Phân tích BCTC Tập đoàn Vingroup.

Tập đoàn Vingroup – Công ty CP (gọi tắt là Tập đoàn Vingroup) tiền thân là tập toàn Technocom thành lập năm 1993 tại Ukraina. Vingroup đã tập trung đầu tư vào lĩnh vực du lịch và bất động sản với hai thương hiệu chiến lược ban đầu là Vincom và Vinpearl. Sau khi cơ cấu lại vào năm 2012, tập đoàn tập trung phát triển với nhiều nhóm thương hiệu như: Vinhomes, Vincom, Vinpearl, Vinschool, Vinmart… Với những thành tựu đạt được, Vingroup đang được đánh giá là một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân hùng mạnh, có chiến lược phát triển bền vững và năng động, có tiềm lực hội nhập quốc tế để vươn lên tầm khu vực và thế giới.


1. Tình hình sản xuất kinh doanh.


Sở dĩ Tập đoàn Vingroup được đánh giá cao như vậy là do tình hình sản xuất kinh doanh rất tốt, doanh thu liên tục tăng 4 năm trở lại đây, đặc biệt doanh thu năm 2018 đần lầu tiên vượt ngưỡng 100.000 tỷ đồng, thành tích mà số doanh nghiệp ở Việt Nam đạt được chỉ đếm trên đầu ngón tay.


Tính đến 31/12/2018, doanh thu của toàn công ty đạt được 123.820 tỷ đồng, tăng 38.5% so với năm 2017. Doanh thu chủ yếu đến từ hoạt chuyển nhượng bất động sản, doanh thu hoạt động này chiếm 65% trong tổng doanh thu của toàn tập đoàn. Lợi nhuận gộp đạt 30.270 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2017. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng gấp rưỡi so với năm 2017, đạt 13.745 tỷ đồng. Bên cạnh đó thì chi phí hoạt động cũng tăng so với năm 2017, đáng kể là giá vốn hàng bán tăng 49%, các chi phí hoạt động khác như chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý cũng tăng nhưng tỷ trọng các khoản mục chi phí này trong doanh thu giảm và chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh thu.

Tuy nhiên, nếu nhìn sâu hơn vào báo cáo tài chính của công ty, có thể thấy được sự tăng trưởng này còn chưa đựng nhiều hạn chế.

Doanh thu nhìn qua 8 quý tuy có tăng nhưng tỷ trọng giá vốn trên doanh thu cũng ngày càng tăng làm cho tỷ lệ lợi nhuận gộp sụt giảm. Trong năm 2018, doanh thu tăng 38.5% trong khi giá vốn tăng 49%, điều này làm biên lợi nhuận gộp giảm xuống còn 24% so với năm 2017 là 30%. Như vậy dù doanh thu tăng, giá trị lợi nhuận gộp tăng nhưng tỷ lệ lợi nhuận gộp ngày càng giảm nên sự tăng trưởng này không được đánh giá cao.

2. Tình hình sử dụng tài sản:


Cuối năm 2018, tổng tài sản của công ty là 289.105 tỷ đồng, tăng 35.23% (tương đương 75.313 tỷ đồng) so với năm 2017 chủ yếu do tăng tài sản dài hạn, đặc biệt là tài sản cố định, bất động sản đầu tư và tài sản dở dang dài hạn tăng lên đáng kể. Các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn cũng tăng lên rất nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Nợ dài hạn năm 2018 là 79.379 tỷ đồng, tăng hơn gấp đôi so với năm 2017 là 37.610 tỷ đồng. Hàng tồn kho được cắt gải bớt 5% so với năm 2017 xuống còn 53.205 tỷ đồng. Nợ ngắn hạn tuy được trả bớt, giảm 10% so với năm trước nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ. Vốn chủ sở hữu ở thời điểm cuối năm 2018 là 99.059 tỷ đồng, tăng 88% so với cuối năm 2017.

Như vậy, với hơn 8.000 tỷ tiền tồn đầu năm cộng với nguồn vốn vay dài hạn và vốn chủ sở hữu tăng thêm, công ty đã sử dụng chủ yếu để đầu tư vào tài sản dài hạn và trang trải cho các khoản phải thu, quỹ tiền tồn lại cuối năm 2018 là 13.500 tỷ đồng, tăng 66% so với năm trước.

3. Khả năng thanh toán.


Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty qua 8 quý có xu hướng tăng tuy nhiên vẫn còn thấp và xa mức an toàn. Dấu hiệu này cho thấy công ty đang dùng nguồn vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn. Điều này đem đến nhiều rủi ro cho doanh nghiệp.


Tỷ lệ nợ trên tài sản giảm dần qua các quý, ở quý 4-2018 xuống còn 65.74%. Tỷ lệ nợ giảm là một tín hiệu tốt tuy nhiên vẫn đang ở mức khá là cao. Khả năng thanh toán lãi vay biến động nhẹ ở khoảng 4.24 lần, khả năng thanh toán lãi vay đang ở mức tốt tuy nhiên vẫn thấp hơn so với các doang nghiệp cùng ngành (bình quân ngành là 6 lần). Khả năng thanh toán gốc vay tăng nhưng vẫn ở mức thấp.

4. Khả năng sinh lợi:


Khả năng sinh lợi của công ty qua 4 năm có sự biến động. ROA và ROE tăng liên tực từ 2014 đến 2017 và đến năm 2018 thì giảm gần một nửa so với năm 2017 xuống còn 2.05% và 5.97%. Tỷ suất sinh lợi như vậy là khá thấp, thấp hơn rất nhiều so với bình quân ngành. Đòn bẩy tài chính giảm đáng kể từ 4.07 lần năm 2017 xuống còn 2.92 lần năm 2018. Việc giảm bớt đòn bẩy tài tài chính có thể giúp doanh nghiệp giảm bớt những rủi ro tài chính nhưng cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến ROE.

P/E của Vingroup hiện tại là 99.3 cho thấy rằng công ty đang được các nhà đầu tư kỳ vọng rất lớn vào sự tăng trưởng của nó trong tương lai. EPS của công ty là 1.145, thấp hơn so với trung bình ngành (2.654). Cổ phiếu của công ty đang được mua với giá 113.700 đồng/cổ phiếu, cao hơn 3.7 lần so với giá trị sổ sách và nằm trong vùng giá cao nhất từ trước đến nay.

Tóm lại, với tình hình kinh doanh rất tốt, doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng nhiều năm liền, Vingroup có thể được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng trong tương lai. Tuy nhiên để duy trì sự tăng trưởng một cách bền vững, công ty cần kiểm soát tốt giá vốn hàng bán, cải thiện biên lợi nhuận gộp. Bên cạnh đó cần phải giảm bớt tỷ lệ nợ, cải thiện khả năng thanh toán ngắn hạn để giảm bớt rủi ro và huy động thêm vốn chủ sở hữu để duy trì dòng tiền hoạt động kinh doanh. Việc dự kiến huy động vốn tối thiểu 25.000 tỷ đồng thông qua chào bán riêng lẻ cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài có lẽ là động thái đầu tiên trong năm 2019 cho thấy nỗ lực khắc phục những hạn chế trong quá khứ. Nếu thương vụ này thành công thì quy mô vốn của Tập đoàn Vingoup sẽ tăng lên đáng kể.

(Các ý kiến nêu trong bài phân tích ở trên hoàn toàn dựa trên quan điểm cá nhân.)
@Xích Cẩm Tiên Bạn ơi cho mình xin file excel với ạ. Mình cảm ơn bạn rất nhiều. Lydyy2207@gmail.com
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top