Thuế TNDN tạm tính
1. Doanh nghiệp có phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính nữa không? Thủ tục và hồ sơ cần những gì?
2. Nếu nộp chậm tiền thuế TNDN tạm tính so với quyết toán thuế TNDN năm thì mức phạt là bao nhiêu?
3. Việc kê khai và nộp tiền được chế tài ở văn bản pháp lý nào?
*Căn cứ:
–Tại điều 17 Thông tư 151/2014/TT-BTC của Bộ tài chính thì kể từ ngày 15/11/2014 (Tức là quý 4/2014): Doanh nghiệp không cần phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính quý nữa mà chỉ nộp tiền thuế TNDN tạm tính quý nếu có phát sinh, cụ thể như sau:
Theo đó, các quy định về kê khai thuế GTGT, TNDN đã được thay đổi như sau:
–Về thuế GTGT:
+ Tăng mức doanh thu của năm trước liền kề để xác định đối tượng kê khai thuế theo quý lên thành 50 tỷ đồng trở xuống thay vì 20 tỷ đồng như quy định cũ.
+ Trước đây, người nộp thuế mới bắt đầu sản xuất, kinh doanh thực hiện kê khai thuế theo tháng thì bây giờ thực hiện kê khai thuế theo quý.
– Về thuế TNDN: DN phải thực hiện tạm nộp số thuế TNDN của quý chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế, và không phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính hàng quý.
= > Thông tư 151 có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2014. Do đó, doanh nghiệp vẫn phải nộp tờ khai tạm tính thuế TNDN quý III/2014.
– Căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh, Doanh nghiệp thực hiện tạm nộp số tiền thuế TNDN của quý chậm nhất vào ngày thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
– Doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính hàng quý. Bắt đầu từ quý 01/2015 trở đi
*Chú ý:
1. Nếu TỔNG số thuế tạm nộp (tức là các quý) thấp hơn số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán từ 20% trở lên thì DN phải nộp tiền chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên giữa số thuế tạm nộp với số thuế phải nộp theo quyết toán. Tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý 4 đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.
2. Đối với số thuế TNDN tạm nộp theo quý thấp hơn số thuế phải nộp theo quyết toán dưới 20% mà DN chậm nộp so với thời hạn quy định (thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm) thì tính tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.
*Ví dụ 1:
– Năm 2015, Công ty TNHH Chu Đình Xinh đã tạm nộp thuế TNDN là 80 triệu đồng.
– Khi quyết toán năm, số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán là 110 triệu đồng, tăng 30 triệu đồng.
=> Như vậy: 20% của số phải nộp theo quyết toán là: 110 x 20% = 22 triệu đồng.
– Phần chênh lệch từ 20% trở lên có giá trị là: 30 triệu – 22 triệu = 8 triệu đồng.
*Kết luận:
– Công ty phải nộp số thuế còn phải nộp sau quyết toán là 30 triệu đồng
– Đồng thời, Công ty bị tính tiền chậm nộp đối với số thuế chênh lệch từ 20% trở lên (là 8 triệu đồng) tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý 4 (từ ngày 31/1/2016) đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu.
– Số thuế chênh lệch còn lại (là 30 – 8 = 22 triệu đồng) mà C ty chậm nộp thì bị tính tiền chậm nộp từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ quyết toán (từ ngày 1/4/2016) đến ngày thực nộp số thuế này.
– Nếu trong năm 2017, cơ quan thuế thực hiện thanh tra thuế và phát hiện số thuế TNDN phải nộp của kỳ tính thuế năm 2015 là 160 triệu đồng (tăng 50 triệu đồng so với số thuế phải nộp đã khai trong hồ sơ quyết toán).= > Đối với số thuế tăng thêm qua thanh tra, thì DN bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định, trong đó tiền thuế tăng thêm 50 triệu đồng này sẽ tính tiền chậm nộp (kể từ ngày 1/4/2016 đến ngày thực nộp số thuế này), không tách riêng phần chênh lệch vượt từ 20% trở lên đối với số thuế tăng thêm này.
*Ví dụ 2:
– Năm 2016, Công ty TNHH Chu Đình Xinh đã tạm nộp thuế TNDN là 80 triệu đồng.
– Khi quyết toán năm, số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán là 70 triệu đồng.
– Thì số thuế nộp thừa là 10 triệu đồng sẽ được coi như số thuế tạm nộp của năm kế tiếp hoặc được hoàn thuế theo quy định.