Công Lý: Trấn Thành diễn hài cứ luyên tha, luyên thuyên
Diễn viên hài Công Lý thẳng thắn bày tỏ quan điểm không thích xem hài miền Nam bởi anh không hiểu được ngôn ngữ nói của diễn viên miền Nam. Nhưng ngược lại, đồng nghiệp của anh ở trong Nam lại gọi anh là “thằng quỷ” bởi diễn xuất không tì vết của anh!
Trả lời phỏng vấn về đặc trưng hài hai miền Nam – Bắc, diễn viên Công Lý tiết lộ khi đứng chung sân khấu, diễn cùng tiểu phẩm với diễn viên Trấn Thành: “Ở trong Nam hay có kiểu diễn tự biên tự tiện nên tôi phải tiết chế Trấn Thành. Cậu ấy cứ bô lô ba loa, tập một đằng, diễn một nẻo nên tôi phải tiết chế cậu ấy.”
Là diễn viên hài đình đám miền Bắc, được khán giả cả nước biết đến, ngoài thời gian đi diễn, có khi nào anh dành thời gian để xem hài miền Nam hay không?
Có chứ! Có xem nhưng mà nói thật là tôi không thích hài miền Nam!
"Nói thật là tôi không thích hài miền Nam"
Vì sao anh lại không thích hài miền Nam?
Khi xem một tiểu phẩm hài miền Nam chẳng hạn, tiếng tôi không nghe được. Tôi không thể nghe, không hiểu được người ta đang nói gì, mà đã không nghe được thì làm sao mà cười được.
Tôi biết, bạn bè đồng nghiệp của tôi trong Nam rất nhiều nhưng tôi không thích thì tôi vẫn thẳng thắn nói thẳng vào mặt họ. Hài miền Nam phong cách nó hoàn toàn khác, hơn nữa tôi cũng không thích những kiểu hài như vậy.
Tôi không thích hài Nam bởi đơn giản tôi không thích phong cách của họ và khi diễn tôi cũng không diễn theo phong cách của hài Nam.
Vậy khi anh diễn trong Nam, bạn bè anh nhận xét về anh như thế nào?
Tôi vào Nam đi diễn, bạn bè tôi trong đó cũng nhận xét về tôi như tôi nhận xét họ: Khi tôi diễn họ cũng chẳng nghe được tôi đang nói gì.
Sự khác biệt ngôn ngữ là do vùng miền, vì vậy đây không phải là điều đáng trách. Hơn nữa, các diễn viên hài miền Nam cũng hết mình phấn đấu cho sự nghiệp, họ hoàn toàn không phải là những người đi diễn theo kiểu “ăn đong”.
Người ta cũng chẳng có tội gì, người ta vẫn có lượng khán giả riêng. Hàng đêm diễn viên hài miền Nam đi diễn vẫn có tiền, có thu nhập nên họ vẫn có lượng khán giả nhất định.
Anh không thích diễn theo phong cách hài của người miền Nam, vậy phong cách diễn của anh là gì?
Chính tôi cũng không lý giải được điều này. Tôi từng xây dựng nên bản thân con người tôi của ngày hôm nay được khán giả chấp nhận, ghi nhận.
Tôi hoàn toàn không cố, không phải gồng mình lên để làm cho khác Xuân Bắc với Tự Long. Tôi là tôi. Phong cách biểu diễn của tôi cũng là chính con người tôi. Từ năm 1990, khi vào trường học, các thầy đã dạy tôi, dạy Xuân Bắc, Tự Long như nhau nhưng mỗi đứa chúng tôi tự hình thành cho mình một phong cách riêng.
Bạn tôi ở trong Nam, yêu quý tôi họ dùng ngôn ngữ của miền Nam gọi tôi: “Thằng quỷ! Mày là thằng quỷ! Mày như con quỷ!”
Anh nghĩ sao khi nhiều khán giả miền Nam nhận xét: xem hài miền Bắc không cười ngay được mà xem xong, phải nghĩ mới cười được?
