Phân tích BCTC Tập đoàn Vingroup.

Xích Cẩm Tiên

Member
Hội viên mới
Tập đoàn Vingroup – Công ty CP (gọi tắt là Tập đoàn Vingroup) tiền thân là tập toàn Technocom thành lập năm 1993 tại Ukraina. Vingroup đã tập trung đầu tư vào lĩnh vực du lịch và bất động sản với hai thương hiệu chiến lược ban đầu là Vincom và Vinpearl. Sau khi cơ cấu lại vào năm 2012, tập đoàn tập trung phát triển với nhiều nhóm thương hiệu như: Vinhomes, Vincom, Vinpearl, Vinschool, Vinmart… Với những thành tựu đạt được, Vingroup đang được đánh giá là một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân hùng mạnh, có chiến lược phát triển bền vững và năng động, có tiềm lực hội nhập quốc tế để vươn lên tầm khu vực và thế giới.


1. Tình hình sản xuất kinh doanh.


Sở dĩ Tập đoàn Vingroup được đánh giá cao như vậy là do tình hình sản xuất kinh doanh rất tốt, doanh thu liên tục tăng 4 năm trở lại đây, đặc biệt doanh thu năm 2018 đần lầu tiên vượt ngưỡng 100.000 tỷ đồng, thành tích mà số doanh nghiệp ở Việt Nam đạt được chỉ đếm trên đầu ngón tay.

VIC1.png

Tính đến 31/12/2018, doanh thu của toàn công ty đạt được 123.820 tỷ đồng, tăng 38.5% so với năm 2017. Doanh thu chủ yếu đến từ hoạt chuyển nhượng bất động sản, doanh thu hoạt động này chiếm 65% trong tổng doanh thu của toàn tập đoàn. Lợi nhuận gộp đạt 30.270 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2017. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng gấp rưỡi so với năm 2017, đạt 13.745 tỷ đồng. Bên cạnh đó thì chi phí hoạt động cũng tăng so với năm 2017, đáng kể là giá vốn hàng bán tăng 49%, các chi phí hoạt động khác như chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý cũng tăng nhưng tỷ trọng các khoản mục chi phí này trong doanh thu giảm và chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh thu.

Tuy nhiên, nếu nhìn sâu hơn vào báo cáo tài chính của công ty, có thể thấy được sự tăng trưởng này còn chưa đựng nhiều hạn chế.

vic3.png

Doanh thu nhìn qua 8 quý tuy có tăng nhưng tỷ trọng giá vốn trên doanh thu cũng ngày càng tăng làm cho tỷ lệ lợi nhuận gộp sụt giảm. Trong năm 2018, doanh thu tăng 38.5% trong khi giá vốn tăng 49%, điều này làm biên lợi nhuận gộp giảm xuống còn 24% so với năm 2017 là 30%. Như vậy dù doanh thu tăng, giá trị lợi nhuận gộp tăng nhưng tỷ lệ lợi nhuận gộp ngày càng giảm nên sự tăng trưởng này không được đánh giá cao.

2. Tình hình sử dụng tài sản:

VIC2.png

Cuối năm 2018, tổng tài sản của công ty là 289.105 tỷ đồng, tăng 35.23% (tương đương 75.313 tỷ đồng) so với năm 2017 chủ yếu do tăng tài sản dài hạn, đặc biệt là tài sản cố định, bất động sản đầu tư và tài sản dở dang dài hạn tăng lên đáng kể. Các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn cũng tăng lên rất nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Nợ dài hạn năm 2018 là 79.379 tỷ đồng, tăng hơn gấp đôi so với năm 2017 là 37.610 tỷ đồng. Hàng tồn kho được cắt gải bớt 5% so với năm 2017 xuống còn 53.205 tỷ đồng. Nợ ngắn hạn tuy được trả bớt, giảm 10% so với năm trước nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ. Vốn chủ sở hữu ở thời điểm cuối năm 2018 là 99.059 tỷ đồng, tăng 88% so với cuối năm 2017.

Như vậy, với hơn 8.000 tỷ tiền tồn đầu năm cộng với nguồn vốn vay dài hạn và vốn chủ sở hữu tăng thêm, công ty đã sử dụng chủ yếu để đầu tư vào tài sản dài hạn và trang trải cho các khoản phải thu, quỹ tiền tồn lại cuối năm 2018 là 13.500 tỷ đồng, tăng 66% so với năm trước.

