Thiết kế sổ sách bằng excel

chudinhxinh

Member
Hội viên mới
Các nội dung chính: tạo sổ sách chạy tự động bằng excel
Bước 1: tạo sheet thông tin doanh nghiệp:
Bước 2: tạo sheets Nhật ký chung và đặt tên sheets là: NKC
Bước 3: tạo bảng cân đối phát sinh
Bước 4: tạo Sổ cái tài khoản và tài khoản chi tiết
Bước 5: tạo sổ quỹ tiền mặt, tạo sổ tiền gửi ngân hàng
Bước 6: tạo bảng kết quả hoạt động kinh doanh
Buốc 7: tạo bảng cân đối kế toán
Bước 8: tạo bảng lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp






Bước 1: tạo sheet thông tin doanh nghiệp:
66816_206227072874420_1752608677_n.jpg

-Năm là nhập năm tài chính hiện tại , Tại ô D15 đặt tên Name box là nam: 2013
- Từ ngày: nhập ngày làm sổ là này bắt đầu mổ sổ, Tại ô D17 đặt tên Name box là ngay1=> công thức là: ="01/"&D16&"/"&D15

- Đến ngày: nhập ngày kết thúc làm sổ là khóa sổ, Tại ô D18 đặt tên Name box là ngay2=> công thức là: =IF(OR(D16=1,D16=3,D16=5,D16=7,D16=8,D16=10,D16=12),31,IF(OR(D16=4,D16=6,D16=9,D16=11),30,29))&"/"&D16&"/"&D15
Có nghĩa nếu tháng trong năm = 1,3,5,7,8,10,12 thì lấy 31 ngày , ngược lại nếu tháng trong năm = 4,6,9,11 thì lấy 30 ngày của năm đó ngược lại lấy 28,29 ngày theo năm có số ngày của tháng 2
- Tại D19 =" Bình Thạnh,"&" "&"Ngày"&" "&DAY(ngay2)&" tháng "&MONTH(ngay2)&" năm "&YEAR(ngay2)
Dùng hàm ngày tháng năm làm để tính và chuyển sang dạng text, lấy nơi đóng đô làm tiêu điểm
- Tại D20="Từ ngày " & TEXT(ngay1,"dd/mm/yyyy") & " đến " & TEXT(ngay2,"dd/mm/yyyy")
Dùng hàm text để định dạng cho nó từ ngày bắt đầu mở sổ cho đến ngày kêt thúc ghi sổ và khóa sổ

---------- Post added at 10:18 ---------- Previous post was at 09:52 ----------

Bước 2: tạo sheets Nhật ký chung và đặt tên sheets là: NKC
Sheets này là gốc cho toàn mọi quá trình lên sổ cái và sổ quỹ tiền mặt, sổ tiền gửi ngân hàng, BCKQKD, CĐPS….. là sheets nguồn do đó ta đặt các công thức mãng cho nó để nó cung cấp dữ liệu cho các sổ sách cần làm và thiết kế theo mẫu ở hình vẽ minh họa và bước quan trọng nhất chính là đặt công thức mãng cho nó
1157474_206229359540858_623569066_n.jpg


Xác đinh thông tin doanh nghiệp dùng hàng nối & để lấy dữ liệu từ sheets thông tin doanh nghiệp
- Tại ô A1=ThongtinDN!$C$5&" "&ThongtinDN!$D$5
Nghĩa là tại cột thông tin doanh nghiệp lấy cột đơn vị và tên đơn vị nối lại thành một chuỗi
= > Copy công thức xuống cho địa chỉ và mã số thuế công ty
- Tại Ô D8 ="Từ ngày " & TEXT(ngay1,"dd/mm/yyyy") & " đến " & TEXT(ngay2,"dd/mm/yyyy")
Xác đinh ngày làm việc từ ngày đến ngày nào kết thúc hoặc có thể làm
= Ô D20 bên sheet: Thông tin doanh nghiệp

- Đinh dạng cột A : ngày ghi sổ và cột C ngày chứng từ là DD/MM/YYYY : ngày , tháng , năm theo múi giờ việt nam
-
1000925_206230392874088_1665660447_n.jpg


- Đặt công thức mãng cho các cột TÀI KHOẢN NỢ là TKNO: nhắp chuột vào ô E11 của cột tài khoản Nợ kéo chuột xuống 1000 dòng vào Name box đặt tên là TKNO => nhấp enter

Hoặc làm theo lệnh: Tại Ô E11 kéo xuống 1000 dòng : để đặt tên mãng dữ liệu
vào Iinsert/Name/ Define Name/ Names in workbook: TKNO

- Đặt công thức mãng cho các cột TÀI KHOẢN CÓ là TKCO: nhắp chuột vào ô F11 của cột tài khoản Nợ kéo chuột xuống 1000 dòng vào Name box đặt tên là TKCO => nhấp enter

Hoặc làm theo lệnh: Tại Ô F11 kéo xuống 1000 dòng : để đặt tên mãng dữ liệu
vào Iinsert/Name/ Define Name/ Names in workbook: TKCO

- Đặt công thức mãng cho các cột SỐ TIỀN PHÁT SINHSPS: nhắp chuột vào ô G11 của cột tài khoản Nợ kéo chuột xuống 1000 dòng vào Name box đặt tên là SPS => nhấp enter

Hoặc làm theo lệnh: Tại Ô G11 kéo xuống 1000 dòng : để đặt tên mãng dữ liệu
vào Iinsert/Name/ Define Name/ Names in workbook: SPS


Ghi chú: cái quan trọng nhất của sheets này là công thức mãng bạn phải nhớ công thức mãng mà bạn đã đặt và các cột công thức mãng này phải kéo độ dài = nhau về độ dài và số dòng để nó cung cấp cho các sổ sách sau này

