Mới đây, một trong những ông lớn của nền kinh tế Việt Nam - Tập đoàn Vingroup đã công bố báo cáo tài chính quý 2 và báo cáo hợp nhất 6 tháng đầu năm 2020. Trong quý 2, Vingroup ghi nhận 23.207 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 41% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu là do không còn doanh thu từ hoạt động bán lẻ do đã chuyển giao hệ thống Vincommerce cho Masan Group cũng như ảnh hưởng tiêu cực từ dịch Covid-19.
Vingroup cho biết doanh thu hoạt động sản xuất (VinFast, Vinsmart) tăng mạnh đã bù đắp một phần cho sự suy giảm. Lợi nhuận thuần quý 2/2020 chỉ hơn 3.653 tỷ đồng do cấu trúc chi phí thay đổi lớn.
Trong kỳ, giá vốn tăng đột biến từ 67% lên đến 84% làm cho lợi nhuận gộp giảm mạnh (chỉ bằng 30% của kỳ trước ) hầu hết là do sự ảnh hưởng của dịch bệnh covid đến thị trường bán lẻ, các trung tâm thương mại phải đóng cửa, hoạt động chuyển nhượng bất động sản cũng giảm mạnh. Tỷ trọng chi phí bán hàng thay đổi không đáng kể trong doanh thu, tổng 2 loại chi phí này giảm mạnh so với cùng kỳ chủ yếu do VIC không còn hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ ( hệ thống Vincommerce đã chuyển giao cho Masan Group ). Do đó, biên độ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính giảm mạnh từ 16% xuống đến với con số 0%.
Doanh thu từ hoạt động tài chính gấp 7,5 lần so với cùng kỳ hơn 6.691 tỷ đồng, gấp 7,5 lần so với kỳ trước do lãi từ chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính tăng cao. Chi phí tài chính tăng 25% so với cùng kỳ chủ yếu do tăng chi phí lãi vay.
Lợi nhuận kế toán trước thuế quý 2/2020 đạt 2.656 tỷ đồng ( giảm 46% so với cùng kỳ ). Lợi nhuận kế toán sau thuế đạt gần 849 tỷ ( giảm 64% so với quý trước ). Khó khăn do dịch bệnh Covid-19 cũng làm cho ông lớn như Vingroup mất vị thế trong câu lạc bộ lãi nghìn tỷ của năm 2020.
Doanh thu hợp nhất 6 tháng đầu năm đạt 38.576 tỷ đồng – giảm 36,8% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế lũy kế đạt 1.354 tỷ đồng ( so với cùng kỳ là 3.400 tỷ ).
Tại ngày 30 tháng 06 năm 2020, tổng tài sản Vingroup đạt 429.573 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 123.664 tỷ đồng, tăng lần lượt 6,4% và 2,6% so với cuối năm 2019.
VIC đang duy trì cấu trúc tài sản với 69% là nợ và 31% là vốn chủ sở hữu. Trong đó, nợ phải trả ngắn hạn chiếm hơn 197.000 tỷ đồng ( chiếm 64% tổng nợ ) trong khi tài sản ngắn hạn chỉ hơn 193.564 tỷ. Do vậy, khả năng thanh toán ngắn hạn của VIC chỉ ở mức 0.98 cuối quý 2 và có xu hướng giảm trong các quý gần đây.
Tuy nhiên, mặc dù tính thanh khoản thấp nhưng VIC vẫn là tập đoàn lớn mạnh trong mắt các nhà đầu tư vơi cổ phiếu đang được giao dịch trên thị trường với mức giá 94.000 đ/cp.