3. Khả năng thanh toán.

vic5.png

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty qua 8 quý có xu hướng tăng tuy nhiên vẫn còn thấp và xa mức an toàn. Dấu hiệu này cho thấy công ty đang dùng nguồn vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn. Điều này đem đến nhiều rủi ro cho doanh nghiệp.

VIc4.png

Tỷ lệ nợ trên tài sản giảm dần qua các quý, ở quý 4-2018 xuống còn 65.74%. Tỷ lệ nợ giảm là một tín hiệu tốt tuy nhiên vẫn đang ở mức khá là cao. Khả năng thanh toán lãi vay biến động nhẹ ở khoảng 4.24 lần, khả năng thanh toán lãi vay đang ở mức tốt tuy nhiên vẫn thấp hơn so với các doang nghiệp cùng ngành (bình quân ngành là 6 lần). Khả năng thanh toán gốc vay tăng nhưng vẫn ở mức thấp.

4. Khả năng sinh lợi:

vic6.png

Khả năng sinh lợi của công ty qua 4 năm có sự biến động. ROA và ROE tăng liên tực từ 2014 đến 2017 và đến năm 2018 thì giảm gần một nửa so với năm 2017 xuống còn 2.05% và 5.97%. Tỷ suất sinh lợi như vậy là khá thấp, thấp hơn rất nhiều so với bình quân ngành. Đòn bẩy tài chính giảm đáng kể từ 4.07 lần năm 2017 xuống còn 2.92 lần năm 2018. Việc giảm bớt đòn bẩy tài tài chính có thể giúp doanh nghiệp giảm bớt những rủi ro tài chính nhưng cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến ROE.

P/E của Vingroup hiện tại là 99.3 cho thấy rằng công ty đang được các nhà đầu tư kỳ vọng rất lớn vào sự tăng trưởng của nó trong tương lai. EPS của công ty là 1.145, thấp hơn so với trung bình ngành (2.654). Cổ phiếu của công ty đang được mua với giá 113.700 đồng/cổ phiếu, cao hơn 3.7 lần so với giá trị sổ sách và nằm trong vùng giá cao nhất từ trước đến nay.

Tóm lại, với tình hình kinh doanh rất tốt, doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng nhiều năm liền, Vingroup có thể được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng trong tương lai. Tuy nhiên để duy trì sự tăng trưởng một cách bền vững, công ty cần kiểm soát tốt giá vốn hàng bán, cải thiện biên lợi nhuận gộp. Bên cạnh đó cần phải giảm bớt tỷ lệ nợ, cải thiện khả năng thanh toán ngắn hạn để giảm bớt rủi ro và huy động thêm vốn chủ sở hữu để duy trì dòng tiền hoạt động kinh doanh. Việc dự kiến huy động vốn tối thiểu 25.000 tỷ đồng thông qua chào bán riêng lẻ cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài có lẽ là động thái đầu tiên trong năm 2019 cho thấy nỗ lực khắc phục những hạn chế trong quá khứ. Nếu thương vụ này thành công thì quy mô vốn của Tập đoàn Vingoup sẽ tăng lên đáng kể.

(Các ý kiến nêu trong bài phân tích ở trên hoàn toàn dựa trên quan điểm cá nhân.)
 
Tại sao chi phí thuế TNDN lại lớn vậy ạ? Chiếm đến 50% lợi nhuận
 
Góp ý
lần sau nên để con số dưới dạng Triệu hay Tỷ cho dễ nhìn
trên excel có định dạng dc đấy
 
dạ cho em xin bảng phân tích này để tham khảo vs ạ. em cảm ơn
 
Đây là công ty lớn, đa ngành. Bạn chưa đề cập đến kế hoạch kinh doanh, sao không định giá nó xem giá đang cao hay thấp?

Thế có mua vào không bạn Thích Cầm Tiền (Xích Cẩm Tiên):smackhead:
 
Anh để lại email em gửi nhé!

