LT - Đánh giá trách nhiệm quản lý P3

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
4. Đánh giá thành quả quản lý ở trung tâm đầu tư

Đánh giá thành quả quản lý ở các trung tâm đầu tư bao gồm:
- So sánh doanh thu và chi phí có thể kiểm soát được giữa thực tế với dự toán.
- Sử dụng các thước đo thành quả đối với các khoản vốn đầu tư thuộc quyền kiểm soát của nhà quản trị ở trung tâm đầu tư:
+ Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI)
+ Lợi nhuận còn lại (RI)
Sau đây, chúng ta lần lượt sử dụng từng thước đo thành quả trên.

a) Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI)

Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư được tính toán dựa vào lợi nhuận hoạt động và tài sản được đầu tư để thu được lợi nhuận đó.
Công thức tính phổ biến là:

Tỷ lệ vốn đầu tư = Lợi nhuận hoạt động/ Tài sản được đầu tư (*)

Ở công thức (*), các bạn cần lưu ý:
- Tài sản được đầu tư còn được gọi là tài sản hoạt động bình quân, bao gồm các khoản như tiền, các khoản phải thu, các khoản tồn kho, tài sản cố định và các tài sản khác sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tài sản được đầu tư không bao gồm các tài sản thuộc hoạt động đầu tư tài chính như các khoản đầu tư ngắn hạn (đầu tư chứng khoán...), đầu tư dài hạn (góp vốn liên doanh giá trị đất đai để xây dựng nhà xưởng trong tương lai, giá trị tài sản thuê ngoài...

Tài sản hoạt động bình quân trong điều kiện bình thường được tính bình quân giữa đầu năm và cuối năm. Nếu có biến động lớn về tài sản trong năm thì phải tính bình quân theo từng tháng trong năm thì mới đủ tính đại diện cho lưu lượng tài sản tham gia hoạt động.

Đối với tài sản cố định, một trong yếu tố cấu thành của tài sản hoạt động bình quân, vấn đề là khi tính ROI thì ta tính giá trị của tài sản cố định theo nguyên giá hay theo giá trị còn lại. Trong thực tế có hai quan điểm: một là chỉ tính giá trị còn lại của tài sản cố định, hai là tính theo nguyên giá tài sản cố định. Cả hai cách này đều có thể được sử dụng để tính ROI, cho dù chúng đưa ra các kết quả khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn các nhà quản trị chọn cách sử dụng giá trị còn lại để tính ROI vì tính phù hợp được các nhà quản trị coi trọng hơn cả, mà quan điểm sử dụng nguyên giá không có được. Đó là:

+ Phù hợp với giá trị của tài sản cố định thể hiện trên bảng cân đối kế toán
+ Phù hợp với việc tính toán lợi nhuận hoạt động và doanh thu do tài sản hoạt động tạo ra trong kỳ hoạt động.

Lợi nhuận hoạt động để xác định ROI nói trên là lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT). Đây là lợi nhuận do sử dụng tài sản được đầu tư mang lại mà không phân biệt nguồn tài trợ các tài sản đó (không bao gồm lợi nhuận từ các hoạt động đầu tư tài chính, lợi nhuận khác). Lý do sử dụng EBIT trong công thức tính ROI là để phù hợp với doanh thu và tài sản hoạt động đã tạo ra nó. đồng thời để đảm bảo sự công bằng trong đánh giá thành quả giữa các trung tâm đầu tư có đi vay và không có đi vay.

ROI cho biết cứ một đồng tài sản đầu tư vào trung tâm đầu tư thì đã tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROI càng lớn thành quả quản lý vốn đầu tư càng cao.

Các nhân tố ảnh hưởng đến ROI
Để nhận biết các nhân tố ảnh hưởng đến ROI, công thức tính ROI (*) có thể được viết lại như sau:
Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư ROI = (Lợi nhuận hoạt động/ Doanh thu) x (Doanh thu/ Tài sản được đầu tư)
ROI = Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu x Số vòng quay của tài sản (**)


Theo công thức (**), ROI phụ thuộc vào hai nhân tố quan trọng: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và Số vòng quay của tài sản.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cho biết khi một đồng doanh thu thực hiện sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ số này cao hay thấp phụ thuộc vào việc kiểm soát doanh thu và chi phí của các nhà quản trị ở trung tâm đầu tư.

