Ðề: Một tâm hồn thoát tục?
Các bạn hãy dành 3 phút để cảm nhận những tâm tư sau nhé!
"Đôi khi ta thấy gánh nặng trong cuộc sống đè nặng lên đôi vai. Cũng có khi tâm hồn hướng thiện của mình bị những cái vướng tục nó xen vào... Con người suy nghĩ về những cái nhỏ nhen như làm thế nào được điểm cao? làm thế nào có được nhiều tiền hơn người khác?... Giữa cuộc sống vàng thau lẫn lộn này... để giữ cho tâm hồn mình "thoát tục" được khỏi những thứ đó cũng thật khó.
Làm thế nào để "quẳng gánh lo đi mà vui sống"? Làm sao ta có thể phớt đời, ngất ngưởng? Có thể siêu thoát như Thế Lữ, Tản Đà? Tất cả những trần trụi của cuộc sống, những gì độc ác, xấu xa và đáng thất vọng cũng đã bày hết ra trước mắt...
Làm thế nào để thấy được cái tốt đẹp trong những thứ trần tục đến phũ phàng kia? Làm thế nào nhận ra mặt tốt đẹp của vấn đề? Làm thế nào để không bị chi phối bởi những nam châm ấy? Làm thế nào giữ được mình, là chính mình?
Ôi buồn đau, ôi chán ngán... Nhưng ta vẫn lạc quan"
Làm thế nào đây các bạn!?
Có một câu chuyện về một nhà văn thời xưa
Một nhà văn có tài năng nhưng do hoàn cảnh cuộc sống thay đổi. Ông phải sơ tán về một làng quê ở Bắc bộ nhưng ô vẫn giữ thói quên sinh hoạt như hồi trước.(Có cảm hứng 1,2 giờ sáng thắp đèn viết văn, ngày tụ tập rượu chè thậm chí lúc cao hứng còn hát hò, bàn luận chuyện thiên hạ, thế sự...) Cán bộ Văn hóa xã đến góp ý và phê bình (vì có đơn thwu phản ảnh của quần chúng) Các bạn có biết nhà văn đó xử sự thế nào ko?
Ông lấy lọ mắm tôm ra và khuấy lên đưa cho cán bộ Văn hóa và hỏi: Anh có ngửi thấy mùi gì ko?
CB Vắn hóa Xã trả lời: Mùi mắm tôm, rất khó ngửi
NV nói: Đó, anh thấy đó những gì khó ngửi thì đừng khuấy lên làm gì
Và CB VH xã lẳng lặng đi về
( CB VH xã cũng biết ông là 1 nhà văn có tiếng và ko dễ thích nghi với sự thay đổi hoàn cảnh nên tôn trọng và ko dám dùng lời lẽ...)
Câu chuyện thứ 2 KH muốn kể là câu chuyện về Khuất Nguyên quan Tư mã đại phu nước Sở đối đáp với ông lái đò (Có sách ghi là ông lão đánh cá) trước khi trẫm mình xuống sông Mich La.
Khuất Nguyên làm quan cho Vua Hòai Vương nước Sở, bị sàm báng mà bị phóng khí. Mặt mủi tiều tụy, hình dung khô héo, Khuất Nguyên vừa đi vừa hát ở bên bờ đầm.
Có ông lão đánh cá trông thấy hỏi:
- Ông có phải là Tam Lư Đại Phu đó không? Sao mà đến nỗi khốn khổ như vậy?
Khuất Nguyên nói:
- Cả đời đục, một mình ta trong; cả đời say, một mình ta tỉnh, bởi vậy ta mới bị phóng khí.
Ông lão đánh cá nói:
- Thánh nhân không câu nệ việc gì, lại hay tùy thời. Có phải đời đục cả, sao ông không khuấy thêm bùn, vỗ thêm sóng, cho đục theo một thể? Loài người say cả, sao ông không biết ăn cả men, húp cả bã cho say theo một thể? Việc gì mà phải phòng xa, nghĩ sâu cho đến nỗi phải bị phóng khí?
Khuất Nguyên nói:
-Tôi nghe: Mới gội đầu tất phải chải mũ; mới tắm tất phải thay áo; có đâu lại chịu đem cái thân trong sạch mà để cho vật dơ bẫn dính vào mình được? Thà nhảy xuống sông Tương, vùi xác vào bụng cá, chớ sao đang trắng lôm lốp lại chịu phải vấy phải bụi dơ.
Ông lão đánh cá nghe nói tủm tỉm cười, quay chèo bơi đi, hát:
Sông Tương nước chảy trong veo
Thì ta đem giặt cái lèo mũ ta;
Sông Tương nước đục chảy ra,
Thì ta lội xuống để mà rửa chân…
Hát xong, đi thẳng, không nói gì nữa.
Rồi Khuất NGuyên trẫm mình xuống sông Mịch la. Điển tích còn ghi lại là vào ngày 5-5 AL còn gọi là ngày "Tết Đoan ngọ" ".
Tết Đoan ngọ
Tết Đoan ngọ (Tết Đoan dương) vào mùng Năm tháng Năm (âm lịch).
Khuất Nguyên - nhà thơ, một vị trung thần - do can ngăn vua Hoài Vương không được, đã uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn. Hôm ấy đúng là mùng Năm tháng Năm. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày đó, dân Trung Quốc xưa lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh xuống cúng Khuất Nguyên. Ơở Việt Nam, ít người biết chuyện Khuất Nguyên, mà chỉ coi mùng Năm tháng Năm là "Tết giết sâu bọ"- vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh. Lấy lá ngải cứu (một vị thuốc Nam), năm nào thì kết hình con vật tượng trưng năm đó (năm Thân - kết con khỉ và gọi là Hầu Tử, năm Dần - kết con cọp và gọi là Ngài Hổ...) treo lên giữa nhà để trừ tà. Về sau, khi có bệnh, lấy lá đó sắc làm thuốc. Lại có tục đi hái lá thuốc mồng năm (ích mẫu, mâm xôi, cối xay, vối) sắc uống vào giờ Ngọ, còn để dành nấu uống quanh năm.
Bậc quân tử thời xưa ở Á Đông đại khái có thể chia ra làm hai hạng người, có hai lối nhân sinh, hai đường xử thế khác nhau rất rõ rệt.
Hai hạng người đó, mỗi hạng ôm ấp một tâm sự… muốn tìm hiểu tâm sự của mỗi người, một quyển sách cả ngàn trang cũng không sao nói được hết ý. Thế mà nếu có thể tóm lại, người ta có thể tóm lại trong một câu chuyện hết sức gọn gàng đầy đủ trong một trang sách nhỏ: câu chuyện Khuất Nguyên và Lão đánh cá. Đấy cũng là chỗ sở trường của người Á Đông vậy
(ST)
-----------------------------------------------------------------------------------------
Ngẫu hứng mùa Đông
Trăng lạnh nghiêng mình nơi bóng nước
Hoa tàn ghé mắt biếc soi gương
Trăm năm một cõi vô thường
Hỏi ai nỡ để tình vương bụi trần?
(ST)