I. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ xác định kết quả hoạt động kinh doanh
Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí được chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.
- Chi phí sản phẩm
Chi phí sản phẩm là toàn bộ những chi phí liên quan đến việc sản xuất hoặc mua các sản phẩm. Đối với các hoạt động sản xuất thì các chi phí này bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Các chi phí sản phẩm gắn liền với sản phẩm và chúng được chuyển sang kỳ sau khi sản phẩm còn tồn kho chờ bản và khi sản phẩm đã được tiêu thụ thì chúng được xem là phí tổn thời kỳ và được tính trừ vào kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ.
- Chi phí thời kỳ
Chi phí thời kỳ là những chi phí phát sinh trong một thời kỳ và được tính hết thành phí tốn trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí thời kỳ. Chi phí thời kỳ sẽ được tính đầy đủ trên các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị cho dù kết quả hoạt động của đơn vị đạt ở mức nào đi nữa. Chi phí thời kỳ ngay khi phát sinh đã được coi là phí tổn trong kỳ.
II. Phân loại chi phí sử dụng trong kiểm tra và ra quyết định
1. Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp
– Chi phí trực tiếp: Là những chi phí khi phát sinh liên quan trực tiếp với từng đối tượng sử dụng như: chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, nó được tính thẳng vào từng đơn đặt hàng, từng nhóm sản phẩm, từng sản phẩm...
– Chi phí gián tiếp: Là những chi phí khi phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí và không thể tính trực tiếp vào các đối tượng sử dụng mà cần phải tiến hành phân bố theo một tiêu thức phù hợp. Ví dụ như chi phí sản xuất chung trong trường hợp liên quan đến nhiều sản phẩm sẽ được phân bố cho từng sản phẩm theo số giờ lao động trực tiếp, số giờ máy, số lượng sản phẩm sản xuất...
2. Chi phí chênh lệch
Nhà quản trị thường phải đứng trước việc lựa chọn những phương án khác nhau, quyết định sẽ được hình thành chủ yếu là dựa vào các chi phí của từng phương án.
Chi phí chênh lệch là chi phí có trong phương án này nhưng lại không có khác chỉ có một phần trong phương án khác. Chi phi chênh lệch chính là sự khác biệt về chi phí giữa các phương án nên nay cũng chính là căn cứ giúp cho nhà quản trị lựa chọn các phương án kinh doanh.
Ví dụ: Một doanh nghiệp muốn chuyển từ phương thức bán buôn sang phương thức bán lẻ với các số liệu như sau: (đơn vị: 1.000 ngàn đồng)
Qua số liệu ở bảng trên ta thấy rằng tổng doanh thu của doanh nghiệp sẽ tăng 200.000.000 đồng nếu doanh nghiệp chuyển từ phương thức bán buôn sang phương thức bán lẻ, nhưng chi phí cũng sẽ tăng 135.000.000 đồng và cuối cùng sẽ làm lợi nhuận của doanh nghiệp tăng 65.000.000 đồng. Căn cứ vào kết quả so sánh trên sẽ giúp cho nhà quản trị đưa ra quyết định về việc lựa chọn phương án của mình.
3. Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được
Chi phí kiểm soát được đối với một cấp quản lý là những chi phí mà nhà quản trị cấp đó được quyền ra quyết định, những chi phí mà nhà quản trị cấp đó không được quyền ra quyết định thì gọi là chi phí không kiểm soát được.
Ví dụ: Tại một cửa hàng, nhà quản trị có thể quyết định được chi phí tiếp khách của cửa hàng và như vậy nó được xem là chi phí kiểm soát được, nhưng chi phí khấu hao của những máy móc sản xuất ra hàng hóa mà cửa hàng đang bán lại là những chi phí không kiểm soát được đối với cấp quản lý này.
4. Chi phí cơ hội Chi phí cơ hội là những thu nhập tiềm tàng bị mất đi khi chọn phương án này thay vì chọn phương án khác.
Ví dụ: Một công nhân hiện đang có mức lương 6.000.000 đồng/năm quyết định nghỉ làm để đi học, thì ngoài tiền học phí mà anh ta phải đóng khi đi học, mỗi năm theo học người công nhân này còn chịu phát sinh một khoản chi phí cơ hội là 6.000.000 đồng.
5. Chi phí chìm (lặn)
Chi phí chìm (lặn) là những chi phí đã phát sinh trong quá khứ và nó không thể tránh được dù lựa chọn bất kỳ phương án nào, ví dụ như những khoản chi phí đã được đầu tư để mua sắm tài sản cố định…
Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí được chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.
- Chi phí sản phẩm
Chi phí sản phẩm là toàn bộ những chi phí liên quan đến việc sản xuất hoặc mua các sản phẩm. Đối với các hoạt động sản xuất thì các chi phí này bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Các chi phí sản phẩm gắn liền với sản phẩm và chúng được chuyển sang kỳ sau khi sản phẩm còn tồn kho chờ bản và khi sản phẩm đã được tiêu thụ thì chúng được xem là phí tổn thời kỳ và được tính trừ vào kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ.
