Người nước ngoài cần làm gì khi muốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam?

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
Hiện nay, có nhiều người nước ngoài muốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam nhưng vẫn còn mơ hồ về các thủ tục, công việc cần thực hiện. Và liệu thủ tục thành lập doanh nghiệp đối với người nước ngoài có phức tạp không? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

ng nc ngoài.png

1. Người nước ngoài có được thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam?

Người nước ngoài được quyền thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam theo nhu cầu nếu KHÔNG thuộc các trường hợp sau:

- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự

- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, theo Cam kết số 318/WTO/CK về dịch vụ, hiện diện thương mại tại Việt Nam sẽ phải tuân thủ cam kết tương ứng với phạm vi hoạt động của mình, bao gồm cả các điều kiện giới hạn.

Vì vậy, trước khi người nước ngoài thực hiện các thủ tục để thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, cần xem xét hai vấn đề sau:

- Người đó có thuộc đối tượng KHÔNG được thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định hay không?

- Phạm vi hoạt động, điều kiện của doanh nghiệp có đáp ứng cam kết nêu trên hay không?

2. Các thủ tục về đầu tư cần thực hiện.

Đây có thể được xem là điểm khác biệt lớn nhất giữa thủ tục mà người nước ngoài phải thực hiện so với thủ tục mà công dân Việt Nam phải thực hiện khi thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.

Luật Đầu tư năm 2014.

Tiếp theo, tùy trường hợp mà người này thực hiện thủ tục tương ứng dưới đây:

- Nếu thuộc trường hợp phải quyết định chủ trương đầu tư thì người này thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tương ứng tại Điều 33, 34, 35 của Luật Đầu tư năm 2014.

Khi hoàn thành thủ tục, người này sẽ được cấp văn bản quyết định chủ trương đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 30, 31 của Nghị định 118/2015/NĐ-CP.

- Nếu không thuộc trường hợp phải quyết định chủ trương đầu tư thì người này thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định tại Điều 37, 38 của Luật Đầu tư năm 2014; được hướng dẫn bởi Điều 28, 29 của Nghị định 118/2015/NĐ-CP.

Cuối cùng, sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, người nước ngoài thực hiện tiếp các thủ tục theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

3. Các thủ tục đăng ký doanh nghiệp

Người nước ngoài được quyền lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với mình để đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, dẫu pháp luật hiện hành không có quy định hạn chế hay không cho phép nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam nhưng không có quy định quy trình cụ thể và thực tế, hầu như không có trường hợp người nước ngoài đăng ký doanh nghiệp theo loại hình này.

Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp do người nước ngoài thành lập hoạt động trong ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì phải đảm bảo các điều kiện đó; cũng như có thể phải thực hiện thêm các thủ tục cần thiết tương ứng.

Tài liệu tham khảo:
- Thư viện pháp luật.
- Luật Việt Nam.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top