Tập đoàn Vingroup – Công ty CP (gọi tắt là Tập đoàn Vingroup) tiền thân là tập toàn Technocom thành lập năm 1993 tại Ukraina. Vingroup đã tập trung đầu tư vào lĩnh vực du lịch và bất động sản với hai thương hiệu chiến lược ban đầu là Vincom và Vinpearl. Sau khi cơ cấu lại vào năm 2012, tập đoàn tập trung phát triển với nhiều nhóm thương hiệu như: Vinhomes, Vincom, Vinpearl, Vinschool, Vinmart… Với những thành tựu đạt được, Vingroup đang được đánh giá là một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân hùng mạnh, có chiến lược phát triển bền vững và năng động, có tiềm lực hội nhập quốc tế để vươn lên tầm khu vực và thế giới.


1. Tình hình sản xuất kinh doanh.


Sở dĩ Tập đoàn Vingroup được đánh giá cao như vậy là do tình hình sản xuất kinh doanh rất tốt, doanh thu liên tục tăng 4 năm trở lại đây, đặc biệt doanh thu năm 2018 đần lầu tiên vượt ngưỡng 100.000 tỷ đồng, thành tích mà số doanh nghiệp ở Việt Nam đạt được chỉ đếm trên đầu ngón tay.


Tính đến 31/12/2018, doanh thu của toàn công ty đạt được 123.820 tỷ đồng, tăng 38.5% so với năm 2017. Doanh thu chủ yếu đến từ hoạt chuyển nhượng bất động sản, doanh thu hoạt động này chiếm 65% trong tổng doanh thu của toàn tập đoàn. Lợi nhuận gộp đạt 30.270 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2017. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng gấp rưỡi so với năm 2017, đạt 13.745 tỷ đồng. Bên cạnh đó thì chi phí hoạt động cũng tăng so với năm 2017, đáng kể là giá vốn hàng bán tăng 49%, các chi phí hoạt động khác như chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý cũng tăng nhưng tỷ trọng các khoản mục chi phí này trong doanh thu giảm và chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh thu.

Tuy nhiên, nếu nhìn sâu hơn vào báo cáo tài chính của công ty, có thể thấy được sự tăng trưởng này còn chưa đựng nhiều hạn chế.

Doanh thu nhìn qua 8 quý tuy có tăng nhưng tỷ trọng giá vốn trên doanh thu cũng ngày càng tăng làm cho tỷ lệ lợi nhuận gộp sụt giảm. Trong năm 2018, doanh thu tăng 38.5% trong khi giá vốn tăng 49%, điều này làm biên lợi nhuận gộp giảm xuống còn 24% so với năm 2017 là 30%. Như vậy dù doanh thu tăng, giá trị lợi nhuận gộp tăng nhưng tỷ lệ lợi nhuận gộp ngày càng giảm nên sự tăng trưởng này không được đánh giá cao.

2. Tình hình sử dụng tài sản:


Cuối năm 2018, tổng tài sản của công ty là 289.105 tỷ đồng, tăng 35.23% (tương đương 75.313 tỷ đồng) so với năm 2017 chủ yếu do tăng tài sản dài hạn, đặc biệt là tài sản cố định, bất động sản đầu tư và tài sản dở dang dài hạn tăng lên đáng kể. Các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn cũng tăng lên rất nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Nợ dài hạn năm 2018 là 79.379 tỷ đồng, tăng hơn gấp đôi so với năm 2017 là 37.610 tỷ đồng. Hàng tồn kho được cắt gải bớt 5% so với năm 2017 xuống còn 53.205 tỷ đồng. Nợ ngắn hạn tuy được trả bớt, giảm 10% so với năm trước nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ. Vốn chủ sở hữu ở thời điểm cuối năm 2018 là 99.059 tỷ đồng, tăng 88% so với cuối năm 2017.

Như vậy, với hơn 8.000 tỷ tiền tồn đầu năm cộng với nguồn vốn vay dài hạn và vốn chủ sở hữu tăng thêm, công ty đã sử dụng chủ yếu để đầu tư vào tài sản dài hạn và trang trải cho các khoản phải thu, quỹ tiền tồn lại cuối năm 2018 là 13.500 tỷ đồng, tăng 66% so với năm trước.

3. Khả năng thanh toán.


Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty qua 8 quý có xu hướng tăng tuy nhiên vẫn còn thấp và xa mức an toàn. Dấu hiệu này cho thấy công ty đang dùng nguồn vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn. Điều này đem đến nhiều rủi ro cho doanh nghiệp.


