Thuế TNCN đối với Giám đốc thuê ngoài là lao động đã nghỉ hưu

Lê Hà.KT

Member
Hội viên mới
Em chào cả nhà ạ!

Chuyện là cty em mới có thuê ngoài Giám Đốc, Bác ấy là lao động đã nghỉ hưu,
sếp bảo em tự xây dựng mức lương cho Bác ấy
làm sao cho có lợi cho cty nhất có thể,
Em đang không biết làm thế nào đây ạh :-(
Em mới đi làm chưa có kinh nghiệm gì, mong mn giúp em ạ!
 
LƯƠNG CƠ BẢN : 9TR
pHỤ CẤP ( Cơm + đồng phục+ điện thoại + nhà ở + xyz .... theo quy chế công ty ) = 3-4tr
Người phụ thuộc : 2* 3.5 = 7tr
=> trốn thuế chắc lương 20 củ :v
 
Bộ hồ sơ như sau:

+ Hợp đồng lao động +chứng minh thư phô tô

+ Quyết định bổ nhiệm làm giám đốc

+ Bảng lương đi kèm bảng chấm công tháng đó

+ Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu doanh nghiệp thanh toán bằng tiền gửi

+ Tất cả có ký tá đầy đủ

+Đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân (danh sách nhân viên được đăng ký MSTTNCN

+Tờ khai:Quyết tóan thuế TNCN cuối năm

+Tờ khai thuế TNCN tháng quý nếu có phát sinh

+Các chứng từ nộp thuế TNCN nếu có

Công tác kiểm tra:

+Tài khoản 334 : Số dư nợ đầu kỳ sổ cái TK 334 = Số dư nợ đầu kỳ TK 334 trên bảng cân đối phát sinh, Tổng Phát sinh Có trong kỳ = Tổng phát sinh thu nhập được ở Bảng lương trong kỳ (Lương tháng + Phụ cấp + tăng ca), Tổng phát sinh Nợ trong kỳ = Tổng đã thanh toán + các khoản giảm trừ ( bảo hiểm) + tạm ứng; Tổng Số dư Có cuối kỳ = Tổng số dư Có cuối kỳ ở bảng cân đối phát sinh
 
Thu nhập tính thuế TNCN:

- Mức lương 9 triệu /tháng

- Tiền cơm 680.000 đ/tháng

- Tiền đồng phục nếu là tiền mặt 5.000.000 đ/năm, nếu là hiện vật có hóa đơn không giới hạn được tính vào chi phí hợp lý, nhưng phần vượt 5 triệu đồng sẽ bị tính thuế TNCN
 
Cách tính thu nhập chịu thuế:

Thu nhập tính thuế = Tổng Lương – Các khoản giảm trừ

Thuế thu nhập chiu thuế TN cá nhân = (Thu nhập - 9 triệu giảm trừ bản thân- (3,6 triệu x số người phụ thuộc)) * Thuế suất

Tổng Lương = Lương Căn Bản + phụ cấp trách nhiệm theo lương + Phụ cấp cơm (Nếu có > 680.000VNĐ)

Các khoản giảm trừ = Mức thu nhập bản than (9 triệu/ tháng) + Số người phụ thuộc*3.6 triệu + Bảo hiểm bắt buộc(10.5%)


Mức giảm trừ gia cảnh mới:

Mức giảm trừ gia cảnh.
Áp dụng theo quy định hiện hành Áp dụng kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2013

Đối với người phụ thuộc => 1,6 triệu đồng/tháng.=> 3,6 triệu đồng/ tháng.

Đối với người nộp thuế => 4 triệu đồng/tháng, 48 triệu đồng/năm. => 9 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/năm
 
Tiền cơm: Theo Luật Lao động
– Theo khoản 3 điều 4 Thông tư 10/2012/TT-BLĐTBXHngày 26/04/2012 ( có hiệu lực từ 1/5/2012) quy định về mức ăn ca như sau:

“Mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động không vượt quá 680.000 đồng/ người./ tháng

Chi tiền ăn ca:

-Không vượt quá mức 680.000đ/ tháng/ người.

-Nếu doanh nghiệp tự tổ chức ăn ca cho người lao động, thì không bị khống chế bởi mức trên.

Chú ý: chi phí tiền cơm chỉ bị khống chế > 680.000 là phải chịu thuế TNCN, nếu < 680.000 thì không chịu thuế TNCN, với thuế TNDN thì tiền cơm dù > 680.000 hay < 680.000 => đều là chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế TNDN

Nếu doanh nghiệp sử dụng vốn ngân sách nhà nước để hoạt động thì phần tiền cơm vượt > 680.000 bị loại khi tính thuế TNDN


Chi trang phục: theo luật thuế TNCN và luật thuế TNDN

Theo điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi bổ sung Điểm 2.6 khoản 2 điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC ( có hiệu lực thi hành từ quyết toán năm 2015) quy định những khỏan chi không được tính vào chi phí được trừ, trong đó có:

“2.7. Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn, chứng từ. Phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.

Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động để được tính vào chi phí được trừ thì mức chi tối đa đối với chi bằng tiền không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm, bằng hiện vật phải có hóa đơn, chứng từ.


Theo điểm b.2.1 khoản b điều 8 Thông tư 111/2013/TT-BTC về những khoản chi phí hợp lý được trừ khi xác định thu nhập từ kinh doanh và tiền lương tiền công có quy định:

“Đối với tiền trang phục trả cho người lao động không vượt quá 5.000.000 đồng/người/năm. Trường hợp chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động thì mức chi tối đa để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế không vượt quá 5.000.000 đồng/người/năm. Đối với những ngành kinh doanh có tính chất đặc thù thì chi phí này được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính. “


Chi tiền trang phục có thể cả bằng tiền và hiện vật ( Chi cùng cả 2 hình thức)

-Mức chi bằng tiền không vượt quá mức 5.000.000/ năm/ người

-Chi bằng hiện vật phải có đẩy đủ hóa đơn chứng từ
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top