hoanghaiha
Banned
Dẫu trăm năm phiêu bạt xứ người, những con dân đất Việt nơi xa xứ như tôi, vẫn mãi mãi nghiêng lòng về một cõi … quê nhà.
Quên sao được những chú bé làng tôi tinh nghịch trốn tìm quanh đống rơm thơm mùa gặt.
Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi.
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt.
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt.
Dõi xuống trăm năm.
Một cõi đi về…
Vậy là qua một năm. Và cũng vẫn như mọi năm, đúng vào thời khắc dịch chuyển giao mùa của đất trời, một đứa con dân đất Việt như tôi đang tha hương, lạng bạt trên xứ người lại chơi vơi trong nỗi niềm cố quốc tha hương, nhớ nhà, nhớ quê nơi... một cõi đi về.
Nhớ thuở ban đầu qua nơi đất lạ, cũng như bao người Việt với những nguyên cớ khác nhau đã phải tạm rời nơi chôn rau cắt rốn, tha hương cơm áo trên xứ người, khi nhìn những cánh tuyết lay phay bay theo từng đợt gió, thấy ngỡ ngàng xen chút háo hức
Vậy rồi năm tiếp năm, mỗi bận đông về trong trắng trời bông tuyết, lại rùng mình, thắt lòng khi cái giá lạnh xứ người ngấm sâu vào cơ thể, buốt giá đến từng góc thức của tâm hồn. Những lúc ấy, trong tôi lại mơ, lại nhớ, lại thèm được trở về xứ sở mà đằm ngập trong ấm áp nắng xuân duy chỉ có ở quê mình.
Và chỉ ở nơi đó quê nhà, tôi lại được hít hà mùi hương trầm bay nồng trong gió sớm. Và chỉ ở chốn quê nhà nơi ấy, trong lất phất mưa xuân, tôi lại được tung tẩy trên những con đường xuân đầy hoa xoan tím khẽ khàng rời đông, về với nền xuân. Và trong đồng vọng thanh sắc ngày xuân là tiếng mẹ ầu ơ … nghe đến nao lòng.
Cổng làng trong miền ký ức mờ xa sao mà thân thiết thế?
Và dẫu rằng bao năm bươn chải ở xứ người, nhờ chịu thương, chịu khó làm ăn, cuộc sống vật chất của những con dân đất Việt như tôi cũng dần dà ổn định, nên mỗi độ Xuân về Tết đến, trong mỗi không gian gia đình Việt như tôi đều hoàn toàn có đủ điều kiện để có được một cái Tết đủ đầy. Cũng vuông bánh chưng ngăn ngắt lá dong xanh, tươi thắm những búp hoa đào Nhật Tân từ Hà Nội chuyển sang; cũng mâm xôi gà với chai Nếp Mới rượu nồng, phảng phất hương trầm Băc Ninh hương vọng tổ tiên ..
Nhưng khi thắp nén hương bái vọng đất trời, tổ tiên, lòng vẫn chao chát khi hãy còn thiếu hẳn một không gian ấm hồn Việt với nao nức những đôi mắt trẻ hấp háy trông nồi bánh chưng lục bục sôi; những tiếng í ới của xóm giềng mời gọi nếm cỗ tất niên…
Và cả tiếng gà kêu, lợn éc trong đêm ba mươi … gợi âm thanh bình dị ngàn đời đồng vọng sau luỹ tre làng… gần gũi mà rất đỗi thiêng liêng, không có gì có thể thay thế được của quê hương.
Giờ nơi đây, trong khoảnh khắc giao mùa cuối đông đầu xuân này, từ nơi xa, rất xa… vẫn là gió rít bên cửa sổ, vẫn là tuyết trắng trời… Và trong săn se giá lạnh quê người… đâu đó vọng lời ai dìu dặt:
Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi.
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt.
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt.
Dõi xuống trăm năm.
Một cõi đi về…
Vâng, rằng như một sự minh định của ân tình ân nghĩa, dẫu trăm năm, nghìn năm phiêu bạt xứ người, thì những con dân đất Việt như tôi vẫn mãi mãi nghiêng lòng về với một cõi … quê nhà.