VIC đã có một phiên giảm giá cực mạnh vào khoảng 24/03/2020 với mức giá 71.500 chỉ trong một thời gian ngắn. Đây là mức giá thấp nhất kể từ t3/2018 đến nay. Sau đó, cổ phiếu của VIC lại tăng mạnh lên mức 97.000 vào khoảng 06/04 và giao động quanh biên độ giá này mà chưa có phiên nào tăng bức phá. RSI đang chạm ngưỡng 70 có dấu hiệu giảm, có thể giá cổ phiếu của VIC có xu hướng giảm trong ngắn hạn.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng đang bị chững lại bởi tình hình khó khăn của nền kinh tế trong tình hình dịch bệnh. Tuy nhiên, Vingroup sẽ tiếp tục vị thế dẫn đầu trong ngành bất động sản, phát huy các thế mạnh cốt lõi về tiến độ bàn giao, chất lượng sản phẩm và hệ sinh thái hoàn thiện. Ngoài ra, hoạt động kinh doanh của VinFast đang trên đà phát triển mạnh. Không những thế, VIC đã chiếm được nhiều điểm tốt và uy tín trong mắt các nhà đầu tư trong nhiều năm qua, đặc biệt khi cả nước ta đang chống lại dịch bệnh Covid - 19 VIC luôn sẵn sàng quyên góp và cung cấp các trang thiết bị tốt nhất trong công tác phòng chống dịch bệnh. Khi tình hình dịch bệnh kiểm soát tốt hơn, nền kinh tế dần hồi phục và trở lại trạng thái ban đầu, VIC hứa hẹn sẽ mang lại kết quả tăng trưởng tích cực trong thời gian tới.
( Các ý kiến trên chỉ mang quan điểm cá nhân )
Xem thêm : Để nâng cao kỹ năng cũng như kiến thức về phân tích báo cáo tài chính, các bạn tham khảo thêm tại :
Khóa học Phân tích báo cáo tài chính online
File phân tích được đính kèm phía dưới, mọi người tải về tham khảo nhé.
Doanh thu từ hoạt động tài chính gấp 7,5 lần so với cùng kỳ hơn 6.691 tỷ đồng, gấp 7,5 lần so với kỳ trước do lãi từ chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính tăng cao. Chi phí tài chính tăng 25% so với cùng kỳ chủ yếu do tăng chi phí lãi vay.
Lợi nhuận kế toán trước thuế quý 2/2020 đạt 2.656 tỷ đồng ( giảm 46% so với cùng kỳ ). Lợi nhuận kế toán sau thuế đạt gần 849 tỷ ( giảm 64% so với quý trước ). Khó khăn do dịch bệnh Covid-19 cũng làm cho ông lớn như Vingroup mất vị thế trong câu lạc bộ lãi nghìn tỷ của năm 2020.
Doanh thu hợp nhất 6 tháng đầu năm đạt 38.576 tỷ đồng – giảm 36,8% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế lũy kế đạt 1.354 tỷ đồng ( so với cùng kỳ là 3.400 tỷ ).
Tại ngày 30 tháng 06 năm 2020, tổng tài sản Vingroup đạt 429.573 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 123.664 tỷ đồng, tăng lần lượt 6,4% và 2,6% so với cuối năm 2019.
Tuy nhiên, mặc dù tính thanh khoản thấp nhưng VIC vẫn là tập đoàn lớn mạnh trong mắt các nhà đầu tư vơi cổ phiếu đang được giao dịch trên thị trường với mức giá 94.000 đ/cp.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng đang bị chững lại bởi tình hình khó khăn của nền kinh tế trong tình hình dịch bệnh. Tuy nhiên, Vingroup sẽ tiếp tục vị thế dẫn đầu trong ngành bất động sản, phát huy các thế mạnh cốt lõi về tiến độ bàn giao, chất lượng sản phẩm và hệ sinh thái hoàn thiện. Ngoài ra, hoạt động kinh doanh của VinFast đang trên đà phát triển mạnh. Không những thế, VIC đã chiếm được nhiều điểm tốt và uy tín trong mắt các nhà đầu tư trong nhiều năm qua, đặc biệt khi cả nước ta đang chống lại dịch bệnh Covid - 19 VIC luôn sẵn sàng quyên góp và cung cấp các trang thiết bị tốt nhất trong công tác phòng chống dịch bệnh. Khi tình hình dịch bệnh kiểm soát tốt hơn, nền kinh tế dần hồi phục và trở lại trạng thái ban đầu, VIC hứa hẹn sẽ mang lại kết quả tăng trưởng tích cực trong thời gian tới.
( Các ý kiến trên chỉ mang quan điểm cá nhân )
Xem thêm : Để nâng cao kỹ năng cũng như kiến thức về phân tích báo cáo tài chính, các bạn tham khảo thêm tại :
Khóa học Phân tích báo cáo tài chính online
File phân tích được đính kèm phía dưới, mọi người tải về tham khảo nhé.