Tỷ lệ nợ trên tài sản giảm dần qua các quý, ở quý 4-2018 xuống còn 65.74%. Tỷ lệ nợ giảm là một tín hiệu tốt tuy nhiên vẫn đang ở mức khá là cao. Khả năng thanh toán lãi vay biến động nhẹ ở khoảng 4.24 lần, khả năng thanh toán lãi vay đang ở mức tốt tuy nhiên vẫn thấp hơn so với các doang nghiệp cùng ngành (bình quân ngành là 6 lần). Khả năng thanh toán gốc vay tăng nhưng vẫn ở mức thấp.

4. Khả năng sinh lợi:


Khả năng sinh lợi của công ty qua 4 năm có sự biến động. ROA và ROE tăng liên tực từ 2014 đến 2017 và đến năm 2018 thì giảm gần một nửa so với năm 2017 xuống còn 2.05% và 5.97%. Tỷ suất sinh lợi như vậy là khá thấp, thấp hơn rất nhiều so với bình quân ngành. Đòn bẩy tài chính giảm đáng kể từ 4.07 lần năm 2017 xuống còn 2.92 lần năm 2018. Việc giảm bớt đòn bẩy tài tài chính có thể giúp doanh nghiệp giảm bớt những rủi ro tài chính nhưng cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến ROE.

P/E của Vingroup hiện tại là 99.3 cho thấy rằng công ty đang được các nhà đầu tư kỳ vọng rất lớn vào sự tăng trưởng của nó trong tương lai. EPS của công ty là 1.145, thấp hơn so với trung bình ngành (2.654). Cổ phiếu của công ty đang được mua với giá 113.700 đồng/cổ phiếu, cao hơn 3.7 lần so với giá trị sổ sách và nằm trong vùng giá cao nhất từ trước đến nay.

Tóm lại, với tình hình kinh doanh rất tốt, doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng nhiều năm liền, Vingroup có thể được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng trong tương lai. Tuy nhiên để duy trì sự tăng trưởng một cách bền vững, công ty cần kiểm soát tốt giá vốn hàng bán, cải thiện biên lợi nhuận gộp. Bên cạnh đó cần phải giảm bớt tỷ lệ nợ, cải thiện khả năng thanh toán ngắn hạn để giảm bớt rủi ro và huy động thêm vốn chủ sở hữu để duy trì dòng tiền hoạt động kinh doanh. Việc dự kiến huy động vốn tối thiểu 25.000 tỷ đồng thông qua chào bán riêng lẻ cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài có lẽ là động thái đầu tiên trong năm 2019 cho thấy nỗ lực khắc phục những hạn chế trong quá khứ. Nếu thương vụ này thành công thì quy mô vốn của Tập đoàn Vingoup sẽ tăng lên đáng kể.

(Các ý kiến nêu trong bài phân tích ở trên hoàn toàn dựa trên quan điểm cá nhân.)
Bạn Xích Cẩm Tiên cho mình xin file Excel của
Phân tích BCTC Tập đoàn Vingroup này được không?
Thanks! (Email của mình là: Leanhtien1982@gmail.com)
 
2.png

Tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán VIC) vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3 năm 2019. Theo đó, tổng doanh thu thuần hợp nhất trong quý đạt 31.571 tỷ đồng – tăng 35% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu này chủ yếu đến từ mảng chuyển nhượng bất động sản và mảng bán lẻ.

3.png

Doanh thu chuyển nhượng bất động sản trong quý 3 năm 2019 đạt 15.285 tỷ đồng, tăng 1.914 tỷ đồng tương đương với tăng 14,3% so với quý 3 năm 2018, chủ yếu đến từ các dự án lớn như Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Skylake, Vinhomes Green Bay, Vinhomes Smart City, Vinhomes Star City Thanh Hóa và các căn nhà phố thương mại của Vincom Retail. Vinhomes tiếp tục đẩy mạnh triển khai dự án, mở rộng hiện diện trên cả nước. Hai dự án Vinhomes Smart City và Vinhomes Ocean Park tiếp tục ghi nhận tốc độ bán tố

Doanh thu kinh doanh bán lẻ trong quý 3 năm 2019 đạt 7.862 tỷ đồng, tăng 66% so với cùng kỳ năm trước. Mạng lưới bán lẻ không ngừng được mở rộng. VinMart, VinMart+ và VinPro nâng tổng số siêu thị và cửa hàng trên toàn hệ thống lên gần 2.650 cửa hàng, tăng 57% so với cùng kỳ năm trước.