Quên sao được những chú bé làng tôi tinh nghịch trốn tìm quanh đống rơm thơm mùa gặt.
Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi.
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt.
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt.
Dõi xuống trăm năm.
Một cõi đi về…
Vậy là qua một năm. Và cũng vẫn như mọi năm, đúng vào thời khắc dịch chuyển giao mùa của đất trời, một đứa con dân đất Việt như tôi đang tha hương, lạng bạt trên xứ người lại chơi vơi trong nỗi niềm cố quốc tha hương, nhớ nhà, nhớ quê nơi... một cõi đi về.
Nhớ thuở ban đầu qua nơi đất lạ, cũng như bao người Việt với những nguyên cớ khác nhau đã phải tạm rời nơi chôn rau cắt rốn, tha hương cơm áo trên xứ người, khi nhìn những cánh tuyết lay phay bay theo từng đợt gió, thấy ngỡ ngàng xen chút háo hức
Vậy rồi năm tiếp năm, mỗi bận đông về trong trắng trời bông tuyết, lại rùng mình, thắt lòng khi cái giá lạnh xứ người ngấm sâu vào cơ thể, buốt giá đến từng góc thức của tâm hồn. Những lúc ấy, trong tôi lại mơ, lại nhớ, lại thèm được trở về xứ sở mà đằm ngập trong ấm áp nắng xuân duy chỉ có ở quê mình.
Và chỉ ở nơi đó quê nhà, tôi lại được hít hà mùi hương trầm bay nồng trong gió sớm. Và chỉ ở chốn quê nhà nơi ấy, trong lất phất mưa xuân, tôi lại được tung tẩy trên những con đường xuân đầy hoa xoan tím khẽ khàng rời đông, về với nền xuân. Và trong đồng vọng thanh sắc ngày xuân là tiếng mẹ ầu ơ … nghe đến nao lòng.
Cổng làng trong miền ký ức mờ xa sao mà thân thiết thế?
Hàng dừa, ruộng lúa, nếp nhà tranh, cứ nghĩ tới là lệ giàn khóe mắt.
Và dẫu rằng bao năm bươn chải ở xứ người, nhờ chịu thương, chịu khó làm ăn, cuộc sống vật chất của những con dân đất Việt như tôi cũng dần dà ổn định, nên mỗi độ Xuân về Tết đến, trong mỗi không gian gia đình Việt như tôi đều hoàn toàn có đủ điều kiện để có được một cái Tết đủ đầy. Cũng vuông bánh chưng ngăn ngắt lá dong xanh, tươi thắm những búp hoa đào Nhật Tân từ Hà Nội chuyển sang; cũng mâm xôi gà với chai Nếp Mới rượu nồng, phảng phất hương trầm Băc Ninh hương vọng tổ tiên ..
Nhưng khi thắp nén hương bái vọng đất trời, tổ tiên, lòng vẫn chao chát khi hãy còn thiếu hẳn một không gian ấm hồn Việt với nao nức những đôi mắt trẻ hấp háy trông nồi bánh chưng lục bục sôi; những tiếng í ới của xóm giềng mời gọi nếm cỗ tất niên…
Và cả tiếng gà kêu, lợn éc trong đêm ba mươi … gợi âm thanh bình dị ngàn đời đồng vọng sau luỹ tre làng… gần gũi mà rất đỗi thiêng liêng, không có gì có thể thay thế được của quê hương.
Giờ nơi đây, trong khoảnh khắc giao mùa cuối đông đầu xuân này, từ nơi xa, rất xa… vẫn là gió rít bên cửa sổ, vẫn là tuyết trắng trời… Và trong săn se giá lạnh quê người… đâu đó vọng lời ai dìu dặt:
Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi.
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt.
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt.
Dõi xuống trăm năm.
Một cõi đi về…
Vâng, rằng như một sự minh định của ân tình ân nghĩa, dẫu trăm năm, nghìn năm phiêu bạt xứ người, thì những con dân đất Việt như tôi vẫn mãi mãi nghiêng lòng về với một cõi … quê nhà.