- Chi phí thời kỳ
Chi phí thời kỳ là những chi phí phát sinh trong một thời kỳ và được tính hết thành phí tốn trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí thời kỳ. Chi phí thời kỳ sẽ được tính đầy đủ trên các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị cho dù kết quả hoạt động của đơn vị đạt ở mức nào đi nữa. Chi phí thời kỳ ngay khi phát sinh đã được coi là phí tổn trong kỳ.
II. Phân loại chi phí sử dụng trong kiểm tra và ra quyết định
1. Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp
– Chi phí trực tiếp: Là những chi phí khi phát sinh liên quan trực tiếp với từng đối tượng sử dụng như: chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, nó được tính thẳng vào từng đơn đặt hàng, từng nhóm sản phẩm, từng sản phẩm...
– Chi phí gián tiếp: Là những chi phí khi phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí và không thể tính trực tiếp vào các đối tượng sử dụng mà cần phải tiến hành phân bố theo một tiêu thức phù hợp. Ví dụ như chi phí sản xuất chung trong trường hợp liên quan đến nhiều sản phẩm sẽ được phân bố cho từng sản phẩm theo số giờ lao động trực tiếp, số giờ máy, số lượng sản phẩm sản xuất...
2. Chi phí chênh lệch
Nhà quản trị thường phải đứng trước việc lựa chọn những phương án khác nhau, quyết định sẽ được hình thành chủ yếu là dựa vào các chi phí của từng phương án.
Chi phí chênh lệch là chi phí có trong phương án này nhưng lại không có khác chỉ có một phần trong phương án khác. Chi phi chênh lệch chính là sự khác biệt về chi phí giữa các phương án nên nay cũng chính là căn cứ giúp cho nhà quản trị lựa chọn các phương án kinh doanh.
Ví dụ: Một doanh nghiệp muốn chuyển từ phương thức bán buôn sang phương thức bán lẻ với các số liệu như sau: (đơn vị: 1.000 ngàn đồng)
Bán buôn | Bán lẻ | Chênh lệch | |
Doanh thu | 1.000.000 | 1.200.000 | 200.000 |
Giá vốn hàng bán | 500.000 | 600.000 | 100.000 |
Chi phí quảng cáo | 100.000 | 55.000 | (45.000) |
Hoa hồng bán hàng | 0 | 50.000 | 50.000 |
Khấu hao kho bãi | 60.000 | 90.000 | 30.000 |
Chi phí khác | 80.000 | 80.000 | 0 |
Cộng chi phí | 740.000 | 875.000 | 135.000 |
Lợi nhuận | 260.000 | 325.000 | 65.000 |
Qua số liệu ở bảng trên ta thấy rằng tổng doanh thu của doanh nghiệp sẽ tăng 200.000.000 đồng nếu doanh nghiệp chuyển từ phương thức bán buôn sang phương thức bán lẻ, nhưng chi phí cũng sẽ tăng 135.000.000 đồng và cuối cùng sẽ làm lợi nhuận của doanh nghiệp tăng 65.000.000 đồng. Căn cứ vào kết quả so sánh trên sẽ giúp cho nhà quản trị đưa ra quyết định về việc lựa chọn phương án của mình.
3. Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được
Chi phí kiểm soát được đối với một cấp quản lý là những chi phí mà nhà quản trị cấp đó được quyền ra quyết định, những chi phí mà nhà quản trị cấp đó không được quyền ra quyết định thì gọi là chi phí không kiểm soát được.
Ví dụ: Tại một cửa hàng, nhà quản trị có thể quyết định được chi phí tiếp khách của cửa hàng và như vậy nó được xem là chi phí kiểm soát được, nhưng chi phí khấu hao của những máy móc sản xuất ra hàng hóa mà cửa hàng đang bán lại là những chi phí không kiểm soát được đối với cấp quản lý này.
4. Chi phí cơ hội Chi phí cơ hội là những thu nhập tiềm tàng bị mất đi khi chọn phương án này thay vì chọn phương án khác.
Ví dụ: Một công nhân hiện đang có mức lương 6.000.000 đồng/năm quyết định nghỉ làm để đi học, thì ngoài tiền học phí mà anh ta phải đóng khi đi học, mỗi năm theo học người công nhân này còn chịu phát sinh một khoản chi phí cơ hội là 6.000.000 đồng.
5. Chi phí chìm (lặn)
Chi phí chìm (lặn) là những chi phí đã phát sinh trong quá khứ và nó không thể tránh được dù lựa chọn bất kỳ phương án nào, ví dụ như những khoản chi phí đã được đầu tư để mua sắm tài sản cố định…