Phân tích Báo cáo tài chính Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (BHN) quý 3/2020

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
Habeco được xem là ông lớn ngành bia, đánh chiếm thị phần chủ yếu ở miền bắc. Quý 1 đầu năm, bất ngờ trước tác động của Nghị định 100 và sau đó là các lệnh giãn cách liên quan đến dịch bệnh Covid-19, Habeco ghi nhận lỗ 98,3 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái vẫn lãi sau thuế gần 64 tỷ đồng. Sản lượng tiêu thụ sụt giảm. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong kỳ của Habeco âm hơn 1.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, quý 2 công ty đã tạm thời ổn định, báo lãi gần 246 tỷ đồng, thậm chí còn tăng nhẹ so với số lãi 241 tỷ đồng đạt được quý 2/2019.

Vậy kết quả kinh doanh quý 3 của BHN còn chịu ảnh hưởng bởi 2 yếu tố trên nữa hay không, các bạn hãy tham khảo bài phân tích báo cáo tài chính BHN sau đây nhé.

BHN vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2020 với doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng so với cùng kỳ. Cu thể, doanh thu thuần 2.720 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,7% so với cùng kỳ năm trước.

1.png

Tình hình kinh doanh của BHN đang trở lại đà tăng trưởng mạnh mẽ, gần xấp xỉ bằng mức doanh thu cao nhất trong 8 quý qua. Anh lớn ngành bia phía bắc BHN đã đã kịp thời thích ứng, có lãi tăng trưởng trở lại trong quý 3 vừa qua.

3.png

Chi phí giá vốn của BHN vẫn giữ tỷ trọng với 70% trong doanh thu, xấp xỉ so với SAB là 69%. Lợi nhuận gộp quý 3/2020 đạt 805,5 tỷ đồng, tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ.

Trong kỳ này, BHN cho biết công ty đã tích cực tiết giảm chi phí. Nổi bật là việc chi phí bán hàng giảm 230 tỷ đồng (-40%) xuống còn 346,3 tỷ đồng. Trong đó, chi phí quảng cáo, khuyến mại, hỗ trợ giảm 227 tỷ đồng (-54%) xuống 193,4 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm khoảng 5% xuống còn 111 tỷ đồng. 2 khoản chi phí này lần lượt chiếm tỷ trọng 13% và 4% trong doanh thu.

Nhờ tiết giảm chi phí hiệu quả mà biên độ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính tăng lên mức 13% trong khi cùng kỳ chỉ chiếm 4%.

Doanh thu tài chính kỳ này giảm mạnh 30% xuống còn gần 38 tỷ đồng. Tuy nhiên chi phí tài chính chiếm tỷ trọng nhỏ chỉ khoảng 5,7 tỷ đồng.

2.png

Kết quả, lợi nhuận sau thuế quý 3 của Habeco tăng gấp đôi so với cùng kỳ, đạt 340,7 tỷ đồng. Đây cũng là con số lợi nhuận lớn nhất của Habeco trong vòng 4 năm qua (tính theo quý).

Với kết quả tích cực trong quý 3, lợi nhuận lũy kế 9 tháng đầu năm của Habeco đạt 488 tỷ đồng, tăng nhẹ 3,3% so với cùng kỳ năm trước dù doanh thu giảm gần 16%. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) 9 tháng đạt 1.965 đồng.

Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Habeco chỉ đặt kế hoạch lãi sau thuế 248 tỷ đồng. Với kết quả thực hiện trong 9 tháng đầu năm, công ty đã hoàn thành vượt gần gấp đôi chỉ tiêu đề ra.

Tại thời điểm cuối quý 3, tổng tài sản Habeco đạt 7.739 tỷ đồng, trong đó có hơn 3.100 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương (bao gồm tiền gửi ngân hàng), chiếm 40% tổng tài sản công ty, tăng so với đầu năm.

5.png

Các khoản phải thu cũng như hàng tồn kho chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản, lần lượt là 6% và 8%.

Hầu hết các DN ngành bia đều duy trì một cấu trúc vốn an toàn với tỷ lệ nợ dưới 30%. Tổng nợ phải trả của BHN cuối quý 3/2020 khoảng 2.122 tỷ đồng, giảm 19% so với đầu năm, chiếm 27% trong tổng nguồn vốn ( Sabeco chiếm khoảng 24% ). Trong đó các khoản nợ vay chỉ chiếm 4% tổng vốn, so với đầu năm là 6%.

4.png

Với tỷ lệ nợ thấp, nguồn tiền dồi dào, khả năng thanh toán ngắn hạn của BHN tăng dần qua các quý, ở mức 2,33 lần vào cuối quý 3/2020, tăng mạnh so với đầu năm là 1,81 lần. Với tỷ lệ đòn bẩy thấp, BHN sẽ giảm thiểu các rủi ro liên quan đến tài chính và không gặp bất kì khó khăn nào khi có nhu cầu tăng nợ vay.

Quý 3/2020 đã chứng kiến sự cải thiện về mặt doanh thu của các doanh nghiệp ngành bia so với giai đoạn đầu năm, khi nhu cầu tiêu thụ bia khởi sắc sau khoảng thời gian chịu tác động kép của Nghị định 100 và đại dịch Covid-19.

Giai đoạn cuối năm được đánh giá là thời điểm ngành bia rượu tiêu thụ ở mức mạnh nhất. Vậy liệu kết quả kinh doanh quý 4/2020 của ngành bia nước ta có tăng trưởng vượt mong đợi, 2 ông lớn BHN và SAB tiếp tục dẫn đầu ngành bia rượu, chúng ta cùng đón chờ nhé.

( Các ý kiến trên chỉ mang quan điểm cá nhân )

Xem thêm : Để nâng cao kỹ năng cũng như kiến thức về phân tích báo cáo tài chính, các bạn tham khảo thêm tại :

Khóa học Phân tích Báo cáo tài chính online

Phân tích báo cáo tài chính của DN cùng ngành:

Phân tích Báo cáo tài chính Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (BHN) quý 2/2020

Phân tích Báo cáo tài chính CTCP Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn ( SAB ) quý 3/2020

Một số bài phân tích báo cáo tài chính các ngành khác quý 3/2020:

Tổng hợp Phân tích báo cáo tài chính ngành Hàng không quý 3/2020

Tổng hợp bài Phân tích Báo cáo tài chính trong nhóm VN30 quý 3/2020

Phân tích báo cáo tài chính ngành Thép quý 3/2020

Phân tích báo cáo tài chính ngành Công nghệ - Viễn thông quý 3/2020

Phân tích báo cáo tài chính ngành Xây dựng quý 3/2020

Phân tích báo cáo tài chính ngành Thủy sản quý 3/2020

Tổng hợp các bài phân tích báo cáo tài chính ngành Bất động sản quý 3/2020
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top