LT - Các quyết định về giá bán

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHÚ Ý TRONG ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM

Định giá bán sản phẩm trong nền kinh tế thị trường đã được trình bày khá chi tiết trong kinh tế học vi mô. Trong nền kinh tế thị trường, định giá bán sản phẩm, dịch vụ phải đặt trên nền tảng quan hệ cung cầu, chịu sự tác động của quan hệ cung cầu. Quan hệ cung cầu chỉ ra một nguyên lý cơ bản là giá cả thay đổi theo quan hệ cung cầu, sự thay đổi quan hệ cung cầu dẫn đến thay đổi giá cân bằng. Trong thị trường tự do cạnh tranh, quan hệ cung cầu thay đổi khách quan dưới tác động của bàn tay vô hình; nhưng trong thị trường độc quyền, quan hệ cung cầu còn chịu sự tác động rất lớn của chính sách độc quyền. Giá cân bằng trong thị trường chỉ ra một nguyên lý hơn là con số cụ thể khi định giá. Đó là nguyên lý cảm nhận về giá bán của doanh nghiệp trong thị trường thông qua sự cảm nhận về tăng hay giảm giá bán cụ thể được doanh nghiệp tính toán đưa. Khi giá bán doanh nghiệp tính toán đưa vào thị trường có xu hướng tăng thêm sẽ phản ảnh giá doanh nghiệp dưới giá cân bằng có thể điều chỉnh tăng và ngược lại, khi giá bán doanh nghiệp tính toán đưa vào thị trường có xu hướng giảm sẽ phản ảnh giá doanh nghiệp trên giá cân bằng nên điều chỉnh giảm.

Mục tiêu định giá của doanh nghiệp hướng đến bù đắp chi phí và nâng cao kết quả, hiệu quả kinh tế. Để đạt được mục tiêu này, định giá sản phẩm có thể tiếp cận theo nhiều phương pháp kỹ thuật khác nhau. Tiếp cận định giá từ chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp hoặc tiếp cận từ giá bán thị trường, từ chi phí mục tiêu để đạt được giá bán trong thị trường.

Trong chương này, việc định giá bán được trình bày chủ yếu từ cách tiếp cận từ chi phí bên trong doanh nghiệp và cách tiếp cận chi phí mục tiêu, chi phí theo giá từ thị trường.

II. ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM SẢN XUẤT HÀNG LOẠT

Định giá bán sản phẩm sản xuất hàng loạt có thể tiếp cận theo phương pháp toàn bộ hoặc theo phương pháp trực tiếp. Mỗi phương pháp có những kỹ thuật tính toán và ưu nhược điểm nhất định.

1. Định giá bán theo phương pháp toàn bộ

Theo quan điểm của phương pháp toàn bộ, tất cả chi phí sản xuất đều liên quan đến kết quả sản xuất nên giá thành của sản phẩm được sản xuất ra gồm tất cả chi phí sản xuất, gồm biến phí sản xuất và định phí sản xuất). Từ đó, việc tính giá bán theo phương pháp toàn bộ dựa trên một số nguyên lý, kỹ thuật tính toán cơ bản sau:

Giá thành đơn vị = Tổng chi phí sản xuất / Kết quả sản xuất
= Biến phí sản xuất mỗi sp + (Định phí sản xuất / Kết quả sản xuất)


Chi phí tiếp cận phương pháp toàn bộ gồm chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Giá bán xác định theo phương pháp toàn bộ được xây dựng trên cơ sở cộng thêm vào chi phí sản xuất một gia số (số tiến tăng thêm dùng để bù đắp chi phí ngoài sản xuất và tạo lợi nhuận)

Kỹ thuật xác định giá bản theo phương pháp toàn bộ
- Xác định lợi nhuận mục tiêu,
- Xác định chi phí ngoài sản xuất (chi phí bán hàng, quản lý)
- Xác định chi phí sản xuất, giá thành đơn vị hay chi phí nền.
- Xác định tỷ lệ số tiền tăng thêm trên chi phí nền,
- Xác định số tiền tăng thêm : Chi phí sản xuất (chi phí nền) x Tỷ lệ số tiền tăng thêm
- Xác định giá bản
- Đơn giá bán = Giá thành đơn vị + Số tiền tăng thêm trên giá thành đơn vị
- Tổng giá bán = Tổng chi phí sản xuất + Số tiền tăng thêm trên tổng chi phí sản xuất

Chi phí nền là giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung Số tiền tăng thêm phải đủ để bù đắp chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, đồng thời phải đảm bảo cho doanh nghiệp có một mức hoàn vốn mong muốn.

