Mọi người giúp xử lý bút toán điều chỉnh

Ðề: Mọi người giúp xử lý bút toán điều chỉnh

Căn hộ khi mua đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng thuộc chủ sở hữu Công ty bạn. Do đó, chỉ khi nào có sự chuyển nhượng chủ sở hữu thì bạn mới ghi nhận giảm TSCD này. Hiện nay, bạn chỉ cần chuyển TSCD này sang dạng "Đang sử sụng, không trích khấu hao", (Bạn ngừng trích khấu hao cho căn hộ này) như vậy, cuối năm bạn không cần phải loại chi phí khấu hao này khi quyết toán.
 
Ðề: Mọi người giúp xử lý bút toán điều chỉnh

Mình hiểu tất cả ví dụ của bạn chudinhxinh. Về trường hợp của công ty mình thì sẽ không có bút toán điều chỉnh KHTSCĐ nào hết.

Tuy nhiên, việc mà mình thắc mắc là : Căn hộ cty mua không xử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng đã lỡ ghi nhận là TSCĐ, đã khấu hao ( thuế đã loại CPKH này ra) thì mình nên xử lý thế nào? Vấn tiếp tục khấu hao nhưng mình sẽ tự loại ra khi quyết toán hay để đó không làm gì cả, hay ghi bút toán giảm TSCĐ, giảm thuế để nó mất hoàn toàn (nếu vậy thì bút toán ntn)? Mình đang muốn hỏi về việc xử lý TS này cho phù hợp
Bạn tham khảo tại Điều 3, Điều 4 thông tư 45/2013 ngày 25/4/2013. So sánh với quyết định của Cơ quan thuế sau kiểm tra, tại sao lại bị loại nếu việc bị loại là hợp lý mới tính đến việc điều chỉnh TSCĐ đó.
- Nếu mua TSCĐ là căn hộ nhưng hoàn toàn ko sử dụng cho hoạt động SXKD vậy đó sẽ là yếu tố đầu tư (Bất động sản đầu tư) nên xử lý theo các quy định về BĐSĐT (Chuẩn mực kế toán 05)
....
1- Định kỳ tính, trích khấu hao bất động sản đầu tư đang nắm giữ chờ tăng giá, đang cho thuê hoạt động, ghi:
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (Chi tiết chi phí kinh doanh BĐS đầu tư) - (632 không phải 641, 642' 627 hay 154... đưa vào đây thuế sẽ loại)

Có TK 2147 - Hao mòn bất động sản đầu tư.
Đồng thời, ghi đơn bên Nợ TK 009 - Nguồn vốn khấu hao TSCĐ (Chi tiết khấu hao BĐS đầu tư).
......
- Nếu TSCĐ hình thành từ nguồn quỹ phúc lợi hay TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng). Chỉ ghi nhận nguyên giá không trính khấu hao hoặc trích thì không đưa vào chi phí hợp lý được trừ khi quyết toán thuế TNDN
............
_____________________
Như vậy tùy vào thực tế và dựa vào quyết định của CQT để xử lý (Do DN chi tiền ra mua nên vẫn là tài sản của DN tuy nhiên là hình thức tài sản nào mà thôi!)
 
Ðề: Mọi người giúp xử lý bút toán điều chỉnh

Lý do ngừng là gì vậy bạn?
Nếu làm thủ tục tạm ngưng kinh doanh với cơ quan thuế thì thời gian tạm ngưng đó bạn ko cần phải trích khấu hao => Ok
Nếu ko làm tạm ngưng mà ko muốn trích để ko đóng thuế thì chỉ có bán , thanh lý, biếu tặng, cho ....=> nếu ko nằm trong các lý do trên bạn tự ý tạm ngưng trong khi trước đó bạn đang trích khâu hao và theo dõi => vô tình bạn đang tạo cho mình một hành vi trốn thuế


Căn hộ khi mua đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng thuộc chủ sở hữu Công ty bạn. Do đó, chỉ khi nào có sự chuyển nhượng chủ sở hữu thì bạn mới ghi nhận giảm TSCD này. Hiện nay, bạn chỉ cần chuyển TSCD này sang dạng "Đang sử sụng, không trích khấu hao", (Bạn ngừng trích khấu hao cho căn hộ này) như vậy, cuối năm bạn không cần phải loại chi phí khấu hao này khi quyết toán.