Số vòng quay của tài sản cho biết một đồng tài sản đầu tư vào trung tâm đầu tư đã thực hiện được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ số này cho thấy hiệu suất sử dụng tài sản. Chỉ số này cao hay thấp phụ thuộc vào việc kiểm soát doanh thu và tài sản của các nhà quản trị ở trung tâm đầu tư.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và số vòng quay của tài sản giúp chúng ta giải thích sự biến động của ROI của một trung tâm đầu tư sự khác nhau của ROI giữa các trung tâm đầu tư.

- Nhược điểm của ROI
Mặc dù chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) được các nhà quản trị sử dụng rộng rãi để đánh giá thành quả quản lý của các trung tâm đầu tư, tuy nhiên nó vẫn còn một số điểm hạn chế như sau:

ROI có khuynh hướng chú trọng đến quá trình sinh lời ngắn hạn hơn là quá trình sinh lời dài hạn, do vậy nhà quản trị nếu chỉ quan tâm đến ROI có thể bỏ qua nhiều cơ hội đầu tư mới mà kết quả của chúng chỉ có thể thể hiện trong tương lai dài thay vì một hai kỳ sắp đến, làm cản trở việc hướng đến mục tiêu chung của tổ chức.

ROI không phù hợp với mô hình vận động của các dòng tiền nên bị hạn chế khi sử dụng để đánh giá thành quả quản lý của trung tâm đầu tư.

ROI có thể không hoàn toàn chịu sự điều hành của nhà quản trị trung tâm đầu tư, vì tài sản của nó có thể được quyết định bởi các nhà quản trị cấp trên.
Nếu các nhà quản trị được đánh giá bằng ROI, họ sẽ tìm mọi cách để tăng ROI. Điều này có thể sẽ không phù hợp với chiến lược của toàn công ty, chẳng hạn việc cắt giảm các chi phí nghiên cứu phát triển.

Để thấy rõ nhược điểm của ROI trong việc cản trở việc hướng đến mục tiêu chung của tổ chức, chúng ta nghiên cứu ví dụ sau:

Ví dụ 6.2: Bộ phận chế biến thực phẩm của công ty S có thể mua một máy chế biến thực phẩm mới với giá 500.000 ngđ, sẽ tiết kiệm được chi phí hoạt động 80.000ng và do đó làm tăng lợi nhuận 80.000 ngđ. Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư vào thiết bị mới này là 16%.

Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư vào thiết bị mới = Lợi nhuận bộ phận tăng thêm /Vốn đầu tư tăng thêm x100%
= 500.000ngđ/80.000ngđ x100% =16%

Bây giờ giả sử chi phí cho 1 đống vốn đầu tư vào tài sản hoạt động là 0,12 đồng.

Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư của bộ phận chế biến thực phẩm:

Không đầu tư vào thiết bị mới = 3.600.000ngđ/18.000.000ngđ = 20%

Đầu tư vào thiết bị mới = (3.600.000ngđ+80.000ngđ)/(18.000.000ngđ+500.000ngđ)= 19,9%

Rõ ràng đầu tư vào thiết bị mới bộ phận chế biến thực phẩm sẽ có lợi (lợi nhuận của toàn công ty sẽ tăng thêm từ 1 đồng vốn đầu tư vào thiết bị mới sẽ là 0,16 đồng, trong khi chi phí cho 1 đồng vốn đầu tư vào thiết bị mới chỉ là 0,12 đông). Tuy nhiên, nếu thành quả quản lý của nhà quản trị ở bộ phận chế biến thực phẩm được đánh giá bằng ROI, chắc chắn họ sẽ không muốn đầu tư vì ROI sau khi đầu tư vào thiết bị mới giảm (từ 20% còn 19,9%).

Để khắc phục nhược điểm trên, chúng ta sử dụng thước đo thành quả khác là lợi nhuận còn lại.

b) Lợi nhuận còn lại (RI)

Lợi nhuận còn lại là phần còn lại của lợi nhuận hoạt động sau khi trừ đi lợi nhuận mong muốn tối thiểu từ tài sản được đầu tư của trung tâm đầu tư.