Để xác định tỷ lệ số tiền tăng thêm, trước tiên là xác định một tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) mà doanh nghiệp mong muốn đạt được để từ đó xác định mức hoàn vốn mong muốn, sau đó tỷ lệ số tiền tăng thêm sẽ được xác định để có thể đạt được mức hoàn vốn mong muốn. Mức hoàn vốn mong muốn dùng để bù đắp chi phí sử dụng vốn và đạt được lợi nhuận mong muốn.

Mức hoàn vốn mong muốn = ROI x Tài sản được đầu tư

Tỷ lệ số tiền tăng thêm = (Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp + Mức hoàn vốn mong muốn)/(Số lượng sản phẩm tiêu thụ x Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm) × 100%

Ví dụ 1: Công ty X sản xuất hàng loạt sản phẩm A có tài liệu liên quan đến sản phẩm này như sau: (đvt: 1000 đồng)
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp một sản phẩm: 29
- Chi phí nhân công trực tiếp một sản phẩm - Biến phí sản xuất chung một sản phẩm: 2
- Định phí sản xuất chung một năm: 250.000
- Biến phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp một sản phẩm: 1
- Định phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp một năm: 100.000
- Giả sử Công ty đã đầu từ 5.000.000 để tiến hành sản xuất và bán 50.000 sản phẩm A mỗi năm, tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) mong muốn của Công ty là 20%
Hãy định giá bán sản phẩm A theo phương pháp toàn bộ.
Giải
Giá bán sản phẩm được xác định như sau: (đvt: 1.000 đồng)
Chi phí nền cho một sản phẩm là:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 29
- Chi phí nhân công trực tiếp: 2
- Chi phí sản xuất chung (4+5): 9
Cộng = 40

- Tỷ lệ số tiền tăng thêm = [(50.000 x 1) + 100.000) + (5.000.000 x 20%)/(50,000×40) x 100% = 57,5%
- Số tiền tăng thêm cho một đơn vị sản phẩm là: 40 x 57,5% = 23

Minh họa 7.4 - Phiếu định giá bán một đơn vị sản phẩm
(Theo phương pháp toàn bộ)
Chi phí nền:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 29
- Chi phí nhân công trực tiếp: 2
- Chi phí sản xuất chung (4+5): 9
Cộng: 40
Số tiền tăng thêm: 23
Giá bán: 63

Một số vấn đề về định giá theo phương pháp toàn bộ
- Thông tin định giá bán theo phương pháp toàn bộ có thể tiếp cận thuận lợi từ báo cáo tài chính.
- Với phương pháp toàn bộ gần như tất cả chi phí của doanh nghiệp được tính vào giá và lợi nhuận cũng do doanh nghiệp quyết định nên quyết định về giá có vẻ dễ dàng.
- Tuy nhiên, cách tính giá theo phương pháp toàn bộ gắn liền với một số hạn chế cần xem xét khi định giá bán là không chỉ ra được quan hệ chi phí giá bán, không chỉ ra được mối quan hệ giữa giá bán với sự thay đổi của sản lượng (cung cầu), không chỉ ra được hiệu quả sử dụng các nguồn lực kinh tế, không chỉ ra được phạm vi giới hạn và tính linh hoạt của giá bán trong thị trường
- Ngoài ra, định giá bản theo phương pháp toàn bộ sẽ gặp khó khăn khi chi phí bán hàng và quản lý khó có thể tách riêng ra cho từng sản phẩm nên việc xác định giá bản sẽ không đạt được tính chính xác để đảm bảo lợi nhuận mục tiêu đặt ra cho từng sản phẩm.

2. Định giá bán theo phương pháp trực tiếp

Theo quan điểm của phương pháp trực tiếp, chỉ có biến phí sản xuất liên biến phí sản xuất liên quan với kết quả sản xuất nên giá thành của sản phẩm được sản xuất chỉ gồm

Giá thành đơn vị = Tổng biến phí sản xuất / Kết quả sản xuất

Chi phí tiếp cận phương pháp trực tiếp trong định giá gồm biến phí và định phí. Giá bán xác định theo phương pháp trực tiếp được xây dựng trên cơ sở cộng thêm vào biến phí (phần nền cố định của giá bán) một gia số (số tiền tăng thêm trên biến phí dùng để bù đắp định phí và tạo lợi nhuận).

Kỹ thuật xác định giá bán theo phương pháp trực tiếp
+ Xác định lợi nhuận mục tiêu,
+ Xác định định phí,
+ Xác định tổng biến phí, biến phí đơn vị hay chi phí nền,
+ Xác định tỷ lệ số tiền tăng thêm
+ Xác định số tiền tăng thêm: Biến phí sản xuất kinh doanh x Tỷ lệ số tiền tăng thêm
+ Xác định giá bán
+ Đơn giá bán = Biến phí đơn vị + Số tiền tăng thêm trên biến phí đơn vị
+ Tổng giá bán = Tổng biến phí + Số tiền tăng thêm trên tổng biến phí

Chi phí nền là biến phí đơn vị sản phẩm, bao gồm biến phí nguyên vật liệu trực tiếp, biến phí nhân công trực tiếp và biến phí sản xuất chung, biến phí bán hàng và biến phí quản lý doanh nghiệp.