---------- Post added at 02:17 ---------- Previous post was at 02:11 ----------

Nếu giấy phép kinh doanh của chủ tốp có chức năng kinh doanh bất động sản đầu tư => OK mọi chuyện dễ dàng ( đây là giải pháp tối ưu anh LÝ đã nếu cho bạn bạn nghiên cứu mà thực thi ) nhưng điều kiện để kinh doanh nghành này là: vốn điệu lệ 6.000.000.000 và bạn phải chứng minh mình có năng lực tài chính 6.000.000.000 bằng cách nộp tiền vào tài khoản ngân hàng => và phong tỏa tài khoản này tức ko dao dịch bất cứ gì liên quan số tiền này => sau đó nhờ ngân hàng cấp cho cái giấy chứng nhận => mang giấy này ra sở kế hoạch đầu tư => SKHĐT sẽ làm thủ tục cấp cho bạn giấy phép kinh doanh cho chức năng này => sau khi có giấy bạn ra ngân hàng rút tiền làm vốn kinh doanh

Còn nếu ko có chức năng này => đang kinh doanh trái phép có nguy cơ bị phạt và tịch thu giấy phép

Bạn tham khảo tại Điều 3, Điều 4 thông tư 45/2013 ngày 25/4/2013. So sánh với quyết định của Cơ quan thuế sau kiểm tra, tại sao lại bị loại nếu việc bị loại là hợp lý mới tính đến việc điều chỉnh TSCĐ đó.
- Nếu mua TSCĐ là căn hộ nhưng hoàn toàn ko sử dụng cho hoạt động SXKD vậy đó sẽ là yếu tố đầu tư (Bất động sản đầu tư) nên xử lý theo các quy định về BĐSĐT (Chuẩn mực kế toán 05)
....
1- Định kỳ tính, trích khấu hao bất động sản đầu tư đang nắm giữ chờ tăng giá, đang cho thuê hoạt động, ghi:
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (Chi tiết chi phí kinh doanh BĐS đầu tư) - (632 không phải 641, 642' 627 hay 154... đưa vào đây thuế sẽ loại)

Có TK 2147 - Hao mòn bất động sản đầu tư.
Đồng thời, ghi đơn bên Nợ TK 009 - Nguồn vốn khấu hao TSCĐ (Chi tiết khấu hao BĐS đầu tư).
......
- Nếu TSCĐ hình thành từ nguồn quỹ phúc lợi hay TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng). Chỉ ghi nhận nguyên giá không trính khấu hao hoặc trích thì không đưa vào chi phí hợp lý được trừ khi quyết toán thuế TNDN
............
_____________________
Như vậy tùy vào thực tế và dựa vào quyết định của CQT để xử lý (Do DN chi tiền ra mua nên vẫn là tài sản của DN tuy nhiên là hình thức tài sản nào mà thôi!)



BẠN THAM KHẢO THÊM:

DANH MỤC NGÀNH NGHỀ KINH DOANH YÊU CẦU VỐN PHÁP ĐỊNH
1. Tổ chức tín dụng (Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006)
- Ngân hàng thương mại cổ phần: 1000 tỷ đồng (đến hết ngày 30/12/2010 là 3.000 tỷ đồng)
- Ngân hàng liên doanh: 1000 tỷ đồng (đến hết ngày 30/12/2010 là 3.000 tỷ đồng);
- Ngân hàng 100% vốn nước ngoài: 1000 tỷ đồng (đến hết ngày 30/12/2010 là 3.000 tỷ đồng);
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu USD.
2. Quỹ tín dụng nhân dân (Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006)
- Quỹ tín dụng nhân dân trung ương: 1.000 tỷ đồng;
- Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở: 0.1 tỷ đồng.
3. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng (Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006)
- Công ty tài chính: 300 tỷ đồng (đến hết ngày 30/12/2010 là 500 tỷ đồng);
- Công ty cho thuê tài chính: 100 tỷ đồng (đến hết ngày 30/12/2010 là 150 tỷ đồng).
4. Kinh doanh bất động sản: 6 tỷ đồng (Điều 3 NĐ 153/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007)
5. Dịch vụ đòi nợ: 2 tỷ đồng (Điều 13 NĐ 104/2007/NĐ-CP ngày 14/6/2007)
6. Dịch vụ bảo vệ: 2 tỷ đồng (không được kinh doanh các ngành, nghề và dịch vụ khác ngoài Dịch vụ bảo vệ) (NĐ 52/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008)
7. Dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: 5 tỷ đồng (Điều 3 NĐ 126/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007)
8. Sản xuất phim: Doanh nghiệp phải có GCN đủ điều kiện kinh doanh do Cục Điện ảnh cấp trước khi ĐKKD (Điều 14 Luật điện ảnh)
9. Kinh doanh cảng hàng không: (Khoản 1 Điều 22 NĐ 83/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007)
- Kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế: 100 tỷ đồng
- Kinh doanh tại cảng hàng không nội địa: 30 tỷ đồng
10. Cung cấp dịch vụ hàng không mà không phải là doanh nghiệp cảng hàng không: (Khoản 2 Điều 22 NĐ 83/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007)
- Kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế: 30 tỷ đồng
- Kinh doanh tại cảng hàng không nội địa: 10 tỷ đồng
11. Kinh doanh vận chuyển hàng không: (Khoản 1 Điều 8 NĐ 76/2007/NĐ-CP ngày 9/5/2007)
11.1 Vận chuyển hàng không quốc tế:
- Khai thác từ 1 đến 10 tàu bay: 500 tỷ đồng
- Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 800 tỷ đồng
- Khai thác trên 30 tàu bay: 1000 tỷ đồng
11.2 Vận chuyển hàng không nội địa:
- Khai thác từ 1 đến 10 tàu bay: 200 tỷ đồng
- Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 400 tỷ đồng
- Khai thác trên 30 tàu bay: 500 tỷ đồng
12. Kinh doanh hàng không chung: 50 tỷ đồng (Khoản 2 Điều 8 NĐ 76/2007/NĐ-CP ngày 9/5/2007)
13. Kinh doanh lữ hành: Kinh doanh lữ hành quốc tế: 250 triệu đồng (Thông tư 04/2001/TT-TCDL ngày 24/12/2001 của Tổng cục Du lịch)
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Mọi người giúp xử lý bút toán điều chỉnh

Cảm ơn mọi người đã nhiệt tình chỉ dẫn. Thú thật là mình hiện cũng không biết căn hộ (TSCĐ) đó là như thế nào nữa. Mình mới vô làm, kế toán hiện giờ thì không rành cho lắm, mình cũng quên hỏi luôn là căn hộ đó do ai đứng tên, DN hay cá nhân, nhưng mình biết là nó sử dụng cho mục đích cá nhân. Kế toán hiện giờ đang hưởng trăng mật rồi nên tuần sau mới hỏi được, Giám đốc cũng hiếm ở công ty ( hiện ở công ty chỉ có mình với 1 người bên IT thôi). Còn cái căn hộ này thì mình thấy nó trong mục TSCĐ HH ( chi tiết nhà cửa vật kiến trúc)

Công ty mình là công ty xây dựng, không có đăng ký kinh doanh bất động sản gì cả. Căn hộ này được sử dụng với mục đích cá nhân, nếu do công ty đứng tên thì xử lý thế nào? Nếu do cá nhân đứng tên thì xử lý thế nào?

Cảm ơn mọi người nhiều.
 
Ðề: Mọi người giúp xử lý bút toán điều chỉnh

Mình không hiểu tại sao lại đưa vào 821? Trong khi năm 2012, 2011 đã kết thúc, mình nghĩ là sử dụng tài khoản 4211 chứ. Mình xin trình bày rõ văn bản thanh tra thuế như sau:

Tổng chi phí bị loại: 165.788.032, trong đó chi phí khấu hao tài sản: 6.273.000, chi phí mua mua ngoài: 159.400.740
Do chi phí bị loại làm lợi nhuận tăng lên 165.788.032, tính ra số thuế TNDN phải nộp thêm là: 29.012.905
Đồng thời thuế GTGT phải nộp tăng thêm: 163.505.014

Mình hạch toán như sau, không biết có đúng hay không, mọi người xem lại giúp mình:

Loại 1 khoản chi phí 165.788.032, trong đó chi phí khấu hao tài sản: 6.273.000, chi phí mua ngoài: 159.400.740

N214: 6.273.000
N811: 159.400.740
C4211: 165.273.000


Thuế TNDN phải nộp thêm: 29.012.905

N4211/C3334: 29.012.905

Thuế GTGT phải nộp thêm: 163.505.014

N811/C3331: 163.505.014

Bạn xem file đính kèm nhé
 

Đính kèm

  • Huong dan dieu chinh.xls
    28.5 KB · Lượt xem: 309

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top