Phụ cấp ăn trưa năm 2014

teddytran

Member
Hội viên mới
M.ng cho e hỏi là năm 2013 thỳ tiền phụ cấp ăn trưa ko qá 680k/tháng. Vậy năm 2014 có thay đổi ko hay vẫn 680k ạk. Và vấn đề nữa là nếu như tiền phụ cấp thấp hơn 680k, Ví dụ là 600K đi ạk. Thỳ thấp hơn mức qui định thỳ trong phần tổng thu nhập chịu thuế thỳ mình phải cộng thêm 80K còn thiếu vào có đúg ko ạk. Và đối với ng ngỉ phép thỳ tiền ăn trưa ko đc giảm, VD như là 510K thỳ phải cộng thêm 170K có đúg ko ạk. E đang cần gấp ạk. Mong a/c giúp đỡ.
 
Ðề: Phụ cấp ăn trưa năm 2014

cùng thắc mắc mong có bạn vào trả lời giúp
 
Ðề: Phụ cấp ăn trưa năm 2014

PC ăn trưa bao nhiêu tùy thuộc vào quy định của cty bạn, miễn ko vượt quá 680k/ng/thang. Nếu thực tế cty bạn chi ko tới 680k/ng, bạn muốn tăng CP thì cứ để con số 680.
 
Ðề: Phụ cấp ăn trưa năm 2014

Bạn xem nhé!
21/05/2010 ăn ca là 450.000 đ theo Thông tư 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15/10/2008
22/05/2010 Đến ngày 14/06/2011 tiền ăn 550.000 đ Thông tư quy định Thông tư 06/2010/TT-BLĐTBXH ngày 07/04/2010
15/06/2011 Đến ngày 30/04/2012 tiền ăn 620.000 đ Thông tư quy định Thông tư 12/2011/TT-BLĐTBXH ngày 26/04/2011
01/05/2012 là 680.000 đ theo Thông tư 10/2012/TT-BLĐTBXH ngày 26/04/2012
Tiền ăn giữa ca nằm trong định mức thì được miễn cộng vào thu nhập tính thuế TNCN
 
Sửa lần cuối:
Khi tính phần thu nhập chịu thuế ko công thêm 80K như bạn nói.
 
Ðề: Phụ cấp ăn trưa năm 2014

hj em
dù em tính tiền cơm trưa 600k thì trong phần tổng thu nhập chịu thuế em cũng tính 600k ai cho mà cộng thêm, quy định TT cho phép ko vượt quá 680k có nghĩa trích không đủ thì không được phép cộng thêm em nhé quy định là thế mà, còn em muốn cộng thì việc em nhưng cẩn thận không thì dấu đầu lòi đuôi hơi mệt khi giải trình
 
Ðề: Phụ cấp ăn trưa năm 2014

hj em
dù em tính tiền cơm trưa 600k thì trong phần tổng thu nhập chịu thuế em cũng tính 600k ai cho mà cộng thêm, quy định TT cho phép ko vượt quá 680k có nghĩa trích không đủ thì không được phép cộng thêm em nhé quy định là thế mà, còn em muốn cộng thì việc em nhưng cẩn thận không thì dấu đầu lòi đuôi hơi mệt khi giải trình
Nghĩa là số tiền ko vượt quá 680K thỳ mình vẫn để yên số đó vào phần thu nhập tính thuế ạk. Chẳng hạn như hàng tháng thỳ vượt quá 680K thì e tính TNCT= lương cơ bản + các khoản #(như thêm giờ ...) + (số tiền phụ cấp 750k - 680k). Thỳ bh số tiền ko vượt quá thì tính TNCT = lương cơ bản + các khoản # + 600K có đúg ko ạ
 
Ðề: Phụ cấp ăn trưa năm 2014

Nghĩa là số tiền ko vượt quá 680K thỳ mình vẫn để yên số đó vào phần thu nhập tính thuế ạk. Chẳng hạn như hàng tháng thỳ vượt quá 680K thì e tính TNCT= lương cơ bản + các khoản #(như thêm giờ ...) + (số tiền phụ cấp 750k - 680k). Thỳ bh số tiền ko vượt quá thì tính TNCT = lương cơ bản + các khoản # + 600K có đúg ko ạ

chính xác nếu nắm trong phạm vi của TT thì được trừ ra khi tính thuế TNCN còn vượt thì khoảng vượt sẽ bị tính thuế em nhé
 