Họ nhận xét vậy là tốt chứ, đấy là đặc thù của hài miền Bắc. Khi ai đưa ra được nhận xét này thì chính bản thân họ đã ý thức và nhận ra được tính chất của hài miền Bắc.
Tôi ví dụ cụ thể về một người ở Sài Gòn ra Hà Nội công tác chẳng hạn, buổi tối muốn thư giãn, người ta chọn Nhà hát kịch Hà Nội hay kịch Ngô Thì Nhậm chẳng hạn để xem hài. Trước khi có lựa chọn này, người ta đã tự ý thức được đặc thù của hài Bắc, xem xong, trở về nhà mới suy ngẫm.
Bản thân tôi cũng vậy, mỗi lần vào Sài Gòn công tác, buổi tối rảnh rỗi tôi cũng lựa chọn một sân khấu hài nào đấy của chị Hồng Vân, hoặc anh Thành Lộc… Tôi mua vé để vào xem đồng nghiệp của tôi hôm nay diễn cái gì, diễn trò gì để cười xòa một cái cho xong. Đấy cũng là giá trị của nghệ thuật.
Chính vì vậy mà mình không thể đánh giá hài ở đâu hay hơn. Tất cả tùy thuộc vào nhu cầu thưởng thức của khán giả để mà có những lựa chọn phù hợp.
Một nhận xét khách quan: theo anh hài miền Nam và miền Bắc ở đâu phát triển hơn?
Tôi nói chung về sân khấu, không chỉ có hài mà cả sân khấu cải lương, ca nhạc,.. ở trong Nam phát triển hơn ngoài Bắc rất nhiều, cực nhiều! Người ta sẵn sàng đầu tư tiền tỷ vào một vở nhưng ở ngoài Bắc, chúng tôi không làm được việc này, hoàn toàn chưa làm được.
Anh đã từng diễn chung một tiểu phẩm nào đấy với diễn viên hài miền Nam chưa?
Có chứ! Rất nhiều lần rồi!
Khi diễn cùng với bạn diễn miền Nam, anh có phải thay đổi một chút gì đó: cách diễn, phong cách… để dung hòa sự khác biệt giữa hài hai miền hay không?
Sao tôi phải thay đổi? Để dung hòa đến một cái chung nào đó thì đạo diễn phải biết trước để điều chỉnh.
Có lần, tôi diễn chung tiểu phẩm với diễn viên miền Nam Trấn Thành. Ở trong Nam hay có kiểu diễn tự biên tự tiện nên tôi phải tiết chế Trấn Thành. Cậu ấy cứ bô lô ba loa, tập một đằng, diễn một nẻo nên tôi phải tiết chế cậu ấy.
"Có lần, tôi diễn chung tiểu phẩm với diễn viên miền Nam Trấn Thành. Ở trong Nam hay có kiểu diễn tự biên tự tiện nên tôi phải tiết chế Trấn Thành."
Anh tiết chế như thế nào?
Chẳng hạn, cậu ấy đang tấu hài, tôi không thích thì cắt ngang ngay. Tôi sẽ dẫn thoại: “Thôi thôi tôi biết rồi!” Tôi cắt ngang, không cho cậu ấy tiếp tục. Nếu cứ để, cậu ấy sẽ diễn hết cả thời gian của người khác luôn. Cậu ấy cứ luyên tha, luyên thuyên mà tôi chả biết là nói gì.
Để mà tiết chế được bạn diễn thì cần phải có bản lĩnh. Nếu không có bản lĩnh thì khó để cắt ngang khi người ta đang diễn.
Vừa diễn, vừa phải tiết chế bạn diễn, anh có thấy thoải mái khi diễn cùng bạn diễn miền Nam hay không?
Riêng cá nhân tôi, tôi thấy chả vấn đề gì! Tôi diễn với ai cũng được!
Tôi không thấy mệt mỏi khi phải tiết chế bạn diễn, bởi vì khi đứng trên sân khấu mình phải ý thức được mình đang làm gì, vai diễn của mình là ai và mình đang diễn theo chủ đề gì… Khi mình xác định được nội dung chính thì mọi thứ trở nên đơn giản lắm!
