Tài sản cố định lắp đặt theo hệ thống
–Tài sản cố định lắp đặt hình thành theo hệ thống phải đáp ứng tiêu chí nào để đủ điều kiện ghi nhận là tài sản cố định?
–Trường hợp nào chỉ xem là công cụ dụng cụ
+++ Căn cứ:
**Khái niệm Tài sản cố định:Tại điều 02 khoản 01 & 05 Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013
1. Tài sản cố định hữu hình:là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải...
5. Nguyên giá tài sản cố định: Nguyên giá tài sản cố định hữu hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
**Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định:
– Tại điều 03 Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định
Điều 3. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định:
1. Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:
a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;
c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.
Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.
Điều 14. Hiệu lực thi hành:
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/06/2013 và áp dụng từ năm tài chính năm 2013.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
+++ Kèm theo: Quyết định 1173/QĐ-BTC Về việc đính chính Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định
Điều 1. Đính chính nội dung tại khoản 11 Điều 9 Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định như sau:
“11. Đối với các tài sản cố định doanh nghiệp đang theo dõi, quản lý và trích khấu hao theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC nay không đủ tiêu chuẩn về nguyên giá tài sản cố định theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này thì giá trị còn lại của các tài sản này được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 3 năm kể từ ngày có hiệu lực thi hành của Thông tư này”.
= > Theo đó:
–Nếu tài sản trên bao gồm các bộ phận riêng lẻ cấu thành được xem là TSCĐ
–Nếu tài sản trên bao gồm các bộ phận riêng lẻ cấu thành nhưng những bộ phận riêng lẻ này nếu thiếu/ khuyết đi nó vẫn hoạt động bình thường thì
+ Nếu Giá trị các Tài sản riêng lẻ này có giá trị > 30 triệu thời gian sử dụng lâu dài được xem là TSCĐ riêng lẻ hoặc có thể gộp vào hệ thống Tài sản đơn chiếc không cần tách
+ Nếu các tài sản riêng lẻ này có giá trị < 30 triệu:
1.Thiếu những tài sản này thì hệ thống tài sản vẫn hoạt động bình thường & Thời gian sử dụng ngắn phải thay đổi thường xuyên do duy tu sữa chữa = > Xem như là công cụ dụng cụ: ví dụ Xe ô tô gắn: Thiết bị định vị ô tô - Định vị cho ô tô, xe hơi, xe tải GPS thiếu thiết bị này xe vẫn chạy bình thường
2.Thiếu những tài sản này thì hệ thống tài sản sẽ hoạt động trở nên không bình thường & Thời gian sử dụng dài = > Xem như là tài sản: ví dụ Xe ô tô gắn: Biển đăng ký xe thiếu thiết bị này xe vẫn chạy bình thường nhưng không thể lưu thông trên đường khi tham gia giao thông
+++ Ưu và nhược điểm của đưa vào công cụ dụng cụ và tài sản:
– Công cụ dụng cụ:
1.Giá trị nhỏ có thể 30 triệu < x =< 30 triệu
2.Thời gian phân bổ ngắn tối đa 36 tháng = > làm tăng chi phí
3.Công dụng/ tính năng hiệu quả sản xuất của tài sản không cao
4.Tài sản hay hư hỏng hay phải sửa chữa thường xuyên thậm chí thay thế mới.....
5.Không cần phải làm thủ tục thanh lý khi đưa vào sử dụng TK 242 thì khi hết ngừng trích và thuận tiện hơn khi giải trình thuế
–Tài sản cố định:
1.Giá trị từ 30 triệu trở lên
2.Có thời gian sử dụng lâu dài
3.Tính năng sử dụng / hiệu quả công việc cao
4.Tài sản ít có sự thay đổi
5.Phải thanh lý xuất hóa đơn thanh lý khi tài sản hết giá trị khấu hao hoặc vẫn phải theo dõi sổ sách khi giải trình thuế chứng minh tài sản hiện hữu còn tồn tại.