Mặc dù doanh thu tăng nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm đến 53% so với cùng kỳ, chỉ đạt 712 tỷ đồng. Nguyên nhân là do chi phí lãi vay tăng thêm 1.160 tỷ đồng, tương ứng 110%, chi phí bán hàng tăng 1.461 tỷ đồng, tương ứng 58%, chi phí quản lý, lỗ từ các công ty liên kết, thuế TNDN và chi phí khác cũng đồng loạt tăng so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, Vingroup đạt 92.614 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 10% so với cùng kỳ, lợi nhuận trước thuế tăng 12% từ 8.377 tỷ lên 9.384 tỷ đồng. LNST của cổ đông công ty mẹ tăng hơn gấp đôi lên 2.900 tỷ đồng.

Tại ngày 30 tháng 9 năm 2019, tổng tài sản Vingroup đạt 357.159 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 125.408 tỷ đồng, tăng lần lượt 24% và 27% so với cuối năm 2018. Trong 9 tháng đầu năm, công ty cũng đã vay nợ ngắn hạn thêm hơn 40.000 tỷ đồng, vay dài hạn thêm 1.183 tỷ đồngg để trang trải cho hoạt động kinh doanh. Tỷ lệ nợ /tổng tài sản của VIC quý 3/2019 đạt khoảng 65%. Với tỷ lệ nợ tương đối cao, sức khỏe tài chính của VIC cũng bị ảnh hưởng đáng kể.

vic kntt.png

Khả năng thanh toán ngắn hạn quý 3/2019 chỉ đạt 1,1 lần, cách xa mức an toàn. Mặc dù giá trị tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn, vẫn đảm bảo thanh toán các khoản nợ khi đến hạn, tuy nhiên vẫn chưa đựng nhiều rủi ro tài chính khi tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản kém như hàng tồn kho lại chiếm tỷ trọng rất cao, khoản 46,5% trong tổng giá trị tài sản ngắn hạn.

Lãi vay cũng là áp lực không nhỏ đối với VIC khi mà chi phí lãi vay liên tục tăng cao bào mòn lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc tăng sử dụng nợ vay để đầu tư mạnh trong ngành công nghiệp ô tô lĩnh vực dự kiến phải chịu lỗ trong giai đoạn đầu khiến các chỉ tiêu tài chính có thể sẽ kém khả quan hơn. Bởi lý do này mà hãng đánh giá tín nhiệm Standard & Poor’s (S&P) công bố giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của Tập đoàn Vingroup ở mức B+, thay đổi triển vọng từ "ổn định" thành "tiêu cực. Khả năng thanh toán lãi vay liên tục giảm kể từ quý 3/2018 đến nay, quý 3/2019 chỉ đạt 3.22 lần là một tín hiệu xấu đối với sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.

vic knsl.png

Khả năng sinh lợi của VIC đang có xu hướng giảm, quý 3/2019 ROA chỉ đạt 2.1%, ROE đạt 6.03%, một mức sinh lợi kém hấp dẫn. So với ngành, khả năng sinh lợi của VIC cũng được đánh giá thấp hơn.

vic roe.png

Nguồn: VNDirect

Mặc dù khả năng sinh lời kém hấp dẫn cùng sức khỏe tài chính không được đánh giá cao nhưng cổ phiếu VIC hiện đang được thị trường đánh giá khá cao so với giá trị nội tại của doanh nghiệp, so với ngành và cả thị trường chung.

vic dinhgia.png

Hiện tại, giá cổ phiếu của VIC đang được giao dịch với mức giá khoảng 119.500 đồng/cổ phiếu, cao gấp khoảng 5 lần so với giá trị sổ sách. Chỉ số P/E của VIC đạt khoảng 85 lần, cao hơn P/E của ngành và bỏ xa P/E thị trường. Chỉ số EPS 4 quý của VIC hiện tại đạt khoảng 1.400 đồng, khả năng tăng trưởng EPS cũng không được đánh giá cao theo VNDirect