---------- Post added at 10:30 ---------- Previous post was at 10:18 ----------

- Cuối nhật ký chung làm dòng tổng cộng = hàm sum ở cột SỐ TIỀN PHÁT SINH
- Các thông tin khác: tên kế toán, giám đốc, kế toán trưởng lấy bên : thông tin chung doanh nghiệp
1170773_206233136207147_459457246_n.jpg


---------- Post added at 10:35 ---------- Previous post was at 10:30 ----------

= > sau khi thiết kế song sổ Nhật ký chung thì lấy dữ liệu sổ sách của bất kỳ 1 tháng nào đó dán vào để vừa thiết kế sổ vừa thực hành xem mình làm đúng hay sai thông qua dữ liệu thực tế này để kiểm soát xem mình làm đúng hay sai

= > với dạng thiết kế này thì khi định khoản kế toán nợ có bạn luôn dùng dấu ‘ nháy đơn trước tài khoản mục đích phục vụ và cung cấp cho các sổ sau này, nếu bạn ko có nháy đơn thì => các sổ sau này sẽ ko lên được dữ liệu cho: sổ cái, cđps , cđkt….


Bước 3: tạo bảng cân đối phát
Sinh dựa vào quy mô công ty lớn hay nhỏ phát sinh nhiều hay ít tài khoản mà bạn đưa vào sao cho hợp lý, tức công ty phát sinh bao nhiêu tài khoản thì đưa vào bấy nhiêu tài khoản
999416_206373636193097_1323929410_n.jpg

1004685_206374582859669_116774574_n.jpg



*Đặt công thức mãng cho việc lấy dữ liệu của số cái tài khoản

- Quét khối vùng dữ liệu từ tài khoản 111 đến 911 gồm: cột số hiệu tài khoản và tên tài khoản vào Name box đặt tên cho vùng dữ liệu là HTTK mục đích để nó cung cấp dữ liệu cho sổ cái sau này

Hoặc làm theo lệnh: Tại Ô C11 tại tài khoản 111 kéo xuống đến tài khoản 911 bao gồm số hiệu tài khoản và tên tài khoản : để đặt tên mãng dữ liệu
vào Iinsert/Name/ Define Name/ Names in workbook: HTTK
1150980_206375152859612_212383956_n.jpg



- Quét khối vùng dữ liệu từ tài khoản 111 đến 911 gồm: chỉ riêng một cột số hiệu tài khoản Name box đặt tên cho vùng dữ liệu là TKKT mục đích để nó cung cấp dữ liệu cho sổ cái sau này

Hoặc làm theo lệnh: Tại Ô C11 tại tài khoản 111 kéo xuống đến tài khoản 911 chỉ có cột số hiệu tài khoản: để đặt tên mãng dữ liệu TKKT
vào Iinsert/Name/ Define Name/ Names in workbook: TKKT
1001572_206375806192880_1105982230_n.jpg



* ĐẶT CÔNG THỨC MÃNG CHO VIỆC LẤY DỮ LIỆU LÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH : CĐKT sau này
Tại cột số dư đầu tháng : BÊN NỢ
- Quét khối vùng dữ liệu từ tài khoản 111 đến 911 gồm: chỉ riêng một cột SỐ DƯ ĐẦU KỲ NỢ Name box đặt tên cho vùng dữ liệu là PSDKN mục đích để nó cung cấp dữ liệu cho bảng CĐKT
Hoặc làm theo lệnh: Tại Ô E11 tại tài khoản 111 kéo xuống đến tài khoản 911 chỉ có cột số hiệu tài khoản: để đặt tên mãng dữ liệu PSDKN
vào Iinsert/Name/ Define Name/ Names in workbook: PSDKN

Tại cột số dư đầu tháng : BÊN CÓ
- Quét khối vùng dữ liệu từ tài khoản 111 đến 911 gồm: chỉ riêng một cột SỐ DƯ ĐẦU KỲ CÓ Name box đặt tên cho vùng dữ liệu là PSDKC mục đích để nó cung cấp dữ liệu cho bảng CĐKT
Hoặc làm theo lệnh: Tại Ô F11 tại tài khoản 111 kéo xuống đến tài khoản 911 chỉ có cột số hiệu tài khoản: để đặt tên mãng dữ liệu PSDKC
vào Iinsert/Name/ Define Name/ Names in workbook: PSDKC

Tại cột số dư CUỐI tháng : BÊN NỢ
- Quét khối vùng dữ liệu từ tài khoản 111 đến 911 gồm: chỉ riêng một cột SỐ DƯ CUỐI KỲ NỢ Name box đặt tên cho vùng dữ liệu là PSCKN mục đích để nó cung cấp dữ liệu cho bảng CĐKT
Hoặc làm theo lệnh: Tại Ô E11 tại tài khoản 111 kéo xuống đến tài khoản 911 chỉ có cột số hiệu tài khoản: để đặt tên mãng dữ liệu PSCKN
vào Iinsert/Name/ Define Name/ Names in workbook: PSCKN



Tại cột số dư CUỐI tháng : BÊN CÓ
- Quét khối vùng dữ liệu từ tài khoản 111 đến 911 gồm: chỉ riêng một cột SỐ DƯ CUỐI KỲ CÓ Name box đặt tên cho vùng dữ liệu là PSCKC mục đích để nó cung cấp dữ liệu cho bảng CĐKT
Hoặc làm theo lệnh: Tại Ô F11 tại tài khoản 111 kéo xuống đến tài khoản 911 chỉ có cột số hiệu tài khoản: để đặt tên mãng dữ liệu PSCKC
vào Iinsert/Name/ Define Name/ Names in workbook: PSCKC

999416_206373636193097_1323929410_n.jpg

1004685_206374582859669_116774574_n.jpg
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Thiết kế sổ sách bằng excel

Rất cảm ơn bạn bài viết rất hay và bổ ích :gatdau::gatdau::gatdau:
 
Ðề: Thiết kế sổ sách bằng excel

Em nghĩ chủ topic nên lập thêm 1 topic lấy ý kiến của mọi người (mọi người có gì thắc mắc sẽ hỏi) để bài viết có thể liên tiếp, không đứt quãng.
Và thêm nữa anh nên cho thêm 1 số thông tin nữa về File này:
- Áp dụng theo QĐ 15 hay 48?
- Xuất kho theo phương pháp nào?
- Áp dụng tốt với excel nào (office 2003, 2007...)
 