–Tài sản cố định lắp đặt hình thành theo hệ thống phải đáp ứng tiêu chí nào để đủ điều kiện ghi nhận là tài sản cố định?
–Trường hợp nào chỉ xem là công cụ dụng cụ
+++ Căn cứ:
**Khái niệm Tài sản cố định:Tại điều 02 khoản 01 & 05 Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013
1. Tài sản cố định hữu hình:là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải...
5. Nguyên giá tài sản cố định: Nguyên giá tài sản cố định hữu hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
**Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định:
– Tại điều 03 Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định
Điều 3. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định:
1. Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:
a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;
c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.
Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.
Điều 14. Hiệu lực thi hành:
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/06/2013 và áp dụng từ năm tài chính năm 2013.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
+++ Kèm theo: Quyết định 1173/QĐ-BTC Về việc đính chính Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định
Điều 1. Đính chính nội dung tại khoản 11 Điều 9 Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định như sau:
“11. Đối với các tài sản cố định doanh nghiệp đang theo dõi, quản lý và trích khấu hao theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC nay không đủ tiêu chuẩn về nguyên giá tài sản cố định theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này thì giá trị còn lại của các tài sản này được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 3 năm kể từ ngày có hiệu lực thi hành của Thông tư này”.
= > Theo đó:
–Nếu tài sản trên bao gồm các bộ phận riêng lẻ cấu thành được xem là TSCĐ
–Nếu tài sản trên bao gồm các bộ phận riêng lẻ cấu thành nhưng những bộ phận riêng lẻ này nếu thiếu/ khuyết đi nó vẫn hoạt động bình thường thì
+ Nếu Giá trị các Tài sản riêng lẻ này có giá trị > 30 triệu thời gian sử dụng lâu dài được xem là TSCĐ riêng lẻ hoặc có thể gộp vào hệ thống Tài sản đơn chiếc không cần tách
+ Nếu các tài sản riêng lẻ này có giá trị < 30 triệu:
1.Thiếu những tài sản này thì hệ thống tài sản vẫn hoạt động bình thường & Thời gian sử dụng ngắn phải thay đổi thường xuyên do duy tu sữa chữa = > Xem như là công cụ dụng cụ: ví dụ Xe ô tô gắn: Thiết bị định vị ô tô - Định vị cho ô tô, xe hơi, xe tải GPS thiếu thiết bị này xe vẫn chạy bình thường
2.Thiếu những tài sản này thì hệ thống tài sản sẽ hoạt động trở nên không bình thường & Thời gian sử dụng dài = > Xem như là tài sản: ví dụ Xe ô tô gắn: Biển đăng ký xe thiếu thiết bị này xe vẫn chạy bình thường nhưng không thể lưu thông trên đường khi tham gia giao thông
+++ Ưu và nhược điểm của đưa vào công cụ dụng cụ và tài sản:
– Công cụ dụng cụ:
1.Giá trị nhỏ có thể 30 triệu < x =< 30 triệu
2.Thời gian phân bổ ngắn tối đa 36 tháng = > làm tăng chi phí
3.Công dụng/ tính năng hiệu quả sản xuất của tài sản không cao
4.Tài sản hay hư hỏng hay phải sửa chữa thường xuyên thậm chí thay thế mới.....
5.Không cần phải làm thủ tục thanh lý khi đưa vào sử dụng TK 242 thì khi hết ngừng trích và thuận tiện hơn khi giải trình thuế
–Tài sản cố định:
1.Giá trị từ 30 triệu trở lên
2.Có thời gian sử dụng lâu dài
3.Tính năng sử dụng / hiệu quả công việc cao
4.Tài sản ít có sự thay đổi
5.Phải thanh lý xuất hóa đơn thanh lý khi tài sản hết giá trị khấu hao hoặc vẫn phải theo dõi sổ sách khi giải trình thuế chứng minh tài sản hiện hữu còn tồn tại.