Những lưu ý quan trọng về khoản trợ cấp thôi việc

Son.Tran

Member
Hội viên mới
TRO CAP THOI VIEC.jpg

1. Mức lương và thời gian để tính trợ cấp thôi việc


Theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật Lao động và Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật Lao động cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 Điều 36 và người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Lao động.

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 6 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP nêu trên.

2. Trợ cấp thôi việc cho thời gian làm ở đơn vị cũ?

Chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động thôi việc, mất việc làm theo quy định tại Điều 48, 49 Bộ luật Lao động năm 2012 và hướng dẫn thực hiện tại Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ.

Theo đó, trường hợp người lao động có thời gian làm việc ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước và chuyển đến làm việc tại công ty từ trước ngày 1/1/1995 mà chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm, nay bị mất việc làm thì công ty có trách nhiệm trả trợ cấp mất việc làm cho thời gian người lao động đã làm việc cho mình và trả trợ cấp thôi việc đối với thời gian người lao động đã làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước trước đó.

Trường hợp người lao động chuyển đến làm việc tại công ty sau ngày 1/1/1995, nay bị mất việc làm thì công ty có trách nhiệm trả trợ cấp mất việc làm cho thời gian người lao động làm việc cho mình.

Đối với thời gian người lao động làm việc ở cơ quan cũ thì cơ quan cũ có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định tại các văn bản nêu trên. Tuy nhiên, do sự việc xảy ra đã lâu, đến nay cơ quan cũ đã giải thể nên không còn pháp nhân để thực hiện chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật.

3. Trợ cấp thôi việc đối với lao động làm việc tại 2 DN

Trước ngày 1/5/2013, chế độ thôi việc áp dụng quy định tại Điều 42 Bộ luật Lao động năm 1994 và hướng dẫn tại Điều 14 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP.

Khi chấm dứt HĐLĐ đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ 1 năm trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có. Thời gian làm việc khi có tháng lẻ đối với người lao động làm việc trên 12 tháng được làm tròn như sau:

- Từ đủ 1 tháng đến dưới 6 tháng được tính bằng 6 tháng làm việc;

- Từ đủ 6 tháng đến 12 tháng được tính bằng 1 năm làm việc.

Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương, tiền công theo HĐLĐ, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt HĐLĐ.

Hiện nay, theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2012, khi HĐLĐ chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo HĐLĐ của 6 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.

Theo quy định tại Điều 42 Bộ luật Lao động năm 1994, Công ty cổ phần Cơ khí xây dựng Tân Định có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho 3 lao động trong khoảng thời gian làm việc từ tháng 6/2005 đến ngày 31/3/2008, bằng 2 năm 9 tháng, làm tròn thành 3 năm, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có. Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương, tiền công theo HĐLĐ, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt HĐLĐ tại Công ty cổ phần Cơ khí xây dựng Tân Định.

Trong tổng thời gian làm việc của 3 người lao động tại Công ty Thương mại vật liệu xây dựng từ ngày 1/4/2008 đến trước khi chấm dứt HĐLĐ có 2 giai đoạn.

Thời gian chưa tham gia bảo hiểm thất nghiệp tính từ ngày 1/4/2008 đến ngày 31/12/2008 là 9 tháng, làm tròn thành 1 năm, căn cứ quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2012, Công ty Thương mại vật liệu xây dựng có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc bằng ½ tháng lương cộng với phụ cấp lương (nếu có).

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo HĐLĐ của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt HĐLĐ tại Công ty Thương mại vật liệu xây dựng.

Thời gian làm việc tiếp theo từ ngày 1/1/2009 đến trước khi chấm dứt HĐLĐ tại Công ty Thương mại vật liệu xây dựng, 3 lao động này đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Khi chấm dứt HĐLĐ, 3 lao động này được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Điều 49, Điều 50 Luật Việc làm.

4. Quy định về trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc

Trường hợp lao động hợp đồng chấm dứt đúng quy định của pháp luật trước thời điểm Bộ luật Lao động năm 2012 có hiệu lực thi hành thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006 và 2007) và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Bộ luật Lao động năm 1994 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/1995, theo đó từ ngày Bộ luật Lao động có hiệu lực thi hành, không còn chế độ chuyển công tác đối với người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động. Khi người lao động thôi việc ở doanh nghiệp thì thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định tại Điều 42 của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Theo quy định tại Điều 43 của Bộ luật Lao động năm 1994 và Điều 15 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003 của Chính phủ thì trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, 2 bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt thì việc thực hiện thanh toán không được kéo dài quá 30 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.