Ðề: Thiết kế sổ sách bằng excel

Em nghĩ chủ topic nên lập thêm 1 topic lấy ý kiến của mọi người (mọi người có gì thắc mắc sẽ hỏi) để bài viết có thể liên tiếp, không đứt quãng.

Cái này đâu cần mở thêm 1 Topic, chỉ cần đăng nhập và vào sửa bài viết, muốn bổ sung hoặc thêm vào tiếp theo bài viết là bài viết vẫn liên tục.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Thiết kế sổ sách bằng excel

Cái này đâu cần mở thêm 1 Topic, chỉ cần đăng nhập và vào sửa bài viết, muốn bổ sung hoặc thêm vào tiếp theo bài viết là bài viết vẫn liên tục.

Bài dài quá anh ạ, mình chia nhỏ thành từng phần ví dụ như:
- Bài # 1: Cách làm sổ sách.
- Bài # 2: Cách làm chừng từ.
...
Đó là quan điểm của em.
 
Ðề: Thiết kế sổ sách bằng excel

Bài dài quá anh ạ, mình chia nhỏ thành từng phần ví dụ như:
- Bài # 1: Cách làm sổ sách.
- Bài # 2: Cách làm chừng từ.
...
Đó là quan điểm của em.

Để thuận tiện cho tác giả chudinhxinh viết bài được liên tục.

Đề nghị: Các thành viên cần hỏi đáp về thiết kế sổ sách kế toán bằng excel thì vào Link sau:

http://www.danketoan.com/forum/ui-n...iet-ke-so-sach-ke-toan-bang-excel.205481.html
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Thiết kế sổ sách bằng excel

Nếu vậy thì cuối mỗi phần của bài viết tác giả nên tạo 1 Topic gần kề bài viết và tạo 1 Link ngay bên dưới và ghi câu đề nghị các thành viên cần hỏi, đáp vấn đề trên vào Link sau.

Em cũng có suy nghĩ giống a be09. vì như vậy ai đã theo dõi đề tài sẽ dễ tìm kiếm và đặt cấu hỏi hơn.:gatdau:
 
Ðề: Thiết kế sổ sách bằng excel

Tạo Mã số để cung cấp dữ liệu lên Bảng Cân Đối Kế toán
Đây là khâu quan trọng để cung cấp dữ liệu lên BÁO CÁO TÀI CHÍNH do đó bạn phải hiểu các mã bên bảng cân đối kế toán để áp vào cột này, nếu là Qđ 15 thì áp mã số theo quyết định 15 nếu là 48 thì áp theo QĐ 48
Can%20doi%20ke%20toan%20(B01-DN)%202009_2.JPG

Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong Bảng Cân đối kế toán năm theo QĐ15
Phần tài sản
A: TÀI SẢN NGẮN HẠN – Mã số 100
Phản ánh tổng giá trị tiền, các khoản tương đương tiền và các tài sản ngắn hạn khác cỏ thể chuyển đổi thành tiền, hoặc có thể bán hay sử dụng trong vòng một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp có đến thời điểm báo cáo, gồm: tiền, các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác.
Mã số 100 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số 150
I. TIỀN – Mã số 110
Mã số 110 = Mã số 111 + Mã số 112
1. Tiền – Mã số 111:
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Tiền” là số dư Nợ của tài khoản 111 “Tiền mặt” , 112 “Tiền gửi ngân hàng”, 113 “Tiền đang chuyển” trên sổ cái.
2. Các khoản tương đương tiền – Mã số 112:
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ chi tiết của tài khoản 121 “Đầu tư chứng khoán ngắn hạn” trên Sổ chi tiết TK 121, gồm các loại chứng khoán có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua.
II. CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN – Mã số 120:
Mã số 120 = Mã số 121 + Mã số 129
1. Đầu tư ngắn hạn – Mã số 121:
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của tài khoản 121 “Đầu tư chứng khoán ngắn hạn” và 128 “Đầu tư ngắn hạn khác” trên sổ cái sau khi trừ đi phần đã ghi vào mục “Các khoản tương đương tiền”.
2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn – Mã số 129
Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn” là số dư Có của tài khoản 129 “Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn” trên sổ cái.
III. Các khoản phải thu NGẮN HẠN – Mã số 130
Mã số 130 = Mã số 131 + Mã số 132 + Mã số 133 + Mã số 134 + Mã số 135 + Mã số 139
1. Phải thu khách hàng – Mã số 131
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải thu khách hàng” căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết của tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng” mở theo từng khách hàng trên sổ kế toán chi tiết tài khoản 131, chi tiết các khoản phải thu khách hàng ngắn hạn.
2. Trả trước cho người bán – Mã số 132
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu trả trước cho người bán căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết tài khoản 331 “Phải trả cho người bán” mở theo từng người bán trên sổ chi tiết TK 331.
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn – Mã số 133
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải thu nội bộ ngắn hạn” là số dư Nợ chi tiết Tài khoản 1368 “Phải thu nội bộ khác” trên Sổ kế toán chi tiết Tài khoản 1368, chi tiết các khoản phải thu nội bộ ngắn hạn.
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng – Mã số 134
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ tài khoản 337 “Thanh toán theo tiến độ hợp đồng xây dựng” trên sổ cái.
5. Các khoản phải thu khác – Mã số 135
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu các khoản phải thu khác là số dư Nợ của các TK 1385, TK 1388, TK 334, TK 338 trên sổ kế toán chi tiết các tài khoản 1385, 334, 338, chi tiết các khoản phải thu ngắn hạn.
5. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi – Mã số 139
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết tài khoản 139 trên sổ kế toán chi tiết TK 139, chi tiết các khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi.
V. HÀNG TỒN KHO – Mã số 140
Mã số 140 = Mã số 141 + Mã số 149
1. Hàng tồn kho – Mã số 141
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đường”, 152 “Nguyên liệu, vật liệu”, 153 “Công cụ, dụng cụ”, 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”, 155 “Thành phẩm”, 156 “Hàng hóa”, 157 “Hàng gửi đi bán” và 158 “Hàng hóa kho bảo thuế” trên sổ cái.
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho – Mã số 149
Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu dự phòng giảm giá hàng tồn kho là số dư Có của tài khoản 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” trên sổ cái.
V. TÀI SẢN NGẮN HẠN KHÁC – Mã số 150
Mã số 150 = Mã số 151 + Mã số 152 + Mã số 154 + Mã số 158
1. Chi phí trả trước ngắn hạn – Mã số 151
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của tài khoản 142 “Chi phí trả trước ngắn hạn” trên sổ cái.
2. Thuế GTGT được khấu trừ – Mã số 152
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ” trên sổ cái.
3. Thuế và các khoản phải thu nhà nước – Mã số 154
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ chi tiết tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” trên sổ chi tiết TK 333.
4. Tài sản ngắn hạn khác – Mã số 158
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này số dư Nợ tài khoản 1381 “Tài sản thiếu chờ xử lý”, 141 “Tạm ứng”, 144 “Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn” trên sổ cái.
B. TÀI SẢN DÀI HẠN – Mã số 200
Mã số 200 = Mã số 210 + Mã số 220 + Mã số 240 + Mã số 250 + Mã số 260
I. CÁC KHOẢN PHẢI THU DÀI HẠN – Mã số 210
Mã số 210 = Mã số 211 + Mã số 212 + Mã số 213 + Mã số 218 + Mã số 219
1. Phải thu dài hạn của khách hàng – Mã số 211
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải thu dài hạn của khách hàng” căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết của tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng” mở chi tiết theo từng khách hàng đối với các khoản phải thu của khách hàng được xếp vào loại tài sản dài hạn.
2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc – Mã số 212
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 1361 “Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc” trên sổ kế toán chi tiết TK 136
3. Phải thu dài hạn nội bộ – Mã số 213
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là chi tiết số dư Nợ của TK 1368 “Phải thu nội bộ khác” trên sổ kế toán chi tiết TK 1368, chi tiết các khoản phải thu nội bộ dài hạn.
4. Phải thu dài hạn khác – Mã số 218
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ chi tiết của TK 138, 331, 338 (chi tiết các khoản phải thu dài hạn khác) trên sổ kế toán chi tiết TK 1388, 331,338.
5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi – Mã số 219
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết của TK 139 “Dự phòng phải thu khó đòi”, chi tiết dự phòng phải thu dài hạn khó đòi trên sổ kế toán chi tiết TK 139.
II. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH – Mã số 220
Mã số 220 = Mã số 221 + Mã số 224 + Mã số 227 + Mã số 230
1. Tài sản cố định hữu hình – Mã số 221
Mã số 221 = Mã số 222 + Mã số 223
1.1. Nguyên giá – Mã số 222
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu nguyên giá là số dư Nợ của tài khoản 211 “Tài sản cố định hữu hình” trên sổ cái.
1.2. Giá trị hao mòn lũy kế – Mã số 223
Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu giá trị hao mòn lũy kế là số dư Có tài khoản 2141 “Hao mòn TSCĐ hữu hình” trên sổ cái.
2. Tài sản cố định thuê tài chính – Mã số 224
Mã số 224 = Mã số 225 + Mã số 226
2.1. Nguyên giá – Mã số 225
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu nguyên giá là số dư Nợ tài khoản 212 “Tài sản cố định thuê tài chính” trên sổ cái.
2.2. Giá trị hao mòn lũy kế – Mã số 226
Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu giá trị hao mòn lũy kế là số dư Có tài khoản 2142 “Hao mòn TSCĐ thuê tài chính” trên sổ cái.
3. Tài sản cố định vô hình – Mã số 227
Mã số 227 = Mã số 228 + Mã số 229
3.1. Nguyên giá – Mã số 228
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu nguyên giá là số dư Nợ của tài khoản 213 “Tài sản cố định vô hình” trên sổ cái.
3.2. Giá trị hao mòn lũy kế – Mã số 229
Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu giá trị hao mòn lũy kế là số dư Có tài khoản 2143 “Hao mòn TSCĐ vô hình” trên sổ cái.
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang – Mã số 230
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ tài khoản 241 “Xây dựng cơ bản dở dang” trên sổ cái.
III. BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ – Mã số 240
Mã số 240 = Mã số 241 – Mã số 242
1.1 Nguyên giá – Mã số 241
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu nguyên giá là số dư Nợ của tài khoản 217 “Bất động sản đầu tư” trên sổ cái.
3.2. Giá trị hao mòn lũy kế – Mã số 242
Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu giá trị hao mòn lũy kế là số dư Có tài khoản 2147 “Hao mòn bất động sản đầu tư” trên sổ kế toán chi tiết TK 2147.
IV. CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DÀI HẠN – Mã số 250
Mã số 250 = Mã số 251 + Mã số 252 + Mã số 258 + Mã số 259
1. Đầu tư vào công ty con – Mã số 251
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của tài khoản 221 “Đầu tư vào công ty con” trên sổ cái.
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh – Mã số 252
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư bên Nợ của tài khoản 222 “Vốn góp liên doanh” và TK 223 “Đầu tư vào công ty liên kết”, trên sổ cái.
3. Đầu tư dài hạn khác – Mã số 258
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu đầu tư dài hạn khác là số dư Nợ của tài khoản 228 “Đầu tư dài hạn khác” trên sổ cái.
4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn – Mã số 259
Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***).
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn, là số dư Có của tài khoản 229 “Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn” trên sổ cái.
V. TÀI SẢN DÀI HẠN KHÁC – Mã số 260
Mã số 260 = Mã số 261 + Mã số 262 + Mã số 268
1. Chi phí trả trước dài hạn – Mã số 261