Ðề: Phụ cấp ăn trưa năm 2014

Công thức chung:
Thu nhập tính thuế = Tổng Lương – Các khoản giảm trừ
Thuế thu nhập chiu thuế TN cá nhân = (Thu nhập - 9 triệu giảm trừ bản thân- (3,6 triệu x số người phụ thuộc)) * Thuế suất
Tổng Lương = Lương Căn Bản + phụ cấp trách theo lương + Phụ cấp cơm (Nếu có > 680.000VNĐ)
Các khoản giảm trừ = Mức thu nhập bản than (9 triệu/ tháng) + Số người phụ thuộc*3.6 triệu + Bảo hiểm bắt buộc(9.5%)
Các khoản giảm trừ:
Môt năm khấu trừ bản thân = 6x4.000.000+6x9.000.000=78.000.000
Gia cảnh phụ thuộc=1.600.000x6+3.600.000x6= 31.200.000

Chú ý: chi phí tiền cơm chỉ bị khống chế > 680.000 là phải chịu thuế TNCN, nếu <= 680.000 thì không chịu thuế TNCN, với thuế TNDN thì tiền cơm dù > 680.000 hay < 680.000 => đều là chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế TNDN
Nếu doanh nghiệp sử dụng vốn ngân sách nhà nước để hoạt động thì phần tiền cơm vượt > 680.000 bị loại khi tính thuế TNDN



-Còn TN Chịu thuế = tổng thu nhập trừ đi các khoản TN không chịu thuế: các khoản TN không chịu thuế gồm những khoản nào? ăn giữa ca, làm thêm giờ.phần vượt 15%nhà ở, vé máy bay khứ hồi cho người nước ngoài ..... ( ai biết thêm các khoản nào nữa thì liệt kê ra nhá) à nói đến vụ làm thêm giờ, cái này khá đau đầu nha, nhiều người nhầm tưởng cứ tăng ca, thêm giờ là k chịu thuế TNCN, chỉ khoản phụ trội trả cho ngày/ giờ làm thêm cao hơn ngày thường mới không tính vào TNCT TNCN đâu nhé.

-Vé máy bay khứ hồi cho người nước ngoài: một năm chỉ được phép chi một lần duy nhất, nếu vượt quá 01 lần thì phần vượt bị đánh thuế TNCN Ví dụ:ông A có -Tiền mua vé máy bay khứ hồi nghỉ phép trong năm= 3 lần x 20.000.000 =60.000.000 => ông A chỉ đươc phép trừ 01 lần là thu nhập ko chịu thuế TNCN, Còn 02 lần = 2x20.000.000=40.000.000 bị tính thuế tncn

- Phần tăng ca và vượt mức:
Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.
Ví dụ 2: Ông A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là 40.000 đồng/giờ.
- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân được trả 60.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
60.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ
- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cá nhân được trả 80.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
80.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 40.000 đồng/giờ


Nội dung hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân 2013:

- Thuế TNCN đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế * Thuế suất
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo biểu thuế luỹ tiến từng phần theo quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân

- Thuế TNCN đối với thu nhập từ đầu tư vốn:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế * Thuế suất 5%
- Thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế * Thuế suất 20%
- Thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển chứng khoán:

+ Trường hợp cá nhân chuyển nhượng chứng khoán đăng ký nộp thuế theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20%.
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế * Thuế suất 20%
+ Trường hợp cá nhân chuyển nhượng chứng khoán không đăng ký nộp thuế theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20% thì áp dụng thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoản từng lần
Thuế TNCN phải nộp = Giá chuyển nhượng * Thuế suất 0,1%
- Thuế TNCN đối với thu nhập từ trúng thưởng: áp dụng theo biểu thuế toàn phần là 10%.