Như vậy, khi người lao động thôi việc tại doanh nghiệp mà doanh nghiệp và người lao động không thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động, thanh toán trợ cấp thôi việc trong thời hạn nêu trên là trái với quy định của pháp luật về lao động.

Căn cứ các quy định nêu trên, bà Trần Thị Mai Anh làm việc tại Công ty Thương nghiệp tổng hợp Cần Thơ (nay là Công ty CP Thương nghiệp tổng hợp Cần Thơ) từ tháng 9/1976 đến tháng 9/1995 (sau ngày 1/1/1995) chấm dứt hợp đồng lao động thì Công ty Thương nghiệp tổng hợp Cần Thơ (nay là Công ty CP Thương nghiệp tổng hợp Cần Thơ) có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho bà Mai Anh theo quy định tại Điều 42 của Bộ luật Lao động nêu trên.

Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi của người lao động, đề nghị Công ty CP Thương nghiệp tổng hợp Cần Thơ báo cáo Hội đồng quản trị xem xét, chi trả trợ cấp thôi việc cho bà Mai Anh đối với thời gian từ tháng 9/1976 đến tháng 9/1995, mức trợ cấp thôi việc do 2 bên thoả thuận.

5. Mức tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc

Tại Điều 2 Thông tư số 17/2009/TT-BLĐTBXH ngày 26/5/2009 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sửa đổi khoản 3, mục III, Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH về cách tính tiền trợ cấp thôi việc như sau:

Tiền trợ cấp thôi việc = Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc x Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc x ½


Trong đó:


- Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc (tính theo năm) được xác định theo khoản 3, Điều 14 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003 của Chính phủ, trừ thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ. Trường hợp, tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc có tháng lẻ (kể cả trường hợp người lao động có thời gian làm việc tại doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên nhưng tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc dưới 12 tháng) thì được làm tròn như sau: Từ đủ 1 tháng đến dưới 6 tháng làm tròn thành 1/2 năm. Từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng làm tròn thành 1 năm.

- Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương, tiền công theo HĐLĐ, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt HĐLĐ, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).

Trường hợp bà Thanh có tổng thời gian làm việc tại công ty từ tháng 11/2006 đến hết tháng 6/2011 bằng 4 năm 7 tháng.

Căn cứ quy định tại Khoản 3, Điều 14 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003; Khoản 1, Khoản 3, Điều 41 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ và Điều 2 Thông tư số 17/2009/TT-BLĐTBXH ngày 26/5/2009 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thì:

- Thời gian bà Thanh làm việc tại công ty được tính để hưởng trợ cấp thôi việc là từ tháng 11/2006 đến hết tháng 12/2008 bằng 2 năm 1 tháng, tính tròn 2 ½ năm.

- Thời gian từ tháng 1/2009 đến tháng 6/2011, bà Thanh và Công ty đã đóng bảo hiểm thất nghiệp nên thời gian này bà không được tính để hưởng trợ cấp thôi việc.

Mặc dù khi ký kết trên HĐLĐ ghi tiền lương là 2.500.000 đồng/tháng. Nhưng tiền lương thực tế khi thực hiện HĐLĐ này bà Thanh được nhận là 6.500.000 đồng/tháng. Có thể khoản tiền lương bà Thanh được nhận cao hơn mức ghi ban đầu khi ký kết HĐLĐ là do được điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu, hoặc được nâng bậc lương, được hưởng phụ cấp, mà không cần thiết phải ký kết lại hợp đồng; hoặc hợp đồng đã ký với mức lương 2.500.000 đồng là hợp đồng giả cách để giảm mức đóng bảo hiểm xã hội.

Do vậy, luật sư cho rằng khoản tiền lương 6.500.000 đồng mà công ty đã trả cho bà Thanh hàng tháng được hiểu là tiền lương theo HĐLĐ dùng làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc.

Nếu tiền lương bình quân 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt HĐLĐ là 6.500.000 đồng thì công ty phải trả trợ cấp thôi việc cho bà Thanh là 2 ½ năm x 6.500.000 đồng x ½ = 8.125.000 đồng.

Đạt Lâm DKT tổng hợp
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top