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của tài khoản 242 “Chi phí trả trước dài hạn” trên sổ cái.
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại – Mã số 262
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của tài khoản 243 “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại” trên sổ cái.
3. Tài sản dài hạn khác – Mã số 268
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số dư Nợ của tài khoản 244 “Ký quỹ, ký cược dài hạn” và các tài khoản khác có liên quan trên sổ cái.
TỔNG CỘNG TÀI SẢN – Mã số 270
Mã số 270 = Mã số 100 + Mã số 200
Phần nguồn vốn
A – NỢ PHẢI TRẢ – Mã số 300
Mã số 300 = Mã số 310 + Mã số 330
I. NỢ NGẮN HẠN – Mã số 310
Mã số 310 = Mã số 311 + Mã số 312 + Mã số 313 + Mã số 314 + Mã số 315 + Mã số 316 + Mã số 317 + Mã số 318 + Mã số 319 + Mã số 320
1. Vay và nợ ngắn hạn – Mã số 311
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của tài khoản 311 “Vay ngắn hạn” và 315 “Nợ dài hạn đến hạn trả” trên sổ cái.
2. Phải trả cho người bán – Mã số 312
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu phải trả cho người bán là tổng các số dư Có chi tiết của tài khoản 331 “Phải trả cho người bán” được phân loại là ngắn hạn mở theo từng người bán trên sổ kế toán chi tiết tài khoản 331.
3. Người mua trả tiền trước – Mã số 313
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu người mua trả tiền trước căn cứ vào số dư Có chi tiết của TK 131 “Phải thu của khách hàng” mở cho từng khách hàng trên sổ chi tiết TK 131 và số dư Có TK 3387 ”Doanh thu chưa thực hiện” trên sổ kế toán chi tiết TK 3387.
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước – Mã số 314
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu thuế và các khoản phải nộp Nhà nước là số dư Có chi tiết của Tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” trên sổ kế toán chi tiết TK 333.
5. Phải trả người lao động – Mã số 315
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết của tài khoản 334 “Phải trả người lao động” trên sổ kế toán chi tiết TK 334 (Chi tiết còn phải trả người lao động).
6. Chi phí phải trả – Mã số 316
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của tài khoản 335 “Chi phí phải trả ” trên sổ cái.
7. Phải trả nội bộ – Mã số 317
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu phải trả nội bộ là số dư Có chi tiết của tài khoản 336 “Phải trả nội bộ” trên sổ chi tiết TK 336 (Chi tiết phải trả nội bộ ngắn hạn).
8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng – Mã số 318
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 337 “Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng” trên sổ cái.
9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác – Mã số 319
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Có của TK 338 “Phải trả, phải nộp khác”, Tài khoản 138 “Phải thu khác”, trên sổ kế toán chi tiết của các TK 338, 138 (Không bao gồm các khoản phải trả, phải nộp khác được xếp vào loại nợ phải trả dài hạn).
10. Dự phòng phải trả ngắn hạn – Mã số 320
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Có chi tiết của TK 352 “Dự phòng phải trả” trên sổ kế toán chi tiết của TK 352 (chi tiết các khoản dự phòng cho các khoản phải trả ngắn hạn).
II. NỢ DÀI HẠN – Mã số 330
Mã số 330 = Mã số 331 + Mã số 332 + Mã số 333 + Mã số 334 + Mã số 335 + Mã số 336 + Mã số 337
1. Phải trả dài hạn người bán – Mã số 331
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu phải trả cho người bán là tổng các số dư Có chi tiết của tài khoản 331 “Phải trả cho người bán”, mở theo từng người bán đối với các khoản phải trả cho người bán được xếp vào loại nợ dài hạn.
2. Phải trả dài hạn nội bộ – Mã số 332
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là chi tiết số dư Có của tài khoản 336 “Phải trả nội bộ” trên sổ chi tiết TK 336 (Chi tiết các khoản phải trả nội bộ được xếp vào loại Nợ dài hạn).
3. Phải trả dài hạn khác – Mã số 333
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Có chi tiết của tài khoản 338 và tài khoản 344 trên sổ cái TK 344 và sổ chi tiết TK 338 (chi tiết phải trả dài hạn).
4. Vay và nợ dài hạn – Mã số 334
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của của tài khoản 341, tài khoản 342 và kết quả tìm được của số dư Có TK 3431 – dư Nợ TK 3432 + dư Có TK 3433 trên sổ kế toán chi tiết TK 343.
5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả – Mã số 335
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Có tài khoản 347 trên sổ cái TK 347.
6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm – Mã số 336
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Có tài khoản 351 trên sổ cái TK 351.
7. Dự phòng phải trả dài hạn – Mã số 337
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết tài khoản 352 trên sổ kế toán chi tiết TK 352.
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU – Mã số 400
Mã số 400 = Mã số 410 + Mã số 430
I. VỒN CHỦ SỞ HỮU – Mã số 410
Mã số 410 = Mã số 411 + Mã số 412 + Mã số 413 + Mã số 414 + Mã số 415 + Mã số 416 + Mã số 417 + Mã số 418 + Mã số 419 + Mã số 420 + Mã số 421
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu – Mã số 411
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của tài khoản 4111 “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” trên sổ kế toán chi tiết TK 4111.
2. Thặng dư vốn cổ phần – Mã số 412
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của tài khoản 4112 “Thặng dư vốn cổ phần” trên sổ kế toán chi tiết TK 4112. Nếu tài khoản này có số dư Nợ thì được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…)
3. Vốn khác của chủ sở hữu – Mã số 413
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của tài khoản 4118 “Vốn khác” trên sổ kế toán chi tiết TK 4118.
4. Cổ phiếu quỹ – Mã số 414
Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của tài khoản 419 “Cổ phiếu quỹ” trên sổ cái.
5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản – Mã số 415
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu chênh lệch đánh giá lại tài sản là số dư Có tài khoản 412 “Chênh lệch đánh giá lại tài sản” trên sổ cái. Trường hợp tài khoản 412 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***).
6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái – Mã số 416
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu chênh lệch tỷ giá là số dư Có tài khoản 413 “Chênh lệch tỷ giá” trên sổ cái. Trường hợp tài khoản 413 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***)
7. Quỹ đầu tư phát triển – Mã số 417
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu quỹ phát triển kinh doanh là số dư Có của tài khoản 414 “Quỹ phát triển kinh doanh” trên sổ cái.
8. Quỹ dự phòng tài chính – Mã số 418
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của tài khoản 415 “Quỹ dự phòng tài chính” trên sổ cái.
9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu – Mã số 419
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của tài khoản 418 “Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu” trên sổ cái.
10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối – Mã số 420
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu LN sau thuế chưa phân phối là số dư Có của tài khoản 421 “Lãi chưa phân phối” trên sổ cái. Trường hợp tài khoản 421 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***)
11. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản – Mã số 421
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của tài khoản 441 trên sổ cái.
II. NGUỒN KINH PHÍ VÀ QUỸ KHÁC – Mã số 430
Mã số 430 = Mã số 431 + Mã số 432 + Mã số 433
1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi – Mã số 431
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu quỹ khen thưởng, phúc lợi là số dư Có tài khoản 431 “Quỹ khen thưởng, phúc lợi” trên sổ cái.
2. Nguồn kinh phí – Mã số 432
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số chênh lệch giữa số dư Có tài khoản 461 với số dư Nợ tài khoản 161 trên sổ cái. Trường hợp số dư Nợ tài khoản 161 lớn hơn số dư Có tài khoản 461 thì chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…)
3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ – Mã số 433
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có tài khoản 466 “Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ” trên sổ cái.
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN – Mã số 440
Mã số 430 = Mã số 300 + Mã số 400
Các chỉ tiêu ngoài Bảng Cân đối kế toán
1. Tài sản thuê ngoài
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của tài khoản 001 – “Tài sản thuê ngoài” trên sổ cái.
2. Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công:
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của tài khoản 002 “Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công” trên sổ cái.
3. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi:
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của tài khoản 003 “Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi” trên sổ cái.
4. Nợ khó đòi đã xử lý
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của tài khoản 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” trên sổ cái.
5. Ngoại tệ các loại
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của tài khoản 007 “Ngoại tệ các loại” trên sổ cái.
6. Dự toán chi sự nghiệp, dự án
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của tài khoản 008 “Dự toán chi sự nghiệp, dự án” trên sổ cái.