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế* Thuế suất 10%
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Phụ cấp ăn trưa năm 2014

Trường hợp ăn ca này chỉ áp dụng cho doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp khác không quy định bao nhiêu tiền, chỉ cần hóa hóa đơn đầy đủ liên quan đến ăn ca là được
 
Ðề: Phụ cấp ăn trưa năm 2014

[QUOTE=BeLamAnh;1097160]Bạn xem nhé!
21/05/2010 ăn ca là 450.000 đ theo Thông tư 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15/10/2008
22/05/2010 Đến ngày 14/06/2011 tiền ăn 550.000 đ Thông tư quy định Thông tư 06/2010/TT-BLĐTBXH ngày 07/04/2010
15/06/2011 Đến ngày 30/04/2012 tiền ăn 620.000 đ Thông tư quy định Thông tư 12/2011/TT-BLĐTBXH ngày 26/04/2011
01/05/2012 là 680.000 đ theo Thông tư 10/2012/TT-BLĐTBXH ngày 26/04/2012
Tiền ăn giữa ca nằm trong định mức thì được miễn cộng vào thu nhập tính thuế TNCN[/QUOTE]


Thông tư 10/2012 dành cho công ty tnhh nhà nước
 
Ðề: Phụ cấp ăn trưa năm 2014

Trường hợp ăn ca này chỉ áp dụng cho doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp khác không quy định bao nhiêu tiền, chỉ cần hóa hóa đơn đầy đủ liên quan đến ăn ca là được
em đã hiểu nhầm thông tư rồi nhé em nói chưa đúng :
Theo quy định mới đây tại Thông tư số 10/2012/TT-BLĐTBXH ngày 26/04/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì các công ty nhà nước và các tổ chức, đơn vị của Nhà nước đang áp dụng chế độ như công ty nhà nước được thực hiện mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động không vượt quá 680.000 đồng/người/tháng kể từ ngày 01/05/2012.
Chế độ ăn giữa ca tại các công ty là khẩu phần ăn giữa ca làm việc, nó có tác dụng tích cực đến việc thúc đẩy tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm giá thành và bảo đảm sức khỏe cho người lao động.
Việc thực hiện chế độ ăn giữa ca được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15/10/2008 về việc hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca trong công ty nhà nước. Theo đó, nguyên tắc thực hiện chế độ ăn giữa ca là tiền ăn được tính theo ngày thực tế làm việc, kể cả ngày làm thêm. Ngày không làm việc, kể cả ngày nghỉ ốm đau, thai sản, nghỉ phép, nghỉ không hưởng lương thì không ăn giữa ca và không được thanh toán tiền; những ngày làm việc không đủ số giờ làm việc tiêu chuẩn (dưới 50% số giờ tiêu chuẩn) thì không ăn giữa ca. Ngoài những nguyên tắc nêu trên, doanh nghiệp có thể quy định thêm các nguyên tắc khác, nếu xét thấy có lợi cho việc nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân với hiệu quả sản xuất, kinh doanh của công ty.
Định mức tiền ăn giữa ca tối đa theo quy định tại Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH là450.000 đ/tháng, sau đó được nâng lên các mức 550.000 đ/tháng (theo Thông tư số 10/2009/TT-BLĐTBXH ngày 24/04/2009); 620.000 đ/tháng (theo Thông tư số 12/2011/TT-BLĐTBXH ngày 26/04/2011) và nay là 680.000 đ/tháng.
Về chính sách thuế TNDN đối với khoản tiền ăn giữa ca thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với khoản tiền ăn giữa ca chi bằng tiền, bằng hiện vật cho người lao động nếu thực tế có chi trả và khoản chi này có đầy đủ hoá đơn chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Về chính sách thuế TNCN đối với khoản tiền ăn giữa ca thì trong trường hợp người sử dụng lao động trực tiếp tổ chức bữa ăn giữa ca cho người lao động sẽ không tính khoản tiền ăn giữa ca vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động. Ngược lại, trong trường hợp đơn vị chi trả thu nhập không trực tiếp tổ chức bữa ăn ca mà chi tiền ăn ca trực tiếp cho người lao động thì chỉ không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động nếu mức chi không vượt quá mức quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội nêu trên. Trường hợp chi cao hơn mức quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.
Đối với các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước và các tổ chức khác thì mức chi tiền ăn giữa ca do thủ trưởng đơn vị thống nhất với chủ tịch công đoàn quyết định nhưng mức tối đa cũng không vượt quá mức áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước nêu trên.
 
