Cục Thuế TP.HCM mới đây đã có văn bản (Công văn 12111/CTTPHCM-TTKT2) đề nghị các chi cục thuế trực thuộc rà soát, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp có sử dụng hóa đơn của các công ty “ma”.
49 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại quận 12 và quận Tân Phú được xác định là các công ty “ma”, thành lập với mục địch bán hóa đơn giá trị gia tăng đã bị phát hiện và công bố công khai trên các diễn đàn về thuế.
(Ảnh: Internet)
1. Danh sách 49 công ty mua bán hóa đơn tại TP. HCM
Theo đó, nội dung Công văn nêu rõ Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh đề nghị các đơn vị ra soát, kiểm tra thuế đối với cây công nghiệp có sử dụng hóa đơn của cái công ty "ma" (được ban hành kèm theo Công văn 5567/CQCSĐT-CSKT ngày 20/9/2023 của Cơ quan CSĐT - Công an Quận 12, TP.HCM)
- Trường hợp có dấu hiệu của tội phạm mà chỉ vi phạm hành chính thì tiến hành xử phạt và truy thu thuế theo quy định.
- Trường hợp không có dấu hiệu của tội phạm mà chỉ vi phạm hành chính thì tiến hành xử phạt.
Theo Cục Thuế TP.HCM, thời gian qua hoạt động thành lập các công ty “ma” để mua bán, gian lận về hóa đơn thuế diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương. Sau khi lập các công ty “ma”, các đối tượng tìm khách hàng, chào bán hóa đơn giá trị gia tăng ghi khống nội dung với mức giá thỏa thuận là 1,5 - 2% trị giá hóa đơn chưa thuế.
Hiện nay theo các quy định của Bộ luật Hình sự 2015, hành vi mua bán hóa đơn trái phép sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh: in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước. Mức phạt tù cho hành vi này đối với cá nhân phạm tội là 5 năm tù. Mức phạt đối với pháp nhân thương mại tối đa là phạt tiền đến 1 tỷ đồng, có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định và cấm huy động vốn từ 1-3 năm.
Đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, theo các quy định tại Điều 28, Nghị định 125/2020/NĐ-CP, cá nhân, tổ chức vi phạm có thể bị xử phạt hành chính từ 20 - 50 triệu đồng, phạt 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn so với quy định…
2. Hành vi mua bán hóa đơn trái phép sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Căn cứ tại Điều 203 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm k khoản 2 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) có quy định như sau:
Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước
1. Người nào in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số hoặc thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Hóa đơn, chứng từ ở dạng phôi từ 100 số trở lên hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 30 số trở lên;
đ) Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;
e) Gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 100.000.000 đồng trở lên;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và g khoản 2 Điều này thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Như vậy, đối với cá nhân phạm tội mua bán trái phép hóa đơn thì người phạm tội có thể bị phạt tù đến 5 năm.
Đối với pháp nhân thương mại phạm tội thì có thể bị phạt tiền lên đến 01 tỷ đồng, ngoài ra còn có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
3. Hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp sẽ bị xử lý vi phạm hành chính thế nào?
Căn cứ tại Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn bị xử phạt như sau:
Lưu ý: Hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp hoặc sử dụng không hợp pháp hóa đơn nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP và điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì sẽ không bị xử phạt đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn theo Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
** Công văn danh sách 49 công ty được đính kèm phía dưới **
Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:
https://vinatas.com.vn/tu-van-thue/
Hoặc các khóa học của CleverCFO theo đường link sau:
https://clevercfo.com/
49 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại quận 12 và quận Tân Phú được xác định là các công ty “ma”, thành lập với mục địch bán hóa đơn giá trị gia tăng đã bị phát hiện và công bố công khai trên các diễn đàn về thuế.
