Giả sử doanh nghiệp ký hợp đồng với người lao động với mức lương là 5.000.000 VNĐ, thì DN phải trả cho người đó là 5tr và toàn bộ số tiền này được đưa vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp.
Giả sử như người này ko có người phụ thuộc thì mức giảm trừ gia cảnh là 4tr (giảm trừ cho bản thân). Thu nhập chịu thuế của người này là 5tr-4tr=1tr=> thuế TNCN phải nộp là 1.000.000 x 5% = 50.000 VNĐ
Hạch toán:
Nợ TK 6* / Có TK 334 5tr
Nợ TK 334/ Có TK 3335 50K
==> toàn bộ tiền lương đưa vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp là 5tr
Tiền thuế do cá nhân tự chịu, không đưa vào chi phí của doanh nghiệp: 50K
Tuy nhiên để tiện cho người lao động, nhiều doanh nghiệp ký hợp đồng trên mức lương net tức số lương thực nhận sau khi đã nộp thuế vì thế nếu đối với trường hợp trên mà doanh nghiệp ký hợp đồng với người lao động theo lương net thì hợp đồng ký sẽ là mức lương của người lao động là 4.950.000, thuế doanh nghiệp tự chịu.
Khi đó tiền lương của người lao động là: 4.950.000
Tiền lương gross up là: 4.950.000-(4.000.000*5%)]/95% = 5.000.000
(hic, cái công thức gross up tiền lương đúng là siêu phức tạp
)
thuế TNCN: (5.000.000 - 4.000.000) * 5% = 50.000
Hạch toán:
Lương:
Nợ TK 6* / Có TK 334 : 4.950.000
Thuế TNCN
Nợ TK 6* / Có TK 334 : 50.000
Nợ TK 334/ Có TK 3335 : 50.000
Mình cố tình hoạch toán lương và thuế như thế để thấy rõ được bản chất của việc ký hợp đồng theo lương NET và lương GROSS
==> toàn bộ tiền số tiền đưa vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp là lương 4.950.000 + 50.000 = 5.000.000
Tiền thuế TNCN doanh nghiệp trả thay là 50.000
Kết quả là như nhau.
* Chú ý: bạn không nên so sánh mức lương 5.000.000 khi ký hợp đồng gross và hợp đồng NET vì bản chất là ko giống nhau.
Ký hợp đồng GROSS 5.000.000 thực chất
doanh nghiệp chi 5.000.000,
ng lao động nhận được ÍT HƠN 5.000.000 (do phải nộp thuế)
Ký hợp đồng NET 5.000.000 thực chất
doanh nghiệp chi NHIỀU HƠN 5.000.000 (do nộp thêm thuế),
người lao động nhận được 5.000.000
Kết luận: khi ký hợp đồng lao động theo mức lương NET thì tiền thuế TNCN vẫn
ĐƯỢC đưa vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp