Nhiều giám đốc bị bắt về hành vi trốn thuế, mua bán trái phép hóa đơn

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
Gian lận thuế luôn là một trong những chủ đề được quan tâm nhiều nhất không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Việc gian lận thuế dẫn đến thất thu ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến kế hoạch chi tiêu NSNN của chính phủ, thậm chí gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho quốc gia.

Thực trạng này đã và đang trở thành vấn đề nhức nhối của chính phủ các nước trên thế giới. Hiện nay tình trạng trốn thuế ngày càng diễn biến tinh vi và phức tạp.

Mặc dù Việt Nam đã có những nỗ lực nhất định trong vấn đề quản lý thuế nhưng qua số liệu thống kê tiền thuế truy thu và phạt do doanh nghiệp khai thiếu thuế trong các cuộc thanh tra, kiểm tra thuế vẫn còn nhiều.

Do đó, nhà nước đang tăng cường công tác quản lý thuế ở Việt Nam và đưa ra nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng trốn thuế ở nước ta, tránh gây ra bất bình đẳng xã hội, làm xói mòn cơ sở thuế và thất thu ngân sách nhà nước.

Chúng ta cùng xem một số trường hợp trốn thuế trong thời gian gần đây nhé.

toi-tron-thue_0706170410.png

(Ảnh: Internet)​

1. Khởi tố giám đốc doanh nghiệp ở Quảng Bình về hành vi trốn thuế

Ngày 20/6, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Nguyễn Khánh Tùng về hành vi trốn thuế.

Theo kết quả điều tra, trong khoảng thời gian từ năm 2019 đến 2022 và Quý 1/2023, Công ty TNHH Tùng Cát (địa chỉ thôn Trường Xuân, xã Phù Hóa, huyện Quảng Trạch), đã có hành vi sử dụng 150 hóa đơn GTGT, không có hàng hóa dịch vụ kèm theo, với 41.488 m3 cát, tổng giá trị thanh toán là gần 3,5 tỷ đồng.

Trong đó, giá trị hàng hóa trước thuế gần 3,2 tỷ đồng, thuế GTGT hơn 300 triệu đồng của 3 công ty để hoạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, làm giảm số tiền thuế phải nộp trong các năm 2019, 2020, 2021, 2022 và Quý 1/2023, với số tiền trốn thuế là hơn 305 triệu đồng.

Nguồn: Báo pháp luật

2. Hải Dương: Một giám đốc bị bắt giam vì tội trốn thuế

Theo kết quả điều tra ban đầu của Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Hải Dương xác định: Từ tháng 9/2019 đến tháng 5/2020, Phạm Việt Hoà với vai trò là Giám đốc Công ty TNHH Aluminum Việt Nam đã sử dụng 61 tờ hoá đơn giá trị gia tăng không hợp pháp của 2 doanh nghiệp tại Hà Nội để hạch toán hàng hoá đầu vào, kê khai làm tăng số tiền thuế được hoàn. Hành vi này đã gây thiệt hại cho Cục Thuế tỉnh Hải Dương số tiền hàng chục tỷ đồng.

Nguồn: Báo pháp luật

3. Hai giám đốc doanh nghiệp ở Ninh Bình bị khởi tố

Theo tài liệu của cơ quan điều tra, từ ngày 20/4/2020 đến ngày 19/9/2022, mặc dù không có giao dịch mua bán hàng hóa trên thực tế, nhưng Đinh Duy Hiệp (Giám đốc Công ty Hà Anh) đã xuất cho Công ty L.H Plastic (do Vũ Thị Minh Trâm là Giám đốc và Nguyễn Phương Hoa là kế toán của Công ty) tổng số 33 hóa đơn giá trị gia tăng đã ghi nội dung giao dịch mua bán hàng hóa là mặt hàng “Bản in” với các kích thước khác nhau. Tổng số tiền hàng hóa chưa tính thuế đối với 33 hóa đơn giá trị gia tăng là gần 26 tỷ đồng. Số thuế GTGT trốn là gần 2,6 tỷ đồng.

Nguồn: Báo pháp luật

4. Khởi tố vụ án, bắt, khám xét các bị can trong vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thành An Hà Nội

Kết quả điều tra xác định: Từ năm 2017 đến năm 2022, với mục đích che giấu doanh thu, lợi nhuận thực tế, giảm số thuế TNDN phải nộp, Nguyễn Đăng Thuyết và Nguyễn Nhật Linh (vợ Thuyết) đã chỉ đạo nhân viên dưới quyền lập, sử dụng 02 hệ thống sổ kế toán để hạch toán trái quy định của pháp luật, gồm: (1) Hệ thống sổ kế toán nội bộ và (2) Hệ thống sổ kế toán dùng để kê khai thuế quyết toán thuế hàng năm với nhà nước; khai man số liệu kế toán; để ngoài sổ kế toán nhiều khoản doanh thu, chi phí, lợi nhuận; chỉ đạo nhân viên mua hóa đơn đầu vào để nâng khống giá trị hàng hóa mua vào, làm giảm số thuế TNDN phải nộp, gây thiệt hại cho Nhà nước trên 400 tỷ đồng.