---------- Post added at 09:56 ---------- Previous post was at 09:45 ----------

Ví dụ:

1. Tiền – Mã số 111:
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Tiền” là số dư Nợ của tài khoản 111 “Tiền mặt” , 112 “Tiền gửi ngân hàng”, 113 “Tiền đang chuyển” trên sổ cái.
Vậy trên cột Mã số bạn nhấn Mã số 111 : tương ứng tổng hợp dữ liệu TK số dư cuối kỳ của 111,112,113 trên bảng cân đối phát sinh

Cách làm :
Chèn thêm một cột đằng trước cột tài khoản đặt tiêu đề là mã số => đặt mãng cho nó là MS: mã số
- Quét khối vùng dữ liệu cột mã số này từ tài khoản 111 đến 911 gồm: chỉ riêng một cột Mã số vừa chèn thêm Name box đặt tên cho vùng dữ liệu là MS mục đích để nó cung cấp dữ liệu cho bảng CĐKT
Hoặc làm theo lệnh: Tại Ô B11 tại cột Mã số từ TK 111 kéo xuống đến tài khoản 911 chỉ có cột mã số vào Name box : để đặt tên mãng dữ liệu MS
hoặc vào lệnh
vào Iinsert/Name/ Define Name/ Names in workbook: MS

Xem các tài khoản nào nào thuộc mã nào trên CĐKT thèo tài liệu ở trên thì nhập vào tương ứng cho nó
1150177_207249389438855_1374298731_n.jpg


---------- Post added at 10:03 ---------- Previous post was at 09:56 ----------

-Sau đó chèn thêm một cột đằng trước cột mã số đẻ sau này nó tổng hợp số liệu tính tổng cho tài khoản sổ cái như trên ta thấy tài khoản 112 hoặc 131 gồm có nhiều tài khoản chi tiết nên ta làm số 3 để nó tổng hợp duy nhất số liệu để lên BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN sau này và cột tổng cộng phát sinh trong tháng phía dưới, cột này gọi là cột phụ tức nó sẽ tổng hợp giá trị tài khoản tổng hợp gồm 3 số còn các tài khoản chi tiết nó ko tổng hợp

---------- Post added at 10:13 ---------- Previous post was at 10:03 ----------

- Ở cột số dư đầu tháng hoàn toàn ko có bất kỳ công thức gì, chỉ ở phần tài khoản sổ cái ba số là làm hàm sum để lấy số dư đầu kỳ tổng mà thôi
- Ví dự tài khoản 131 có 26 tài khoản con từ 13101 đến 13126 thì dùng hàm = sum( TK 13101 => đến TK 13126) để tổng hợp lấy số dư đâu kỳ, phát sinh trong kỳ Nợ - Có, số dư cuối kỳ
- Còn những tài khoản ko có tài khoản hoặc ko mở chi tiết thì ko cần làm
-
1002349_207254542771673_465987184_n.jpg