Số tiền tăng thêm phải bù đắp được định phí sản xuất, định phí bán hàng, định phí quản lý doanh nghiệp và đảm bảo cho doanh nghiệp đạt được mức hoàn vốn mong muốn.
Tương tự như phương pháp toàn bộ, để xác định tỷ lệ số tiền tăng thêm trước tiên là xác định một tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) mà doanh nghiệp mong muốn đạt được để từ đó xác định mức hoàn vốn mong muốn, sau đó tỷ lệ số tiền tăng thêm sẽ được xác định để có thể đạt được mức hoàn vốn mong muốn.

Mức hoàn vốn mong muốn =ROI x Tài sản được đầu tư

Tỷ lệ (%) số tiền tăng thêm được tính như sau:

Tỷ lệ số tiền tăng thêm = (Tổng định phí + Mức hoàn vốn mong muốn)/ (Số lượng sản phẩm tiêu thụ x Biến phí đơn vị) x 100%

Trong công thức trên, tổng định phí bao gồm định phí sản xuất, định phí bán hàng, định phí quản lý doanh nghiệp.

Ví dụ 7.5
Căn cứ vào dữ liệu ở ví dụ 7.4, giá bán sản phẩm được tính bằng phương pháp trực tiếp như sau: (đvt: 1.000 đồng)
Chi phí nền cho một sản phẩm là:
- Biến phí nguyên vật liệu trực tiếp: 29
- Biến phí nhân công trực tiếp: 2
- Biến phí sản xuất chung:4
- Biến phí bán hàng và QLDN: 1
Cộng: 36
- Tỷ lệ số tiền tăng thêm = (250.000+100.000+(5.000.000 x 20%))/ 50.000×36 x 100%= 75%
- Số tiền tăng thêm cho một đơn vị sản phẩm là: 36 x 75% = 27

Minh hoạ 7.5 - Phiếu định giá bán một đơn vị sản phẩm
(Theo phương pháp trực tiếp)
Chi phí nền
- Biến phí nguyên vật liệu trực tiếp: 29
- Biến phí nhân công trực tiếp: 2
- Biến phí sản xuất chung: 4
- Biến phí bán hàng và QLDN: 1
Cộng: 36
Số tiền tăng thêm: 27
Giá bán: 63

Với phương pháp trực tiếp, giá bán được tiếp cận dựa trên hai thành phần chính là biến phí nên và định phí, lợi nhuận mục tiêu, từ đó giúp doanh nghiệp nhận định được quan hệ chi phí giá bán, mối quan hệ giữa giá bán với sự thay đổi của sản lượng (cung cầu), sự hiệu quả trong sử dụng nguồn lực kinh tế, phạm vi giới hạn và tính linh hoạt của giá bán (cách ứng xử chi phí). Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên, giá bán tiếp cận theo phương pháp trực tiếp cũng gắn liền với những hạn chế là trong thực tiễn khó có thể phân chia chi phí thành biến phí, định phí một cách chính xác, không có những nguồn thông tin có sẵn. về biến phí, định phí từ báo cáo tài chính như phương pháp toàn bộ khí định gia. Ngoài ra, định giá bán theo phương pháp trực tiếp cũng sẽ gặp khó khăn khi định phí khó có thể tách riêng ra cho từng sản phẩm nên việc xác định gia bán sẽ không đạt được tính chính xác trong đảm bảo lợi nhuận mục tiêu đặt ra cho từng sản phẩm.

Một số vấn đề về định giá cần chú ý. Định giá bán theo phương pháp toàn bộ cũng như theo phương pháp trực tiếp đều hướng đến xác định giá để đảm bảo mục tiêu lợi nhuận mong muốn. Lợi nhuận mục tiêu ở đây có thể là lợi nhuận trước chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc lợi nhuận sau chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Vì vậy, khi xác định tỷ lệ số tiền tăng thêm, tùy thuộc vào lợi nhuận mục tiêu đặt ra ở phạm vi nào sẽ điều chỉnh chi phí ngoài sản xuất hay định phí thích hợp. Định giá theo phương pháp toàn bộ hay phương pháp trực tiếp gắn liền với một quy trình tính giá sản phẩm có tính chủ quan của doanh nghiệp, sau đó đưa giá này vào thị trường và điều chỉnh giá sao cho cho phù hợp với tình hình thị trường. Điều này ẩn chứa một rủi ro là nếu giá điều chỉnh không đạt được sự thích hợp với thị trường thì nguy cơ rất cao về sự đỗ võ, hủy bỏ sản phẩm và hủy bỏ quy trình sản xuất kinh doanh sản phẩm.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top