lam mat hoa don gtgt

quynhanh21

New Member
Hội viên mới
chao anhc hi có thể chỉ cho bước đi dc ko::
trong tháng 5 em có làm mất hóa đơn tiền điện chưa kê khai vào thuế.đến bay giờ em mới phát hiện.vậy em nen bỏ wa hóa d89o7n đó không hay là em phải lên trình với thuế.mà theo em biết thì nghe nói bay giờ nó phạt tiền nhiều lắm...hiiiiiiiiiii.xin anh chị giúp em với em dang lo
 
Ðề: lam mat hoa don gtgt

chao anhc hi có thể chỉ cho bước đi dc ko::
trong tháng 5 em có làm mất hóa đơn tiền điện chưa kê khai vào thuế.đến bay giờ em mới phát hiện.vậy em nen bỏ wa hóa d89o7n đó không hay là em phải lên trình với thuế.mà theo em biết thì nghe nói bay giờ nó phạt tiền nhiều lắm...hiiiiiiiiiii.xin anh chị giúp em với em dang lo
Chào bạn,
Giá trị hóa đơn có nhiều tiền không? Mất hóa đơn bị phạt từ 1-5 tr, nếu không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì bị phạt ở mức chia đôi (3 triệu). Bạn cân nhắc giữa giá trị tiền điện và tiền nộp phạt xem cái nào có lợi hơn.
 
Ðề: lam mat hoa don gtgt

Giá trị thấp thì bỏ đi ( mà thường hóa đơn điện giá trị ko cao). Giờ báo mất loằng tờ ngoằng lắm.
chao anhc hi có thể chỉ cho bước đi dc ko::
trong tháng 5 em có làm mất hóa đơn tiền điện chưa kê khai vào thuế.đến bay giờ em mới phát hiện.vậy em nen bỏ wa hóa d89o7n đó không hay là em phải lên trình với thuế.mà theo em biết thì nghe nói bay giờ nó phạt tiền nhiều lắm...hiiiiiiiiiii.xin anh chị giúp em với em dang lo
 
Ðề: lam mat hoa don gtgt

Theo Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tài chính
Điều 22. Xử lý trong trường hợp mất, cháy, hỏng hoá đơn
1. Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh nếu phát hiện mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập hoặc chưa lập phải lập báo cáo về việc mất, cháy, hỏng và thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp (mẫu số 3.8 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này) chậm nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.
2. Trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ người bán đã lập hóa đơn theo đúng quy định nhưng sau đó người bán hoặc người mua làm mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn bản gốc đã lập thì người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, trong biên bản ghi rõ liên 1 của hóa đơn người bán hàng khai, nộp thuế trong tháng nào, ký và ghi rõ họ tên của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền), đóng dấu (nếu có) trên biên bản và người bán sao chụp liên 1 của hóa đơn, ký xác nhận của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu trên bản sao hóa đơn để giao cho người mua. Người mua được sử dụng hóa đơn bản sao kèm theo biên bản về việc mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn để làm chứng từ kế toán và kê khai thuế. Người bán và người mua phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc mất, cháy, hỏng hoá đơn.