Các đồng nghiệp thân thiết với anh ở miền Nam, họ đánh giá về diễn viên hài miền Bắc như thế nào?
Bạn bè của tôi ở trong Nam rất thích diễn viên hài miền Bắc. Người ta tỏ ra ngưỡng mộ. Nhưng sinh nhai vẫn là sinh nhai, người ta vẫn phải làm công việc của người ta. Tất cả những bạn đồng nghiệp thân thiết với tôi ở trong Nam, họ đều thích ra ngoài Bắc cộng tác, làm việc với người miền Bắc.
Thế nhưng, khi trở vào Nam, người ta vẫn phải sống cuộc sống của người ta; vẫn phải ra tấu hài, vẫn phải ba lăng nhăng, bô lô ba loa… thế nhưng họ vẫn ngưỡng mộ ngoài này!
Những người ngưỡng mộ anh, họ dành cho anh những lời khen như thế nào?
Bạn tôi ở trong Nam, yêu quý tôi họ dùng ngôn ngữ của miền Nam gọi tôi: “Thằng quỷ! Mày là thằng quỷ! Mày như con quỷ!”
Tôi có thắc mắc, tại sao bạn tôi cứ gọi tôi là quỷ, bạn tôi giải thích: “Ở trong này nó không thế, mày diễn nó quái, quái quỷ, bọn tao ở trong này nó không thế!”
Có lần, tôi vào Nam dự thi Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc, chị Hồng Vân làm Ban giám khảo. Tôi diễn xong, ra cửa Nhà hát lớn, chị Hồng Vân ôm lấy tôi và nói: “Giời ơi! Thằng chó này! Yêu quá! Yêu quá!” Trong lần dự thi ấy, chị Vân nói tôi diễn không tì vết!
Theo Phunutoday
Nguồn: C�ng L�: Tr?n Th�nh di?n h�i c? luy�n tha, luy�n thuy�n - Yahoo! Th? gi?i sao
Diễn viên hài Công Lý thẳng thắn bày tỏ quan điểm không thích xem hài miền Nam bởi anh không hiểu được ngôn ngữ nói của diễn viên miền Nam. Nhưng ngược lại, đồng nghiệp của anh ở trong Nam lại gọi anh là “thằng quỷ” bởi diễn xuất không tì vết của anh!
Trả lời phỏng vấn về đặc trưng hài hai miền Nam – Bắc, diễn viên Công Lý tiết lộ khi đứng chung sân khấu, diễn cùng tiểu phẩm với diễn viên Trấn Thành: “Ở trong Nam hay có kiểu diễn tự biên tự tiện nên tôi phải tiết chế Trấn Thành. Cậu ấy cứ bô lô ba loa, tập một đằng, diễn một nẻo nên tôi phải tiết chế cậu ấy.”
Là diễn viên hài đình đám miền Bắc, được khán giả cả nước biết đến, ngoài thời gian đi diễn, có khi nào anh dành thời gian để xem hài miền Nam hay không?
Có chứ! Có xem nhưng mà nói thật là tôi không thích hài miền Nam!
"Nói thật là tôi không thích hài miền Nam"
Vì sao anh lại không thích hài miền Nam?
Khi xem một tiểu phẩm hài miền Nam chẳng hạn, tiếng tôi không nghe được. Tôi không thể nghe, không hiểu được người ta đang nói gì, mà đã không nghe được thì làm sao mà cười được.
Tôi biết, bạn bè đồng nghiệp của tôi trong Nam rất nhiều nhưng tôi không thích thì tôi vẫn thẳng thắn nói thẳng vào mặt họ. Hài miền Nam phong cách nó hoàn toàn khác, hơn nữa tôi cũng không thích những kiểu hài như vậy.
Tôi không thích hài Nam bởi đơn giản tôi không thích phong cách của họ và khi diễn tôi cũng không diễn theo phong cách của hài Nam.