VIC tangtruong.png

Với cổ phiếu có chỉ số P/E cao bất thường mà khả năng tăng trưởng không được đánh giá cao như VIC thì đầu tư vào nó chứa đựng nhiều rủi ro vì sớm muộn cũng sẽ được thị trường đưa về đúng với giá trị thật.

vic cp.png

Tính từ cuối tháng 10, kể từ thời điểm co bóp thì giá cổ phiếu VIC tăng liên tục nhiều phiên, đưa thị giá từ 116.700 đồng lên đến 122.500 đồng. Tuy nhiên gần đây đã điều chỉnh giảm quay về mức giá 118.800 đồng chạm mức trung bình 20 phiên, có thể sẽ tiếp tục giảm nhẹ giao động quanh đường MA. Do đó, nhà đầu tư ngắn hạn cần cân nhắc khi mua vào cổ phiếu này ở thời điểm này cho đến khi xuất hiện một xu hướng mới rõ ràng.

(Các ý kiến nêu trong bài phân tích mang quan điểm cá nhân)
 
Tập đoàn Vingroup – Công ty CP (gọi tắt là Tập đoàn Vingroup) tiền thân là tập toàn Technocom thành lập năm 1993 tại Ukraina. Vingroup đã tập trung đầu tư vào lĩnh vực du lịch và bất động sản với hai thương hiệu chiến lược ban đầu là Vincom và Vinpearl. Sau khi cơ cấu lại vào năm 2012, tập đoàn tập trung phát triển với nhiều nhóm thương hiệu như: Vinhomes, Vincom, Vinpearl, Vinschool, Vinmart… Với những thành tựu đạt được, Vingroup đang được đánh giá là một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân hùng mạnh, có chiến lược phát triển bền vững và năng động, có tiềm lực hội nhập quốc tế để vươn lên tầm khu vực và thế giới.
Cho mình xin file excell phân tích nhé bạn : Mail hanhlinh8691@gmail.com . Cảm ơn bạn rất nhiều
 

Tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán VIC) vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3 năm 2019. Theo đó, tổng doanh thu thuần hợp nhất trong quý đạt 31.571 tỷ đồng – tăng 35% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu này chủ yếu đến từ mảng chuyển nhượng bất động sản và mảng bán lẻ.


Doanh thu chuyển nhượng bất động sản trong quý 3 năm 2019 đạt 15.285 tỷ đồng, tăng 1.914 tỷ đồng tương đương với tăng 14,3% so với quý 3 năm 2018, chủ yếu đến từ các dự án lớn như Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Skylake, Vinhomes Green Bay, Vinhomes Smart City, Vinhomes Star City Thanh Hóa và các căn nhà phố thương mại của Vincom Retail. Vinhomes tiếp tục đẩy mạnh triển khai dự án, mở rộng hiện diện trên cả nước. Hai dự án Vinhomes Smart City và Vinhomes Ocean Park tiếp tục ghi nhận tốc độ bán tố

Doanh thu kinh doanh bán lẻ trong quý 3 năm 2019 đạt 7.862 tỷ đồng, tăng 66% so với cùng kỳ năm trước. Mạng lưới bán lẻ không ngừng được mở rộng. VinMart, VinMart+ và VinPro nâng tổng số siêu thị và cửa hàng trên toàn hệ thống lên gần 2.650 cửa hàng, tăng 57% so với cùng kỳ năm trước.

Mặc dù doanh thu tăng nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm đến 53% so với cùng kỳ, chỉ đạt 712 tỷ đồng. Nguyên nhân là do chi phí lãi vay tăng thêm 1.160 tỷ đồng, tương ứng 110%, chi phí bán hàng tăng 1.461 tỷ đồng, tương ứng 58%, chi phí quản lý, lỗ từ các công ty liên kết, thuế TNDN và chi phí khác cũng đồng loạt tăng so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, Vingroup đạt 92.614 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 10% so với cùng kỳ, lợi nhuận trước thuế tăng 12% từ 8.377 tỷ lên 9.384 tỷ đồng. LNST của cổ đông công ty mẹ tăng hơn gấp đôi lên 2.900 tỷ đồng.

Tại ngày 30 tháng 9 năm 2019, tổng tài sản Vingroup đạt 357.159 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 125.408 tỷ đồng, tăng lần lượt 24% và 27% so với cuối năm 2018. Trong 9 tháng đầu năm, công ty cũng đã vay nợ ngắn hạn thêm hơn 40.000 tỷ đồng, vay dài hạn thêm 1.183 tỷ đồngg để trang trải cho hoạt động kinh doanh. Tỷ lệ nợ /tổng tài sản của VIC quý 3/2019 đạt khoảng 65%. Với tỷ lệ nợ tương đối cao, sức khỏe tài chính của VIC cũng bị ảnh hưởng đáng kể.


Khả năng thanh toán ngắn hạn quý 3/2019 chỉ đạt 1,1 lần, cách xa mức an toàn. Mặc dù giá trị tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn, vẫn đảm bảo thanh toán các khoản nợ khi đến hạn, tuy nhiên vẫn chưa đựng nhiều rủi ro tài chính khi tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản kém như hàng tồn kho lại chiếm tỷ trọng rất cao, khoản 46,5% trong tổng giá trị tài sản ngắn hạn.

Lãi vay cũng là áp lực không nhỏ đối với VIC khi mà chi phí lãi vay liên tục tăng cao bào mòn lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc tăng sử dụng nợ vay để đầu tư mạnh trong ngành công nghiệp ô tô lĩnh vực dự kiến phải chịu lỗ trong giai đoạn đầu khiến các chỉ tiêu tài chính có thể sẽ kém khả quan hơn. Bởi lý do này mà hãng đánh giá tín nhiệm Standard & Poor’s (S&P) công bố giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của Tập đoàn Vingroup ở mức B+, thay đổi triển vọng từ "ổn định" thành "tiêu cực. Khả năng thanh toán lãi vay liên tục giảm kể từ quý 3/2018 đến nay, quý 3/2019 chỉ đạt 3.22 lần là một tín hiệu xấu đối với sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.


Khả năng sinh lợi của VIC đang có xu hướng giảm, quý 3/2019 ROA chỉ đạt 2.1%, ROE đạt 6.03%, một mức sinh lợi kém hấp dẫn. So với ngành, khả năng sinh lợi của VIC cũng được đánh giá thấp hơn.

View attachment 962686041
Nguồn: VNDirect

Mặc dù khả năng sinh lời kém hấp dẫn cùng sức khỏe tài chính không được đánh giá cao nhưng cổ phiếu VIC hiện đang được thị trường đánh giá khá cao so với giá trị nội tại của doanh nghiệp, so với ngành và cả thị trường chung.


Hiện tại, giá cổ phiếu của VIC đang được giao dịch với mức giá khoảng 119.500 đồng/cổ phiếu, cao gấp khoảng 5 lần so với giá trị sổ sách. Chỉ số P/E của VIC đạt khoảng 85 lần, cao hơn P/E của ngành và bỏ xa P/E thị trường. Chỉ số EPS 4 quý của VIC hiện tại đạt khoảng 1.400 đồng, khả năng tăng trưởng EPS cũng không được đánh giá cao theo VNDirect


Với cổ phiếu có chỉ số P/E cao bất thường mà khả năng tăng trưởng không được đánh giá cao như VIC thì đầu tư vào nó chứa đựng nhiều rủi ro vì sớm muộn cũng sẽ được thị trường đưa về đúng với giá trị thật.


Tính từ cuối tháng 10, kể từ thời điểm co bóp thì giá cổ phiếu VIC tăng liên tục nhiều phiên, đưa thị giá từ 116.700 đồng lên đến 122.500 đồng. Tuy nhiên gần đây đã điều chỉnh giảm quay về mức giá 118.800 đồng chạm mức trung bình 20 phiên, có thể sẽ tiếp tục giảm nhẹ giao động quanh đường MA. Do đó, nhà đầu tư ngắn hạn cần cân nhắc khi mua vào cổ phiếu này ở thời điểm này cho đến khi xuất hiện một xu hướng mới rõ ràng.

(Các ý kiến nêu trong bài phân tích mang quan điểm cá nhân)
bạn ơi cho mình xin file excel với qj! thank bạn ! email : ttkhanh2232@gmail.com
 
cho mình xin file phân tích báo cáo tài chính Vingroup vào địa chỉ nvtuan200@yahoo.com .Xin cám ơn nhiều nhé !
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top