi cho bữa ăn giữa ca tính theo ngày làm việc thực tế trong tháng không vượt quá 680.000 đồng/tháng:
Căn cứ quy định trên,
+ Từ ngày 01/05/2012 trở đi, mức tiền ăn giữa ca được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN tối đa không quá 680.000 đồng/người/tháng.
- Đối với các doanh nghiệp khác thì mức chi tiền ăn giữa ca không bị khống chế nhưng phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Trường hợp khoản tiền ăn giữa ca chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động. Nếu chi trong mức quy định thì được miễn thuế TNCN.