---------- Post added at 10:57 ---------- Previous post was at 10:13 ----------

Đặt công thức để lên bảng cân đối phát sinh hoàn chỉnh
Dữ liệu được lấy và tổng hợp từ Sổ Nhật ký chung tại sheets : NKC tại sheet này ta đã đặt các mãng là TKN, TKC, SPS => bây giờ là lúc ta dùng đến công hiệu của nó bằng cách kết hợp với hàm Sumif(vùng có chứa điều kiện, điều kiện, vùng tính tổng)

---------- Post added at 11:08 ---------- Previous post was at 10:57 ----------

Đặt công thức để lên bảng cân đối phát sinh hoàn chỉnh
Dữ liệu được lấy và tổng hợp từ Sổ Nhật ký chung tại sheets : NKC tại sheet này ta đã đặt các mãng là TKN, TKC, SPS => bây giờ là lúc ta dùng đến công hiệu của nó bằng cách kết hợp với hàm Sumif(vùng có chứa điều kiện, điều kiện, vùng tính tổng)
-Tại phát sinh Nợ trong Tháng=SUMIF(TKN,C11&"*",SPS) = SUMIF( MÃNG TÀI KHOẢN NỢ BÊN NKC , ĐIỀU KIỆN GIỐNG SỐ HIỆU TÀI KHOẢN , THÌ TÍNH TỔNG SỐ TIỀN)
Nghĩa là tính tổng giá trị cần tìm là C11 = số hiệu tài khoản bên cột mãng tài khoản nợ ở nhật ký chung thì tính tổng số tiền
Ví dự trên = Tìm bên cột nợ Nhật ký chung , có số hiệu là 111 , tính tổng cộng nó lại
Ghi chú dấu: & “*” để tổng hợp tất cả các tài khoản phát sinh mà có 3 số đầu giống điều kiện cần tìm 111 thì nó tổng hợp và ko quan tâm đuôi đằng sau là gì
Ví dự 642 thì có chi tiết là 6421,6422,6423….thì nghiệp vụ nào có 3 số = 642 là nó lấy còn đuôi chi tiết 1,2,3,4….8 nó ko quan tâm

---------- Post added at 11:10 ---------- Previous post was at 11:08 ----------

Tài khoản 111 thì có chi tiết 1111,1112,1113,111……thi khi định khoản mà nó thấy có 3 số đầu là 111 phù hợp với điều kiện trên thì nó tính tổng

---------- Post added at 11:13 ---------- Previous post was at 11:10 ----------

Trong nhật ký chung ta đinh khoản chi tiết thường là 6427,6428,1111,…..do đó nếu ta dùng công thức này thì nó thấy có 3 số 642,111 là nó tự động lấy và tính tổng cộng lại, còn nếu khác với điều kiện thì nó bỏ ko lấy
1157474_206229359540858_623569066_n.jpg
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Thiết kế sổ sách bằng excel

* -Tại phát sinh Có trong Tháng=SUMIF(TKC,C11&"*",SPS) = SUMIF( MÃNG TÀI KHOẢN CÓ BÊN NKC , ĐIỀU KIỆN GIỐNG SỐ HIỆU TÀI KHOẢN ĐANG TÌM , THÌ TÍNH TỔNG SỐ TIỀN)
Nghĩa là tính tổng giá trị cần tìm là C11 = số hiệu tài khoản bên cột mãng tài khoản CÓ ở nhật ký chung thì tính tổng số tiền
Ví dự trên = Tìm bên cột CÓ Nhật ký chung , có số hiệu là 111 , tính tổng cộng nó lại
Ghi chú dấu: & “*” để tổng hợp tất cả các tài khoản phát sinh mà có 3 số đầu giống điều kiện cần tìm 111 thì nó tổng hợp và ko quan tâm đuôi đằng sau là gì
Ví dụ:
Tài khoản 111 thì có chi tiết 1111,1112,1113,111……thi khi định khoản mà nó tim thấy bút toán định khoản có số phát sinh là CÓ và có 3 số đầu là 111 phù hợp với điều kiện trên thì nó tính tổng
Ví dự : Nợ 6427/ có 1111
= > tính tổng tất cả những nghiệp vụ có phát sinh chi tiền liên quan đến Có 111

---------- Post added at 01:52 ---------- Previous post was at 01:46 ----------

Tính số dư cuối tháng = hàm MAX
Cú pháp
MAX(number1, [number2], ...)
Cú pháp của hàm MAX có các đối số sau đây:
Number1, number2, ... Number1 là bắt buộc, các số tiếp theo là tùy chọn. 1 tới 255 số mà bạn muốn tìm giá trị lớn nhất trong đó.
• Tính giá trị lớn nhất của dãy số , Nếu các đối số không chứa số hoặc đố sô <0 thì hàm MAX trả về 0 (không).

---------- Post added at 01:54 ---------- Previous post was at 01:52 ----------

* Tại Số dư cuối tháng Nợ =MAX(0,E11+G11-H11-F11)
=Max( đầu kỳ nợ + phát sinh nợ - đầu kỳ có – phát sinh có , nếu : đầu kỳ nợ + phát sinh nợ - đầu kỳ có – phát sinh có > 0 thì nó lấy: đầu kỳ nợ + phát sinh nợ - đầu kỳ có – phát sinh có , nếu : đầu kỳ nợ + phát sinh nợ - đầu kỳ có – phát sinh có < 0 thì nó lấy giá trị lớn nhất là số = 0)