Re: Ðề: Phụ cấp ăn trưa năm 2014

em là thành viên mới tham gia em muốn hỏi cả nhà một chút: Em làm tại Trung tâm quỹ đất, là đơn vị ngân sách tự chủ 100% không phải là doanh nghiệp thì có được áp dụng mức 680.000 cho tiền ăn trưa hàng tháng để tính thuế TNCN hay vẫn chỉ được áp dụng 450.000 theo thông tư 22/2008
 
Ðề: Phụ cấp ăn trưa năm 2014

Xin chào cả nhà, tớ đang làm việc ở công ty xây dựng, theo thông tư quy định thì mức tiền ăn trưa là 680.000/ tháng, nhưng do đặc thù công việc, công nhân được trả 50.000 hoặc 60.000/ ngày họ đi làm theo công trình cả 1 tháng thì tiền ăn trưa của họ đã là 1tr500 nghìn rồi, mình chỉ làm trên hợp đồng là phụ cấp ăn trưa 50.000/ ngày liệu có được tính hết vào chi phí không hay chỉ được tính trên 680.000d và thuế TNCN có cộng thêm tiền ăn trưa vượt quá 680.000 d không? Cảm ơn cả nhà!!!
 
Ðề: Phụ cấp ăn trưa năm 2014

Xin chào cả nhà, tớ đang làm việc ở công ty xây dựng, theo thông tư quy định thì mức tiền ăn trưa là 680.000/ tháng, nhưng do đặc thù công việc, công nhân được trả 50.000 hoặc 60.000/ ngày họ đi làm theo công trình cả 1 tháng thì tiền ăn trưa của họ đã là 1tr500 nghìn rồi, mình chỉ làm trên hợp đồng là phụ cấp ăn trưa 50.000/ ngày liệu có được tính hết vào chi phí không hay chỉ được tính trên 680.000d và thuế TNCN có cộng thêm tiền ăn trưa vượt quá 680.000 d không? Cảm ơn cả nhà!!!

Trên hợp đồng bạn ghi phụ cấp ăn trưa 50.000 đ/ngày thì vẫn đưa vào chi phí được nhưng khoản chênh lệch vượt 680.000 đ bị tính vào thu nhập của người lao động nhé. Phải dựa theo ngày làm (bảng chấm công) có làm mới tính nhé
 
Ðề: Phụ cấp ăn trưa năm 2014

Ga Kabia ơi,cảm ơn bạn nhé, cho mình hỏi: nếu mình thanh toán tiền lương cho họ vào 15 và 30 hàng tháng,nhưng công trình đó thi công hơn 1 tháng,mình có đầy đủ bảng chấm công và bảng lương nữa tháng một thì như vậy có được không, vì chi phí quá nhiều mà để cuối tháng trả lương thì tất cả công nhân mình phải đóng thuế TNCN cho họ hết. Khoản ăn trưa có tính trên lần chi trả không vậy?
Cảm ơn bạn!
 
Ðề: Phụ cấp ăn trưa năm 2014

Ga Kabia ơi,cảm ơn bạn nhé, cho mình hỏi: nếu mình thanh toán tiền lương cho họ vào 15 và 30 hàng tháng,nhưng công trình đó thi công hơn 1 tháng,mình có đầy đủ bảng chấm công và bảng lương nữa tháng một thì như vậy có được không, vì chi phí quá nhiều mà để cuối tháng trả lương thì tất cả công nhân mình phải đóng thuế TNCN cho họ hết. Khoản ăn trưa có tính trên lần chi trả không vậy?
Cảm ơn bạn!

Bạn ơi trả lương 2 lần/tháng nhưng khi tính tổng thu nhập tính theo tháng mà, giảm trừ cho bản thân cũng chỉ trừ được 1 lần/tháng thôi, nên cách né thuế TNCN của bạn bằng cách chi trả 2 lần/tháng là không hề an toàn. Khoản ăn trưa cũng tính theo tháng nhé
 
Ðề: Phụ cấp ăn trưa năm 2014

Mọi người cho em hỏi là công ty phụ cấp ăn trưa cho nhân viên, nhưng tổ chức nấu ăn cho nhân viên không trả tiền mặt. Bây giờ phải lập bảng hay làm như thế nào để phản ánh chi phí đó a? Em cảm ơn mọi người
 
Ðề: Phụ cấp ăn trưa năm 2014

Mọi người cho em hỏi là công ty phụ cấp ăn trưa cho nhân viên, nhưng tổ chức nấu ăn cho nhân viên không trả tiền mặt. Bây giờ phải lập bảng hay làm như thế nào để phản ánh chi phí đó a? Em cảm ơn mọi người

có hợp đồng với bên cung cấp suất ăn rồi yêu cầu họ xuất hoá đơn làm chi phí và nhớ thoả đúng mức phí thông tư quy định còn mức vượt sẽ bị loại trừ khi tính thuế TNDN bạn nhé
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top