(Ảnh: Internet)
1. Danh sách 49 công ty mua bán hóa đơn tại TP. HCM
Theo đó, nội dung Công văn nêu rõ Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh đề nghị các đơn vị ra soát, kiểm tra thuế đối với cây công nghiệp có sử dụng hóa đơn của cái công ty "ma" (được ban hành kèm theo Công văn 5567/CQCSĐT-CSKT ngày 20/9/2023 của Cơ quan CSĐT - Công an Quận 12, TP.HCM)
- Trường hợp có dấu hiệu của tội phạm mà chỉ vi phạm hành chính thì tiến hành xử phạt và truy thu thuế theo quy định.
- Trường hợp không có dấu hiệu của tội phạm mà chỉ vi phạm hành chính thì tiến hành xử phạt.
Theo Cục Thuế TP.HCM, thời gian qua hoạt động thành lập các công ty “ma” để mua bán, gian lận về hóa đơn thuế diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương. Sau khi lập các công ty “ma”, các đối tượng tìm khách hàng, chào bán hóa đơn giá trị gia tăng ghi khống nội dung với mức giá thỏa thuận là 1,5 - 2% trị giá hóa đơn chưa thuế.
Hiện nay theo các quy định của Bộ luật Hình sự 2015, hành vi mua bán hóa đơn trái phép sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh: in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước. Mức phạt tù cho hành vi này đối với cá nhân phạm tội là 5 năm tù. Mức phạt đối với pháp nhân thương mại tối đa là phạt tiền đến 1 tỷ đồng, có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định và cấm huy động vốn từ 1-3 năm.
Đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, theo các quy định tại Điều 28, Nghị định 125/2020/NĐ-CP, cá nhân, tổ chức vi phạm có thể bị xử phạt hành chính từ 20 - 50 triệu đồng, phạt 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn so với quy định…
2. Hành vi mua bán hóa đơn trái phép sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Căn cứ tại Điều 203 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm k khoản 2 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) có quy định như sau:
Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước
1. Người nào in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số hoặc thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Hóa đơn, chứng từ ở dạng phôi từ 100 số trở lên hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 30 số trở lên;
đ) Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;
e) Gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 100.000.000 đồng trở lên;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và g khoản 2 Điều này thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Như vậy, đối với cá nhân phạm tội mua bán trái phép hóa đơn thì người phạm tội có thể bị phạt tù đến 5 năm.
Đối với pháp nhân thương mại phạm tội thì có thể bị phạt tiền lên đến 01 tỷ đồng, ngoài ra còn có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
3. Hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp sẽ bị xử lý vi phạm hành chính thế nào?
Căn cứ tại Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn bị xử phạt như sau:
Hành vi | Mức phạt |
Sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn (trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 16 và điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP) | Phạt tiền từ 20 - 50 triệu đồng Buộc hủy hóa đơn đã sử dụng |
Sử dụng hoá đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào dẫn đến: + Giảm số tiền thuế phải nộp; + Tăng số tiền thuế được hoàn/miễn/giảm Tuy nhiên khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra phát hiện, người mua chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hoá đơn, chứng từ không hợp pháp thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định | - Phạt 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn so với quy định - Buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm cao hơn quy định và tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước - Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ chuyển kỳ sau (nếu có) |
Sử dụng hóa đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hoá đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp/tăng số tiền thuế được hoàn/miễn/giảm | - Phạt tiền 01 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên - Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện hành vi trên mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ - Phạt tiền 02 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện hành vi trên mà có một tình tiết tăng nặng - Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện hành vi trên có hai tình tiết tăng nặng - Phạt tiền 03 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện hành vi trên có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên - Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước Trường hợp đã quá thời hiệu xử phạt thì người nộp thuế không bị xử phạt về hành vi trốn thuế nhưng người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định - Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thuế (nếu có) |
Lưu ý: Hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp hoặc sử dụng không hợp pháp hóa đơn nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP và điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì sẽ không bị xử phạt đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn theo Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
** Công văn danh sách 49 công ty được đính kèm phía dưới **
Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:
https://vinatas.com.vn/tu-van-thue/
Hoặc các khóa học của CleverCFO theo đường link sau:
https://clevercfo.com/