Lợi nhuận còn lại =Lợi nhuận hoạt động (Tài sản được đầu tư x Tỷ lệ hoàn vốn mong muốn tối thiểu) (***)

Lợi nhuận còn lại càng lớn thì lợi nhuận hoạt động tạo ra càng nhiều hơn lợi nhuận mong muốn tối thiểu, khi đó thành quả quản lý của các nhà quản trị ở trung tâm đầu tư càng được đánh giá càng cao.

Minh họa 6.9 minh họa một báo cáo thành quả dựa trên RI của một trung tâm đầu tư - Khu vực A.
Minh hoạ 6.9. Báo cáo thành quả dựa trên RI

Khu vực A
Báo cáo thành quả quản lý
Năm 20x5

Thực tếChênh lệchDự toán
Lợi nhuận hoạt động (tr.đ) 168(32) (X)200
Tài sản được đầu tư (tr.đ)800(200) (T)1,000
Mức hoàn vốn mong muốn tối thiểu18%
ROI21%1% (T)20%
RI (triệu đồng).244 (T)20


Chúng ta tính lợi nhuận còn lại cho hai trường hợp trước và sau khi đầu tư vào thiết bị mới như sau:
Minh họa 6.10. Lợi nhuận còn lại của Bộ phận chế biến thực phẩm của Công ty S

Lợi nhuận còn lại của bộ phận chế biến thực phẩm (trđ)

Không đầu tư vào thiết bị mới thiết bị mới
Có đầu tư vào vào thiết bị mới thiết bị mới
Lợi nhuận hoạt động36003680
Trừ: Lợi nhuận mong muốn tối thiểu:
Tài sản được đầu tư1800018500
Nhân: Tỷ lệ hoàn vốn mong muốn tối thiểu0.1221600.122220
Lợi nhuận còn lại (RI)14401460

Minh họa 6.10, cho thấy rằng đầu tư vào thiết bị mới, lợi nhuận còn lại của bộ phận chế biến thực phẩm sẽ tăng thêm 20 triệu đồng (1.460 triệu đồng 1440 triệu đồng)

Điều gì sẽ xảy ra nếu thành quả quản lý của các nhà quản trị ở bộ phận chế biến thực phẩm được đánh giá bằng lợi nhuận còn lại? Chắc chắn nhà quản trị của bộ phận chế biến thực phẩm sẽ tiến hành đầu tư vào thiết bị mới. Như vậy, RI khuyến khích các nhà quản trị thực hiện các cơ hội đầu tư mới có khả năng sinh lợi.
Tuy nhiên, RI cũng có nhược điểm là không thể sử dụng để so sánh thành quả quản lý của các nhà quản trị ở các trung tâm đầu tư có quy mô tài sản được đầu tư khác nhau. Ví dụ sau đây sẽ làm rõ nhược điểm này:
Minh họa 7.11 So sánh lợi nhuận còn lại của bộ phận A và bộ phận B

So sánh lợi nhuận còn lại của hai bộ phận A và B (trđ)

Bộ phận ABộ phận B
Lợi nhuận hoạt động3.0006.750
Trừ: Lợi nhuận mong muốn tối thiểu:
Tài sản được đầu tư20.00045.000
Nhân: Tỷ lệ hoàn vốn mong muốn tối thiểu0,12
2.4000,125.400
Lợi nhuận còn lại (RI)6001.350

Lợi nhuận còn lại của bộ phận B (1.350 trđ) lớn hơn nhiều so với bộ phận A (600 trđ). Phải chăng thành quả quản lý của các nhà quản trị ở bộ phận B tất hơn bộ phận A?

ROI của bộ phận A là 15% (3.000 trê/20.000trd), ROI của bộ phận B cũng là 15% (6.750 trđ/45.000 trd). Điều này có nghĩa là nếu được đầu tư như nhau các nhà quản trị ở cả hai bộ phận sẽ tạo ra được lợi nhuận hoạt động như nhau, RI sẽ như nhau.

Như vậy, sở dĩ RI của bộ phận B lớn hơn nhiều so với bộ phận A chỉ vì bộ phận B được đầu tư nhiều hơn (45 tỷ đồng so với 20 tỷ đồng).
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top