LT - Thông tin thích hợp cho việc ra quyết định 2

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
II. ỨNG DỤNG THÔNG TIN THÍCH HỢP TRONG VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH

1. Quyết định tiếp tục hay ngừng kinh doanh một bộ phận

Những quyết định khi nào thì nên tiếp tục kinh doanh hay ngừng kinh doanh một bộ phận là một trong những loại quyết định phức tạp nhất mà nhà quản trị phải thực hiện, vì đó là những quyết định chịu tác động của nhiều nhân tố ảnh hưởng.

Quyết định cuối cùng được căn cứ vào việc đánh giá ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Hãy nghiên cứu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh do phòng kinh doanh của một doanh nghiệp thương mại lập ở minh họa 8.1.

Minh họa 1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

(đvt: 1.000.000 đồng)
Chỉ tiêuTổng cộngHàng may mặcHàng thiết bịHàng gia dụng
Doanh thu40018016060
Biến phí2121007240
Số dư đảm phí188808820
Định phí143615428
Định phí bộ phận43161413
Định phí chung100454015
Lợi nhuận (lỗ)451934(8)

(Trong báo cáo trên doanh nghiệp đã phân bổ định phí chung theo doanh thu cho 3 ngành hàng)

Qua bảng báo cáo trên cho ta thấy một vấn đề cần đặt ra: Doanh nghiệp có nên kinh doanh ngành hàng đồ gia dụng nữa hay không? Vì trong kinh doanh ngành hàng này đã bị lỗ. Để trả lời cho vấn đề này hãy tìm hiểu về định phí bộ phận và định phí chung của doanh nghiệp.

Định phí bộ phận (định phí trực tiếp) là những khoản định phí trực tiếp phát sinh của từng bộ phận sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.

- Tiền lương của bộ phận quản lý từng bộ phận
- Khấu hao tài sản cố định sử dụng riêng từng bộ phận
- Chi phí quảng cáo từng bộ phận

Như vậy nếu một bộ phận mất đi thì thường định phí bộ phận của nó cũng sẽ được cắt giảm.

Định phí chung (định phí gián tiếp) là những khoản định phí phát sinh chung phục vụ cho hoạt động của toàn doanh nghiệp. Định phí chung thường bao gồm: tiền lương của nhân viên quản lý và của hội đồng quản trị doanh nghiệp, chi phí quảng cáo cho lợi ích toàn doanh nghiệp, chi phí khấu hao tài sản cố định sử dụng chung của văn phòng làm việc của doanh nghiệp ... Nếu một bộ phận bị ngừng hoạt động thì định phí chung của doanh nghiệp cũng sẽ không thay đổi.

Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu ngừng kinh doanh ngành hàng đồ gia dụng?

Nếu doanh nghiệp ngừng kinh doanh ngành hàng gia dụng thì doanh nghiệp sẽ bị mất 20 triệu đồng số dư đảm phí mà ngành hàng này đem lại, đồng thời doanh nghiệp giảm bớt được 13 triệu đồng định phí bộ phận (giả sử các định phí bộ phận này có chi phí cơ hội bằng không). Như vậy, nếu so sánh giữa cái được với cái mất, khi ngừng kinh doanh ngành hàng này sẽ cho thấy doanh nghiệp bị thiệt hại 7 triệu đồng (20 – 13) là số dư bộ phận mà doanh nghiệp sử dụng để bù đắp cho định phí chung. Khoản lỗ của ngành hàng đồ gia dụng phát sinh là do mức định phí chung phân bố vượt quá số dư bộ phận ngành hàng gia dụng tạo ra.

Tuy nhiên định phí chung là thông tin không thích hợp. Kinh doanh hay ngừng kinh doanh ngành hàng gia dụng thì định phí chung toàn doanh nghiệp vẫn không thay đổi, do vậy khi lựa chọn quyết định không nên quan tâm đến chi phí này.

Như vậy, nếu ngừng kinh doanh ngành hàng gia dụng, doanh nghiệp sẽ bị mất số dư bộ phận do ngành hàng này tạo ra là 7 triệu đồng, hay nói cách khác, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị giảm thêm 7 triệu đồng so với hiện tại.

Tóm lại, khi chưa có phương án nào hay hơn việc ngừng kinh doanh mặt hàng gia dụng thì nên tiếp tục kinh doanh mặt hàng này vì như vậy sẽ có lợi. hơn, loại bỏ nó doanh nghiệp sẽ bị thiệt hại nhiều hơn.

Tuy nhiên việc xem xét một quyết định có nên ngừng kinh doanh một bộ phận cần phải xem xét đến nhiều phương án khác nữa. Giả sử doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn lực của ngành hàng do gia dụng nếu ngừng kinh doanh để cho thuê, thì số tiền thu được từ hoạt động cho thuê sẽ là một khoản thu, hoặc c có thể thay thế để kinh doanh mặt hàng khác cho lợi nhuận cao hơn.

Chúng ta có thể thay thế mặt hàng giày dép cho mặt hàng đồ gia dụng và đã dự kiến được các khoản thu và chỉ của mặt hàng giày dép như sau:

(đvt: 1.000.000 đồng )
Doanh thu90
(−) Biến phí50
Số dư đảm phí40
(-) Định phí
Định phí bộ phận17
Số dư bộ phận23
Định phí chung21
Cộng định phí:38
Lợi nhuận2

So sánh kết quả kinh doanh của mặt hàng giày dép với kết quả hoạt động kinh doanh của mặt hàng đồ gia dụng, ta thấy:

Doanh thu tăng thêm 30 triệu đồng (90 – 60) khiến doanh thu toàn doanh nghiệp thành 430 triệu đồng (400 + 30). Số dư đảm phí bộ phận tăng thêm 20 triệu đồng (40 – 20), nhưng để bù lại định phí bộ phận tăng thêm 4 triệu đồng (17 – 13), làm số dư bộ phận tăng thêm 16 triệu đồng. định phí chung tăng thêm 6 triệu đồng (21 – 15), là do tỷ lệ phân bổ cho doanh thu tăng thêm. Phần định phí bộ phận tăng thêm này là điều cần thiết, chúng phát sinh cho việc đầu tư thêm cho mặt hàng mới, gồm trang thiết bị, quảng cáo ... Với mức số dư đảm phí tăng thêm 20 triệu đồng mà định phí chỉ tăng thêm 10 triệu đồng (6 + 4), nên lợi nhuận tăng thêm 10 triệu đồng (20 khoản lỗ 8 triệu đồng của mặt hàng đỗ gia dụng mà vẫn còn lại 2 triệu đồng. 10) không những đã bù đắp cho Như vậy, doanh nghiệp đã có cơ sở để có thể quyết định kinh doanh mặt hàng giày dép thay thế cho mặt hàng đồ gia dụng.

2. Quyết định nên sản xuất hay mua ngoài

Quyết định nên sản xuất hay mua ngoài thường được gặp trong lắp ráp lại. Những chi tiết này có thể được mua sẵn từ nhà cung cấp bên ngoài hoặc do một bộ phận (phân xưởng) của doanh nghiệp tự sản xuất.

Trong tình huống một chi tiết nào đó mà doanh nghiệp có thể mua được từ bên ngoài, với giá mua thấp hơn chi phí sản xuất ra chi tiết đó, nhà quản trị sẽ đứng trước việc lựa chọn để ra quyết định nên mua ngoài hay tiếp tục sản xuất, quyết định nào có lợi hơn?
Khi ra quyết định nên sản xuất hay mua ngoài các chi tiết này, về cơ bản cần xem xét trên cả hai mặt chất lượng và số lượng. Giả sử chất lượng của chi tiết sẽ được bảo đảm theo đúng yêu cầu kỹ thuật dù mua ngoài hay tự sản xuất nên chỉ cần đi sâu nghiên cứu mặt số lượng.

Mặt số lượng được thể hiện qua chi phí bỏ ra để sản xuất và chi phí mua loại chi tiết nào đó. Cũng như mọi quá trình phân tích để ra quyết định, yếu tố phải xem xét ở đây là các chi phí chênh lệch giữa sản xuất và mua ngoài.

Quá trình nghiên cứu các quyết định nên sản xuất hay mua ngoài cần phải được kết hợp với việc xem xét các cơ hội kinh doanh khác nếu có, thì mới có thể đi đến quyết định đúng đắn.

Chúng ta hãy nghiên cứu tình huống sau:

Công ty “Cửu Long” hiện đang sản xuất chi tiết X dùng để sản xuất sản phẩm chính của công ty có tổng mức nhu cầu hàng năm là 10.000 chi tiết, các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất chi tiết X được trình bày qua minh họa 2.

Minh họa 2: Báo cáo chi tiết về chi phí

(đvt: 1.000 đồng)
Khoản mục chi phíĐơn vịTổng số
Nguyên vật liệu trực tiếp12120.000
Nhân công trực tiếp11110.000
Biến phí sản xuất chung330.000
Lương nhân viên và phục vụ phân xưởng770.000
Khấu hao tài sản cố định phân xưởng660.000
Chi phí quản lý chung phân bố990.000
Cộng48480.000

Có nhà cung cấp bên ngoài đề nghị cung cấp chi tiết X này với giá 42 ngàn đồng/cái, đúng theo chất lượng và số lượng yêu cầu. Vậy trong trường hợp này Công ty “Cửu Long” nên quyết định mua ngoài hay tiếp tục sản xuất?

Vì số lượng sản phẩm tiêu thụ không đổi nên dù chi tiết X được mua ngoài hay tự sản xuất đều không gây ảnh hưởng gì đến doanh thu của công ty. Do Ma quyết định phụ thuộc vào mức chi phí phải chi ra của công ty để sản xuất với giá mua ngoài, mức chi phí nào thấp hơn sẽ được lựa chọn.

Giả sử không có phương án sử dụng nào khác. Trong trường hợp này, quá trình phân tích sẽ được tiến hành như sau:

Các chi phí khấu hao TSCĐ và chi phí quản lý chung phân bổ, tổng cộng là 6 + 8 = 15 ngàn đồng, sẽ không thay đổi dù chi tiết X được tự sản xuất hay mua ngoài. Vậy chúng là thông tin không thích hợp với quá trình ra quyết định.

Các khoản chi phí còn lại là chi phí thích hợp nên được xem xét trong bảng so sánh ở minh họa 3 để ra quyết định.

Minh họa 3: Phân tích so sánh phương án nên sản xuất với mua ngoài

(đvt: 1.000 đồng)
Sản xuất
Mua ngoàiChênh lệch
Đơn vịTổng sốĐơn vịTổng sốĐơn vịTổng số
Nguyên liệu trực tiếp12120.000--12120.000
Nhân công trực tiếp 11110.000--11110.000
Biến phí sản xuất chung 330.000--330.000
Lương nhân viên quản lý và phục vụ sản xuất770.000--770.000
Giá mua ngoài chi tiết X42420.000(42)(420.000)
Tổng cộng33330.00042420.000(9)(90.000)

Vậy nếu công ty tự sản xuất chi tiết X thì sẽ tiết kiệm được 90.000 ngàn đồng (133 – 42) ×10.000) so với giá mua từ bên ngoài. Do đó công ty nên tiếp tục sản xuất chi tiết X..

Tuy nhiên, trong trường hợp các nguồn lực và phương tiện sử dụng trong sản xuất chi tiết X có thể sử dụng để sản xuất sản phẩm khác, hoặc sử dụng vào mục đích khác, như cho thuê (có chi phí cơ hội) và cách sử dụng này mang lại khoản lợi nhuận hàng năm lớn hơn 90.000 ngàn đồng thì lúc này, công ty nền mua chi tiết X từ bên ngoài mà mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top