Lưu ý khi lập báo cáo tài chính theo thông tư 200/2014/TT-BTC

Son.Tran

Member
Hội viên mới
Báo cáo tài chính cuối năm luôn là vấn đề quan tâm của nhiều kế toán doanh nghiệp hiện nay, vậy việc lập báo cáo tài chính cuối năm cần phải chuẩn bị những gì, quy trình thực hiện ra sao là cả một vấn đề cần lưu ý.

nhung-luu-y-khi-lap-bctc-thong-tu-200.jpg

A. Đối với những chỉ tiêu cần lưu ý

  • Nếu như trước kia, khoản đầu tư trái phiếu của các DN chưa có quy định rõ về việc trích lập dự phòng thì theo Thông tư 200, DN phải đánh giá khả năng thu hồi và trích lập dự phòng tổn thất (TK 2291; mã số 122 trên BCĐKT). Chẳng hạn, nếu DN đầu tư vào trái phiếu DN mà DN phát hành lâm vào trình trạng phá sản, khó có khả năng trả nợ thì DN đầu tư trái phiếu cần đánh giá khả năng thu hồi của khoản đầu tư trên để trích lập dự phòng.
  • Quy định về ghi nhận chiết khấu thương mại theo Thông tư 200 (TK 521; mã số 02 trên BCKQKD) sẽ làm giảm trực tiếp doanh thu của DN hàng trăm tỷ đồng, vì không được tính vào chi phí như trước đây, nhất là với các công ty sản xuất hàng tiêu dùng…
  • Một loại chi phí mới là chi phí dự phòng hoàn nguyên môi trường áp dụng đối với những DN thuê đất, mặt bằng có cam kết nghĩa vụ khôi phục và hoàn trả nguyên trạng khi kết thúc thời hạn thuê (TK 3524; mã số 321 trên BCĐKT).
  • Mộđiểm đáng lưu là cách tính EPS (Earning per share – Lợi nhuận trên một cổ phiếu hay lãi cơ bản trên một cổ phiếu) (mã số 70 trên BCKQKD) của DN. Theo đó, cách tính lợi nhuận sau thuế trừ quỹ khen thưởng phúc lợi theo thông lệ quốc tế sẽ làm EPS của các DN giảm so với cách tính hiện nay.
  • Trước đây, DN bất động sản có thể ghi nhận doanh thu theo tiến độ dự án, nhưng theo quy định tại Thông tư 200, DN bất động sản chỉ được ghi nhận doanh thu (mã số 01 trên BCKQKD) khi chìa khóa trao tay hay khi hoàn thành phần thô nếu khách hàng có thỏa thuận về việc tự chọn nhà thầu hoàn thiện. Do vậy, với những DN áp dụng cách ghi nhận doanh thu theo tiến độ thu tiền, chắc chắn, sẽ có sự biến động về kết quả doanh thu, lợi nhuận. Với việc áp dụng Thông tư 200, một số DN bất động sản có thể phải điều chỉnh chỉ tiêu kinh doanh năm 2015 giảm so với các năm trước. Có thể có những DN điều chỉnh chỉ tiêu kinh doanh giảm đến 20%. Và cũng có DN lợi nhuận giảm vì phải trích lập dự phòng nhiều hơn.
B. Đối với viêc lập và trình bày cần lưu ý


I. Đối với Bảng cân đối kế toán khi lập theo thông tư 200

Bổ sung thêm Bảng CĐKT áp dụng cho DN KHÔNG ĐÁP ỨNG GIẢ ĐỊNH HOẠT ĐỘNG LIÊN TỤC (DN tạm ngưng hoạt động, giải thể...)

Các chỉ tiêu mới (so với QĐ 15) cần lưu ý:

- IV. Tài sản dở dang dài hạn:

1.Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn: các dự án treo, mọc cỏ xanh lâu nay sẽ phải liệt kê vào mục này
- Vốn chủ sở hữu:


11. LNST chưa phân phối: tách chi tiết thành 2 chỉ tiêu

+ LNST chưa phân phối luỹ kế đến cuối kỳ trước.

+ LNST chưa phân phối kỳ này.

– Khi lập và trình bày Bảng CĐKT phải tuân thủ các nguyên tắc chung về lập và trình bày Báo cáo tài chính.

– Ngoài ra, trên Bảng CĐKT, các khoản mục TS và Nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn, tuỳ theo thời hạn của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, cụ thể như sau:

+ Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng, thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo nguyên tắc sau:
  • Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng không quá 12 tháng tới kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại ngắn hạn;
  • Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ 12 tháng trở lên kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại dài hạn.
+ Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng, thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau:
  • Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại ngắn hạn;
  • Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại dài hạn.
– Khi lập Bảng cân đối kế toán tổng hợp giữa các đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân, đơn vị cấp trên phải thực hiện loại trừ tất cả số dư của các khoản mục phát sinh từ các giao dịch nội bộ, như các khoản phải thu, phải trả, cho vay nội bộ…. giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới, giữa các đơn vị cấp dưới với nhau.

– Các chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày trên Bảng cân đối kế toán. Doanh nghiệp chủ động đánh lại số thứ tự của các chỉ tiêu theo nguyên tắc liên tục trong mỗi phần.


II. Đối với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo thông tư 200


– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm kết quả từ hoạt động kinh doanh chính và kết quả từ các hoạt động tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp.
– Khi lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp giữa doanh nghiệp và đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc, doanh nghiệp phải loại trừ toàn bộ các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí phát sinh từ các giao dịch nội bộ.

III. Đối với Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo thông tư 200


Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp: bổ sung thêm/chỉnh sửa 1 số chỉ tiêu (so với QĐ 15):

Chỉ tiêu lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh

- Lãi, lỗ chênh lệch TGHĐ do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (trước đây là Lãi, lỗ chênh lệch TGHĐ chưa thực hiện)
- Các điều chỉnh khác
- Tăng, giảm chứng khoán kinh doanh

– Việc lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ hàng năm và các kỳ kế toán giữa niên độ phải tuân thủ các quy định của Chuẩn mực kế toán “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” và Chuẩn mực kế toán “Báo cáo tài chính giữa niên độ”.
– Phương pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được hướng dẫn cho các giao dịch phổ biến nhất, doanh nghiệp căn cứ bản chất từng giao dịch để trình bày các luồng tiền một cách phù hợp nếu chưa có hướng dẫn cụ thể trong Thông tư 200/2014/TT-BTC.
– Các chỉ tiêu không có số liệu thì không phải trình bày, doanh nghiệp được đánh lại số thứ tự nhưng không được thay đổi mã số của các chỉ tiêu.
– Khi doanh nghiệp lập bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo Thông tư 200 thì cần căn cứ vào các tài liệu sau:
+ Bảng Cân đối kế toán;
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
+ Bản thuyết minh Báo cáo tài chính;
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước;
+ Các tài liệu kế toán khác, như: Sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết các tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi Ngân hàng”, “Tiền đang chuyển”; Sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các tài khoản liên quan khác, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ và các tài liệu kế toán chi tiết khác…
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo 2 phương pháp là phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp. Tùy doanh nghiệp lựa chọn để lập báo cáo theo phương pháp nào.


IV. Đối với thuyết minh Báo cáo tài chính theo thông tư 200


Có rất nhiều điểm cần lưu ý khi lập Thuyết minh Báo cáo tài chính theo TT200

1. Đặc điểm hoạt động của DN:
4. Chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường
7. Tuyên bố về khả năng so sánh thông tin trên BCTC



* Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng CĐKT


3. Phải thu của khách hàng: Phải thu của khách hàng là các bên liên quan (chi tiết từng đối tượng)
5. Tài sản thiếu chờ xử lý (Chi tiết từng loại tài sản thiếu)
6. Nợ xấu
8. Tài sản dở dang dài hạn: dự án treo, công trình chậm tiến độ cỏ mọc hoang phải thuyết minh vào đây
15. Vay và nợ thuê tài chính
Số có khả năng trả nợ:; Thuyết minh chi tiết về các khoản vay và nợ thuê TC đối với các bên liên quan.


16. Phải trả người bán:
  • Số có khả năng trả nợ
  • Phải trả người bán là các bên liên quan (chi tiết từng đối tượng)
17. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước: Số đã thực nộp trong năm

20. Doanh thu chưa thực hiệc: Doanh thu nhận trước
Khả năng không thực hiện được hợp đồng với khách hàng (chi tiết từng khoản mục, lý do không có khả năng thực hiện
)

* Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo KQKD:

1. Tổng doanh thu BH & CCDV:

c) Trường hợp ghi nhận doanh thu cho thuê tài sản là tổng số tiền nhận trước, DN phải thuyết minh thêm để so sánh sự khác biệt giữa việc ghi nhận doanh thu theo phương pháp phân bổ dần theo thời gian cho thuê; Khả năng suy giảm lợi nhuận và luồng tiền trong tương lai do đã ghi nhận doanh thu đối với toàn bộ số tiền nhận trước.----> cung cấp thông tin cho nhà đầu tư để đánh giá EPS của DN.

9. Chi phí sản xuất, kinh doanh theo yếu tố: Hướng dẫn rõ tài khoản để lấy chi phí bao gồm cả CĐKT và KQKD.

- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính cũng có thể trình bày những thông tin khác nếu doanh nghiệp xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lý Báo cáo tài chính.
- Khi lập Báo cáo tài chính năm, doanh nghiệp phải lập Bản thuyết minh Báo cáo tài chính theo đúng quy định của Chuẩn mực kế toán “Trình bày Báo cáo tài chính” và hướng dẫn tại Chế độ.
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải trình bày những nội dung :
  • Các thông tin về cơ sở lập và trình bày Báo cáo tài chính và các chính sách kế toán cụ thể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan trọng;
  • Trình bày các thông tin theo quy định của các chuẩn mực kế toán chưa được trình bày trong các Báo cáo tài chính khác (Các thông tin trọng yếu);
  • Cung cấp thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các Báo cáo tài chính khác, nhưng lại cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính phải được trình bày một cách có hệ thống.
- Doanh nghiệp được chủ động sắp xếp số thứ tự trong thuyết minh Báo cáo tài chính theo cách thức phù hợp nhất với đặc thù của mình theo nguyên tắc mỗi khoản mục trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cần được đánh dấu dẫn tới các thông tin liên quan trong Bản thuyết minh Báo cáo tài chính

Tài liệu tham khảo
Ths. Dương Thị Thanh Hiền -Lập báo cáo tài chính cuối năm 2015 – Những điều cần lưu ý trước những thay đổi liên quan đến thông tư 200

Đạt Lâm DKT Tổng hợp
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top