Vậy khi anh diễn trong Nam, bạn bè anh nhận xét về anh như thế nào?
Tôi vào Nam đi diễn, bạn bè tôi trong đó cũng nhận xét về tôi như tôi nhận xét họ: Khi tôi diễn họ cũng chẳng nghe được tôi đang nói gì.
Sự khác biệt ngôn ngữ là do vùng miền, vì vậy đây không phải là điều đáng trách. Hơn nữa, các diễn viên hài miền Nam cũng hết mình phấn đấu cho sự nghiệp, họ hoàn toàn không phải là những người đi diễn theo kiểu “ăn đong”.
Người ta cũng chẳng có tội gì, người ta vẫn có lượng khán giả riêng. Hàng đêm diễn viên hài miền Nam đi diễn vẫn có tiền, có thu nhập nên họ vẫn có lượng khán giả nhất định.
Anh không thích diễn theo phong cách hài của người miền Nam, vậy phong cách diễn của anh là gì?
Chính tôi cũng không lý giải được điều này. Tôi từng xây dựng nên bản thân con người tôi của ngày hôm nay được khán giả chấp nhận, ghi nhận.
Tôi hoàn toàn không cố, không phải gồng mình lên để làm cho khác Xuân Bắc với Tự Long. Tôi là tôi. Phong cách biểu diễn của tôi cũng là chính con người tôi. Từ năm 1990, khi vào trường học, các thầy đã dạy tôi, dạy Xuân Bắc, Tự Long như nhau nhưng mỗi đứa chúng tôi tự hình thành cho mình một phong cách riêng.
Bạn tôi ở trong Nam, yêu quý tôi họ dùng ngôn ngữ của miền Nam gọi tôi: “Thằng quỷ! Mày là thằng quỷ! Mày như con quỷ!”
Anh nghĩ sao khi nhiều khán giả miền Nam nhận xét: xem hài miền Bắc không cười ngay được mà xem xong, phải nghĩ mới cười được?
Họ nhận xét vậy là tốt chứ, đấy là đặc thù của hài miền Bắc. Khi ai đưa ra được nhận xét này thì chính bản thân họ đã ý thức và nhận ra được tính chất của hài miền Bắc.
Tôi ví dụ cụ thể về một người ở Sài Gòn ra Hà Nội công tác chẳng hạn, buổi tối muốn thư giãn, người ta chọn Nhà hát kịch Hà Nội hay kịch Ngô Thì Nhậm chẳng hạn để xem hài. Trước khi có lựa chọn này, người ta đã tự ý thức được đặc thù của hài Bắc, xem xong, trở về nhà mới suy ngẫm.
Bản thân tôi cũng vậy, mỗi lần vào Sài Gòn công tác, buổi tối rảnh rỗi tôi cũng lựa chọn một sân khấu hài nào đấy của chị Hồng Vân, hoặc anh Thành Lộc… Tôi mua vé để vào xem đồng nghiệp của tôi hôm nay diễn cái gì, diễn trò gì để cười xòa một cái cho xong. Đấy cũng là giá trị của nghệ thuật.
Chính vì vậy mà mình không thể đánh giá hài ở đâu hay hơn. Tất cả tùy thuộc vào nhu cầu thưởng thức của khán giả để mà có những lựa chọn phù hợp.
Một nhận xét khách quan: theo anh hài miền Nam và miền Bắc ở đâu phát triển hơn?
Tôi nói chung về sân khấu, không chỉ có hài mà cả sân khấu cải lương, ca nhạc,.. ở trong Nam phát triển hơn ngoài Bắc rất nhiều, cực nhiều! Người ta sẵn sàng đầu tư tiền tỷ vào một vở nhưng ở ngoài Bắc, chúng tôi không làm được việc này, hoàn toàn chưa làm được.
Anh đã từng diễn chung một tiểu phẩm nào đấy với diễn viên hài miền Nam chưa?
Có chứ! Rất nhiều lần rồi!
Khi diễn cùng với bạn diễn miền Nam, anh có phải thay đổi một chút gì đó: cách diễn, phong cách… để dung hòa sự khác biệt giữa hài hai miền hay không?