---------- Post added at 01:56 ---------- Previous post was at 01:54 ----------

* Tại Số dư cuối tháng Có =MAX(0,F11+H11-G11-E11)
=Max( đầu kỳ có + phát sinh có - đầu kỳ nợ – phát sinh nợ , nếu : đầu kỳ có + phát sinh có - đầu kỳ nợ – phát sinh nợ > 0 thì nó lấy: đầu kỳ có + phát sinh có - đầu kỳ nợ – phát sinh nợ , nếu : đầu kỳ có + phát sinh có - đầu kỳ nợ – phát sinh nợ < 0 thì nó lấy giá trị lớn nhất là số = 0)

---------- Post added at 02:04 ---------- Previous post was at 01:56 ----------

Sau khi lập xong công thức cho Phát sinh Nợ, Phát sinh có, Số dư cuối kỳ Nợ, số dư cuối kỳ có => bội đen hàng này dê chuột vào góc phải thấy có dấu + thì kéo công thức xuống từ TK 111 đến TK 911 đẻ nó copy công thức toàn bộ => tới đây hoàn thành công thức Cân đối phát sinh tổng hợp cho các tài khoản Cha có 3 số đầu của sổ cái tài khoản
602038_207441166086344_1736665931_n.jpg


---------- Post added at 02:08 ---------- Previous post was at 02:04 ----------

Với những tài khoản mở chi tiết thêm như 131,331,4211,4212 thì ta xóa bỏ chức năng dấu: &”*” để nó chỉ tổng hợp tài khoản nào giông như điều kiện cột Số hiệu thì sẽ tổng hợp
Phát sinh nợ trong kỳ=SUMIF(TKN,C15,SPS)
Phát sinh có trong kỳ =SUMIF(TKC,C15,SPS)

1002349_207254542771673_465987184_n.jpg


---------- Post added at 02:17 ---------- Previous post was at 02:08 ----------

Mục đích tạo tài khoản chi tiết 131,331 trên cân đối phát sinh để chúng ta theo dỡi kết hợp luôn công nợ khác hàng phải thu 131 và công nợ khác hàng phải trả 331 mà ko cần phải tạo thêm bảng tổng hợp công nợ do vậy trên cân đối phát sinh này 131,331 vừa có chức năng theo dõi công nợ và vừa có chức năng tổng hợp số liệu để lên BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN để lên báo cáo tài chính => một công đôi việc

---------- Post added at 02:22 ---------- Previous post was at 02:17 ----------

Việc tạo công thức hàm MAX nó sẽ tự động tính số dư cuối kỳ và trả về kết quả số dư NỢ - CÓ đối với tài khoản tài sản và ngồn vốn thuần có số dư một bên Nợ = tài sản, Có = Nguồn vốn và với tài khoản lưỡng tính 131,331,421 nó cũng tự động lấy số liệu đưa về số dư cuối kỳ cho phù hợp

---------- Post added at 04:09 ---------- Previous post was at 02:22 ----------

TẠO CÔNG THỨC ĐỂ LẤY SỐ LIỆU TỔNG HỢP CHO CÂN ĐỐI PHÁT SINH
Ta dùng hàm SUMIF để tổng hợp dữ liệu do đó những cột nào có số 3 đứng trước thì nó sẽ tổng hợp:
1150177_207249389438855_1374298731_n.jpg


- Số dư đầu tháng Nợ =SUMIF($A$11:$A$118,3,E11:E118)=SUMIF(Vùng điều kiện là cột có mã ta đặt = 3 , điều kiện là số 3, vùng tính tổng là Cột Nợ đầu kỳ)
- Số dư đầu tháng Có =SUMIF($A$11:$A$118,3,F11:F118)=SUMIF(Vùng điều kiện là cột có mã ta đặt = 3 , điều kiện là số 3, vùng tính tổng là Cột Có đầu kỳ)
- Số phát sinh trong tháng Nợ =SUMIF($A$11:$A$118,3,G11:G118)=SUMIF(Vùng điều kiện là cột có mã ta đặt = 3 , điều kiện là số 3, vùng tính tổng là Cột phát sinh Nợ trong kỳ)
- Số phát sinh trong tháng Có =SUMIF($A$11:$A$118,3,H11:H118)=SUMIF(Vùng điều kiện là cột có mã ta đặt = 3 , điều kiện là số 3, vùng tính tổng là Cột phát sinh Có trong kỳ)

- Số dư cuối tháng Nợ =SUMIF($A$11:$A$118,3,I11:I118) =SUMIF(Vùng điều kiện là cột có mã ta đặt = 3 , điều kiện là số 3, vùng tính tổng là Cột cuối kỳ Nợ)
- Số dư cuối tháng Có =SUMIF($A$11:$A$118,3,J11:J118) =SUMIF(Vùng điều kiện là cột có mã ta đặt = 3 , điều kiện là số 3, vùng tính tổng là Cột cuối kỳ Có )

Ghi chú: Tổng đầu kỳ Nợ = Tổng đầu kỳ có
Tổng phát sinh trong kỳ Nợ = Tổng phát sinh trong kỳ Có
Tổng cuối kỳ Nợ = tổng cuối kỳ Có
+ Tổng phát sinh Nhật Ký chung = Tổng phát sinh (Nợ Có) trong kỳ trên bảng Cân đối phát sinh
Hình minh họa ở dưới
+ Các Tài khoản Loại 1 và 2 ko có số dư Có ( trừ lưỡng tính 131,214,129,159..) chỉ có số dư Nợ, cũng ko có số dư cuối kỳ âm
+ Các tải khoản loại 3.4 ko có số dư Nợ ( trừ lưỡng tính 331,421...) chỉ có số dư Có, ko có số dư cuối kỳ âm
+ Các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 : sổ cái và cân đối phát sinh phải = 0 , nếu > 0 là làm sai do chưa kết chuyển hết

1184775_207483142748813_437140358_n.jpg


---------- Post added at 04:10 ---------- Previous post was at 04:09 ----------

= > Kết thúc phần tạo cân đối phát sinh
 
Ðề: Thiết kế sổ sách bằng excel

Cám ơn anh em đang cần nghiên cứu cái này.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top