Nguồn: Tại chí Tòa án nhân dân

Trên đây là một số trường hợp trốn thuế đã bị cơ quan công an điều tra và khỏi tố trong thời gian gần đây, đặc biệt là tình trạng sử dụng bất hợp pháp hóa đơn GTGT. Một khi đã phát hiện hành vi gian lận của doanh nghiệp thì sẽ không thể thiếu việc xử phát các doanh nghiệp mua bán hóa đơn trái phép. Chúng ta cùng xem một số tình huống về hành vi mua bán hóa đơn nhé.

5. Khởi tố 13 đối tượng trong đường dây mua bán trái phép hóa đơn có giá trị hàng trăm tỷ đồng

Ngày 14/6/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lạng Sơn đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với 13 đối tượng trong đường dây mua bán trái phép hóa đơn có giá trị hàng trăm tỷ đồng.

Bước đầu cơ quan chức năng xác định, từ năm 2019 đến nay, Thân Tiến Huy là Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng 389, có hành vi mua bán hàng nghìn số hóa đơn giá trị gia tăng với nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, trị giá hàng hóa ghi trên hóa đơn đặc biệt lớn.

Theo đó, qua công tác nghiệp vụ, Công an tỉnh Lạng Sơn phát hiện một số doanh nghiệp trên địa bàn có biểu hiện nghi vấn mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng sử dụng vào mục đích hợp thức nguồn gốc hàng hóa mua vào để trốn thuế và giải ngân vốn vay đáo hạn ngân hàng.

Nguồn: Báo pháp luật

6. Triệt phá đường dây mua bán hóa đơn hàng nghìn tỷ ở TPHCM

Ngày 5/5/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố 5 người trong đường dây mua bán hóa đơn với quy mô lớn, doanh số hóa đơn xuất khống lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Tại cơ quan công an, các đối tượng khai nhận từ năm 2018 đến khi bị bắt đã sử dụng thông tin CMND của người thân và CMND, CCCD mua ở các tiệm cầm đồ để thành lập 49 "công ty ma" tại TPHCM, 10 "công ty ma" tại Đồng Nai.

Sau đó, các đối tượng tìm khách hàng trên mạng Internet, liên hệ qua ứng dụng **** để chào bán hóa đơn GTGT ghi khống nội dung với mức giá thỏa thuận là 1,5% đến 2% trên trị giá hóa đơn chưa thuế.

Đối tượng cầm đầu đường dây này thành lập 31 "công ty ma" tại TPHCM, xuất khống hơn 20.000 tờ hóa đơn GTGT cho gần 4.000 công ty khác nhau trên 35 tỉnh thành; với giá trị hàng hóa ghi trên hóa đơn khoảng 4.000 tỷ đồng.

Nguồn: Báo Tiền Phong

Trên đây là một số tình huống vi phạm được xử lý trong thời gian trong khoảng nửa đầu năm 2023. Có thể thấy tình trạng mua bán hóa đơn nhằm mục đích trốn thuế vẫn diễn ra nhiều. Dù vô tình hay cố ý vi phạm, nhưng một khi đã bị CQT phát hiện và kiểm tra thì doanh nghiệp sẽ phải chịu thiệt hại rất lớn. Giống như bài viết được chia sẻ mới đây, một doanh nghiệp đã sử dụng 1 tờ hóa đơn trị giá 200.000, nhưng đã bị cơ quan thuế phạt VPHC về hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp với mức phạt là 35 triệu đồng. Các bạn có thể tham khảo bài viết theo đường link dưới đây nhé.

http://danketoan.com/threads/su-dung-hoa-don-tri-gia-200-000-mot-doanh-nghiep-bi-phat-den-35-trieu-dong.293094/

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đã sử dụng hóa đơn có mã của CQT. Do đó, việc phát hiện các hành vi gian lận về thuế rất dễ dàng kiểm soát. Có những doanh nghiệp nói rằng việc mua bán hàng hóa của họ là có thật, nhưng hồ sơ thì chỉ có mỗi hóa đơn mua hàng, đơn vị bán hàng lại thuộc danh sách các doanh nghiệp bỏ điểm, không hề hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh. Ở thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp nên cẩn trọng trong việc mua bán hàng hóa, cần phải lựa chọn các đối tác làm ăn uy tín, không kẻo lại rơi vào tình trạng sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp, bởi hậu quả của nó để lại rất lớn.

Nếu doanh nghiệp rơi vào tình trạng sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp bỏ trốn, cần phải xử lý như thế nào, các bạn có thể tham khảo ở bài viết theo đường link sau nhé:

https://danketoan.com/threads/xu-ly-hoa-don-cua-doanh-nghiep-bo-tron.293096/

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

https://vinatas.com.vn/tu-van-thue/

Hoặc các khóa học của CleverCFO theo đường link sau:

https://clevercfo.com/
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top