Sao tôi phải thay đổi? Để dung hòa đến một cái chung nào đó thì đạo diễn phải biết trước để điều chỉnh.
Có lần, tôi diễn chung tiểu phẩm với diễn viên miền Nam Trấn Thành. Ở trong Nam hay có kiểu diễn tự biên tự tiện nên tôi phải tiết chế Trấn Thành. Cậu ấy cứ bô lô ba loa, tập một đằng, diễn một nẻo nên tôi phải tiết chế cậu ấy.
"Có lần, tôi diễn chung tiểu phẩm với diễn viên miền Nam Trấn Thành. Ở trong Nam hay có kiểu diễn tự biên tự tiện nên tôi phải tiết chế Trấn Thành."
Anh tiết chế như thế nào?
Chẳng hạn, cậu ấy đang tấu hài, tôi không thích thì cắt ngang ngay. Tôi sẽ dẫn thoại: “Thôi thôi tôi biết rồi!” Tôi cắt ngang, không cho cậu ấy tiếp tục. Nếu cứ để, cậu ấy sẽ diễn hết cả thời gian của người khác luôn. Cậu ấy cứ luyên tha, luyên thuyên mà tôi chả biết là nói gì.
Để mà tiết chế được bạn diễn thì cần phải có bản lĩnh. Nếu không có bản lĩnh thì khó để cắt ngang khi người ta đang diễn.
Vừa diễn, vừa phải tiết chế bạn diễn, anh có thấy thoải mái khi diễn cùng bạn diễn miền Nam hay không?
Riêng cá nhân tôi, tôi thấy chả vấn đề gì! Tôi diễn với ai cũng được!
Tôi không thấy mệt mỏi khi phải tiết chế bạn diễn, bởi vì khi đứng trên sân khấu mình phải ý thức được mình đang làm gì, vai diễn của mình là ai và mình đang diễn theo chủ đề gì… Khi mình xác định được nội dung chính thì mọi thứ trở nên đơn giản lắm!
Các đồng nghiệp thân thiết với anh ở miền Nam, họ đánh giá về diễn viên hài miền Bắc như thế nào?
Bạn bè của tôi ở trong Nam rất thích diễn viên hài miền Bắc. Người ta tỏ ra ngưỡng mộ. Nhưng sinh nhai vẫn là sinh nhai, người ta vẫn phải làm công việc của người ta. Tất cả những bạn đồng nghiệp thân thiết với tôi ở trong Nam, họ đều thích ra ngoài Bắc cộng tác, làm việc với người miền Bắc.
Thế nhưng, khi trở vào Nam, người ta vẫn phải sống cuộc sống của người ta; vẫn phải ra tấu hài, vẫn phải ba lăng nhăng, bô lô ba loa… thế nhưng họ vẫn ngưỡng mộ ngoài này!
Những người ngưỡng mộ anh, họ dành cho anh những lời khen như thế nào?
Bạn tôi ở trong Nam, yêu quý tôi họ dùng ngôn ngữ của miền Nam gọi tôi: “Thằng quỷ! Mày là thằng quỷ! Mày như con quỷ!”
Tôi có thắc mắc, tại sao bạn tôi cứ gọi tôi là quỷ, bạn tôi giải thích: “Ở trong này nó không thế, mày diễn nó quái, quái quỷ, bọn tao ở trong này nó không thế!”
Có lần, tôi vào Nam dự thi Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc, chị Hồng Vân làm Ban giám khảo. Tôi diễn xong, ra cửa Nhà hát lớn, chị Hồng Vân ôm lấy tôi và nói: “Giời ơi! Thằng chó này! Yêu quá! Yêu quá!” Trong lần dự thi ấy, chị Vân nói tôi diễn không tì vết!
Theo Phunutoday
Nguồn: C�ng L�: Tr?n Th�nh di?n h�i c? luy�n tha, luy�n thuy�n - Yahoo! Th? gi?i sao
Sửa lần cuối: