LT - Quyết định đầu tư dài hạn 3

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
Phương pháp tổng chi phí – Total cost approach

Phương pháp tổng chi phí là phương pháp khá linh hoạt trong việc so sánh khả năng cạnh tranh của các dự án trong sàng lọc, chọn lựa dự án. Để minh họa cho kỹ thuật của phương pháp tổng chi phí, chúng ta nghiên cứu ví dụ sau.

Ví dụ 4. Công ty ABD hoạt động vận chuyển hành khách, một trong những chiếc phà vận chuyển của công ty đã cũ kỹ đang cần được cải tạo. Chi phí cải tạo ngay chiếc phà này ít nhất là 200.000.000đ và thêm nữa là chi phí sửa chữa thường xuyên, chi phí sửa chữa định kỳ các motor trong 5 năm dự tính 80.000.000đ (bắt đầu từ năm hiện tại). Với tất cả những đầu tư này, chiếc phà cũ có thể được sử dụng được 10 năm nữa. Vào thời điểm cuối năm thứ 10, pha sẽ được thanh lý với khoản thu hồi dự tính là 60.000.000đ. Hiện tại, giá trị thu hồi khi thanh lý chiếc phà cũ là 70.000.000đ. Mỗi năm, chi phí hoạt động của phà là 300.000.00 đ, doanh thu của phà là 400.000.000đ

Trong các phương án chọn lựa, công ty ABD có thể mua một chiếc phà mới với chi phí đầu tư là 360.000.000đ với tuổi thọ là 10 năm và chi phí phí sửa chữa cuối năm thứ 5 là 30.000.000đ. Vào cuối năm thứ 10, chiếc phà sẽ thanh lý với dự tính thu được 60.000.000đ

Mỗi năm, chi phí hoạt động của phà là 210.000.000đ, doanh thu của phá là 400.000.000đ. Công ty đang yêu cầu tỷ lệ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư ít nhất là 14%

(Theo lợi nhuận trước chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp)

Với những dự kiến trên, công ty nên mua phà mới hay cải tại phà cũ. Để rõ ràng trong việc mua phà mới hay cải tạo phủ cũ, chúng ta nghiên cứu kỹ thuật của phương pháp tổng chi phí ở bảng sau:

Bảng 5
Mua phà mới Cải tạo phà cũ
Dòng tiền thu từ doanh thu hàng năm400.000.000đ 400.000.000đ
Dòng tiền chi phí hoạt động hàng năm210.000.000đ300.000.000đ
Dòng tiền thuần hàng năm190.000.000đ100.000.000đ


Số nămSố tiềnHệ số chiết khấuGiá trị hiện tại dòng tiền
Mua phà mớiHiện tại(360.000.000đ)1,000(360.000.000đ)
Vốn đầu tư ban đầuHiện tại(70.000.000đ)1,000(70.000.000đ)
Giá trị thanh lý phà cũ5(30.000.000đ)0,519(15.570.000đ)
Chi phí sửa chữa trong 5 năm1-10190.000.000đ0,519991.040.000đ
Dòng tiền thuần hàng năm1060.000.000đ5,21616.200.000đ
Giá trị thanh lý phá mới0,270701.670.000đ
Giá trị hiện tại thuần
Sử dụng phà cũ
Chi phí cải tiến phà cũHiện tại(200.000.000đ)1,000(200.000.000đ)
Chi phí sửa chữa trong 5 năm
5(80.000.000đ)0,51941.520.000đ
Dòng tiền thuần hàng năm1-10100.000.000đ5,216521.600.000đ
Giá trị thanh lý phù cải tạo1060.000.000đ0,27016.200.000đ
Giá trị hiện tại thuần296.280.000đ
Chênh lệch giá trị hiện tại thuần giữa mùa phà mới với cải tạo phà cũ405.390.000đ

(1) Tra cứu trên bằng giá trị hiện tại của dòng tiền phát sinh một lần với tỷ lệ chiết khấu 14% - Bảng tính các hệ số chiết khấu theo công thức (1/(1+r)^n

(2) Tra cứu trên bằng giá trị hiện tại dòng tiền phát sinh đầu hàng năm với tỷ 1, chiết khấu 20% - Bảng tính các hệ số chiết khấu theo công thức (1/x) [1- (1/(1+r)^n]
Có hai điểm mà chúng ta cần chú ý ở bằng trên. Thứ nhất, tất cả dòng tiền thu và dòng tiền chi được thể hiện chi tiết theo từng phương án và thứ hai, giá trị hiện tại của từng dòng tiền được tính toán chi tiết cho từng phương án lựa chọn. Đây chính là một ưu điểm của phương pháp tổng chi phí. Chính chỉ tiết này giúp cho nhà quản trị nhận thấy rõ ràng các chi tiết cần quan tâm của từng dòng tiền, giá trị hiện tại từng dòng tiền cũng như NPV của từng dự án và từ đó có những quyết định lựa chọn dự án đầu tư thích hợp

Phương pháp chênh lệch chi phí – incremental cost approach

Nếu trường hợp chỉ có hai phương án, phương pháp chênh lệch chi phí về giản đơn và ảnh hưởng trực tiếp hơn cho một quyết định. Trong phương pháp chi phí chênh lệch, chỉ có sự chênh lệch từng dòng tiền thu, từng dòng tiền chi giữa hai dự án được phân tích, lựa chọn. Để minh họa cho vấn đề này, quay lại ví dụ 4, Phương pháp chênh lệch chi phí được thể hiện trên bảng.6

Bảng 6
Các mụcNămSố tiềnHệ số chiết khấuGiá trị hiện tại dòng tiền
Chênh lệch vốn đầu tư giữa phà mới với cải tạo phà cũHiện tại(160.000.000đ)1,000(160.000.000đ)
Giá trị thu hồi từ thanh lý phà cũHiện tại70.000.000đ1,00070.000.000đ
Chênh lệch chi phí sửa chữa giữa phà mới với phà cũ trong 5 năm550.000.000đ0,51925.950.000đ
Chênh lệch dòng tiền thuần hàng năm giữa phà mới với phà cũ1-1090.000.000đ5,216469.400.000đ
Chênh lệch giá trị thanh lý giữa phà mới với phà cải tiến ở cuối dự án10000 đ0,270000 đ
Giá trị hiện tại thuần của chênh lệch dòng tiền giữa phà mới với phà cũ405.390.000đ

Có hai điểm mà chúng ta cần chú ý trong phương pháp chênh lệch chi phí. Thứ nhất chênh lệch giá trị hiện tại thuần giữa phương án mua phà mới với sử dụng phà cũ giống như phương pháp tính tổng chi phí là 405.390.000đ. Điều này có nghĩa là hai phương pháp tính khác nhau nhưng kết quả giống nhau. Thứ hai, chi phí cũng như các dòng tiền thể hiện theo phương pháp chính lịch chi phí chỉ là phần chênh lệch, phần khác biệt giữa hai phương án. Điều này giúp cho nhà đầu tư nhận thức được sự khác biệt các dòng tiền giữa hai phương án trong sự lựa chọn, sàng lọc để ra quyết định

Phân tích các dòng tiền không chắc chắn trong dự án – Uncertain cash flows

Cho đến nay, tất cả dòng tiền trong tương lai được giả định như chúng ta biết chắc chắn. Tuy nhiên, các dòng tiền trong tương lai thường không chắc. chắn và rất khó ước tính được. Có một số kỹ thuật được ứng dụng để xử lý vấn đề phức tạp này. Các kỹ thuật xử lý vấn để này thường liên quan đến mà phóng trong máy tính và ứng dụng những tiến bộ của toán học mà chúng ta sẽ xem xét. Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể cung cấp một vài thông tin hữu ích cho những nhà quản trị mà không cần những kỹ thuật cao tính toán như thế.

Ví dụ 5. Những phức tạp trong ước tính dòng tiền tương lai thường gắn liền với việc xem xét các trường hợp đầu tư thiết bị tự động hóa. Chi phí trước khi tự động hóa và lợi ích của tài sản hữu hình như giảm chi phí hoạt động. lãng phí có liên quan thuận lợi với việc ước tính dòng tiền cụ thể. Tuy nhiên, với những tài sản vô hình như gia tăng sự tin cậy, gia tăng tốc độ, gia tăng chất lượng, rất khó định lượng được qua các dòng tiền. Những lợi ích của tài sản vô hình này chắc chắn sẽ tác động đến dòng tiền trong tương lai. Cụ thể, trong những yếu tố làm gia tăng doanh thu có lẽ sẽ có sự gia tăng giá bản do tăng chất lượng nhưng rõ ràng rất khó ước tính sự tác động này là bao nhiêu tiền.

Một thủ tục đơn giản nhưng hợp lý được sử dụng khi lợi ích của tài sản vô hình được xem là đáng kể trong ước tính dòng tiền không chắc chắn. Ví dụ, giả sử công ty sử dụng tỷ lệ chiết khấu là 12 % để xem xét mua một thiết bị tự động với tuổi thọ của nó là 10 năm. Với tỷ lệ chiết khấu này để phân tích dòng tiền chỉ của chi phí tài sản hữu hình và những lợi ích hữu ích của dự án đầu tư, giả sử giá trị hiện tại thuần của dự án đầu tư là âm 226.000.000 đ. Rõ ràng, nếu lợi ích của tài sản vô hình là đủ lớn thì chúng có thể làm thay đổi giá trị hiện tại thuần của dự án đầu tư từ âm sang thành dương. Trong trường hợp này, một số lượng dòng tiến gia tăng thêm mỗi năm từ tác động những lợi ích của tài sản vô hình và chính những lợi ích này sẽ tạo nên những vấn để tài chính hấp dẫn nhà đầu tư. Và sự tác động đó có thể tính toán qua công thức sau.

Giá trị hiện tại thuần chưa tính lợi ích vô hình (negatve âm) - (226.000.000đ)

Tỷ lệ chiết khấu hàng năm là 12% cho thời gian 10 năm (xem bảng tính các hệ số chiết khấu dòng tiền) - 5,650

Giá trị hiện tại thuần âm cần được bù đắp (226.000.000 đ/5,650 = 40.000.000 đ

Vì vậy, nếu lợi ích vô hình của thiết bị từ động được đánh giá tạo ra nguồn tiền thu ít nhất là 10.000.000đ mỗi năm, thì thiết bị tự động có thể được mua

Kỹ thuật này cũng được sử dụng trong trường hợp khác là khi dòng tiền thu tương lai khó có thể ước tính được. Ví dụ, kỹ thuật này sử dụng để sa xét giá trị thu hồi khi tài sản được thanh lý. Ví dụ, ước tính đồng tiền thu hồi sau thanh lý của của một tàu chở dầu với tuổi thọ trên 20 năm. Giả sử nhà quản lý cũng sử dụng tỷ lệ chiết khấu là 12% và dự án mua tàu chở dầu với giá trị hiện tại thuần là âm 1.040.000.000đ. Giá trị hiện tại thuần âm này có thể được bù đắp từ giá trị thu hồi của tàu chở dầu khi thanh lý. Và giá trị thu hồi của tàu. chở dầu khi thanh lý cần bù đắp cho giá trị hiện tại thuần bị âm của phương án trên được tính toán như sau:

Giá trị hiện tại thuần chưa tính lợi ích khi thanh lý (negatve - âm) - (1.040.000.000đ)

Tỷ lệ chiết khấu hàng năm là 12% cho thời gian 20 năm (xem bảng tính các hệ số chiết khấu dòng tiền) - 0,104

Giá trị hiện tại thuần âm cần được bù đắp (1.040.000.000đ/ 0,104 = 10.000.000.000đ
Vì vậy, giá trị thu hồi khi thanh lý tàu chở dầu sau 20 năm ít nhất phải tạo nên dòng tiền thu là 10.000.000.000đ. Nếu nhà quản lý ước tính giá trị thu hồi khi thanh lý tàu chở dầu sau 20 năm lớn hơn 10.000.000.000đ, dự án được chấp nhận và ngược lại, nếu giá trị thu hồi khi thanh lý tàu chở dầu sau 20 năm nhỏ hơn 10.000.000.000đ, dự án không được chấp nhận
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top