THÔNG TƯ Số: 64/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 5 năm 2013
HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 51/2010/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 5 NĂM 2010 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ HOÁ ĐƠN BÁN HÀNG HÓA, CUNG ỨNG DỊCH VỤ
Điều 22. Xử lý trong trường hợp mất, cháy, hỏng hoá đơn
1. Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh nếu phát hiện mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập hoặc chưa lập phải lập báo cáo về việc mất, cháy, hỏng và thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp (mẫu số 3.8 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này) chậm nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng hóa đơn. Trường hợp ngày cuối cùng (ngày thứ 05) trùng với ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày tiếp theo của ngày nghỉ đó.
2. Trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ người bán đã lập hóa đơn theo đúng quy định nhưng sau đó người bán hoặc người mua làm mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn bản gốc đã lập thì người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, trong biên bản ghi rõ liên 1 của hóa đơn người bán hàng khai, nộp thuế trong tháng nào, ký và ghi rõ họ tên của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền), đóng dấu (nếu có) trên biên bản và người bán sao chụp liên 1 của hóa đơn, ký xác nhận của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu trên bản sao hóa đơn để giao cho người mua. Người mua được sử dụng hóa đơn bản sao có ký xác nhận, đóng dấu (nếu có) của người bán kèm theo biên bản về việc mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn để làm chứng từ kế toán và kê khai thuế. Người bán và người mua phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc mất, cháy, hỏng hoá đơn.
Trường hợp mất, cháy, hỏng hoá đơn liên 2 đã sử dụng có liên quan đến bên thứ ba (ví dụ: bên thứ ba là bên vận chuyển hàng hoặc bên chuyển hoá đơn) thì căn cứ vào việc bên thứ ba do người bán hoặc người mua thuê để xác định trách nhiệm và xử phạt người bán hoặc người mua theo quy định.
= >Hai bên đã có quan hệ mua và bán trao đổi hàng hóa với nhau=> tức là đã phát sinh giao dịch mua bán giữa các bên, hóa đơn đã xé khỏi cuống đưa cho nhân viên công ty đi giao , hoặc đã giao cho người công ty mua hàng => làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập => quyển hóa đơn vẫn còn ở bên bán nên bên mua hoặc người làm mất đến làm biên bản mất, cháy, hỏng hóa đơn=> bên bán phô tô liên gốc ký xác nhận của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu trên bản sao hóa đơn để giao cho người mua. Người mua được sử dụng hóa đơn bản sao kèm theo biên bản về việc mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn để làm chứng từ kế toán và kê khai thuế. Người bán và người mua phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc mất, cháy, hỏng hoá đơn.

Phương án 1: thật thà khai báo
Mức phạt tối đa cho việc mất này là:

Bạn tham khảo tại điều 34 nghị định 51/2010/NĐ-CP
Điều 34. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn của người mua
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm mất hóa đơn đã lập (liên giao cho người mua) để hạch toán kế toán, kê khai thuế và thanh toán vốn ngân sách.
- Tổ chức, cá nhân mua hàng làm mất hoá đơn mua hàng bản gốc (liên 2) do hoàn cảnh khách quan như: Thiên tai, hoả hoạn, bị mất cắp; khi xảy ra mất hoá đơn trong các trường hợp nêu trên, tổ chức, cá nhân phải khai báo, lập biên bản về số hoá đơn bị mất, lý do mất có xác nhận của cơ quan thuế đối với trường hợp thiên tai, hoả hoạn, xác nhận của cơ quan công an địa phương đối với trường hợp bị mất cắp. Hồ sơ liên quan đến hành vi làm mất hoá đơn gồm:
+ Công văn, đơn của tổ chức, cá nhân về việc làm mất hoá đơn.
+ Biên bản mất hoá đơn mua hàng.
+ Bản sao hoá đơn mua hàng (liên 1) có xác nhận ký tên, đóng dấu (nếu có) của bên bán hàng.
Khi tiếp nhận hồ sơ mất hoá đơn mua hàng, cơ quan thuế phải thực hiện thông báo số hoá đơn mua hàng không còn giá trị sử dụng và tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân có hành vi làm mất hoá đơn.”
Phương án 2: trời biết đất biết ta biết ngoài ra không ai biết => bỏ qua chẳng làm gì cả , coi như chưa nhận được, cũng chưa thấy tờ hóa đơn đó vì mình chưa khai báo thuế nên mình không có gì để sợ, chỉ khi nào khai báo thuế rùi mà làm mất mới sợ sau này thuế kiểm tra tờ khai thuế và hóa đơn đi kèm của tháng mới sợ => chẳng phải vẫn có nhiều câu hỏi trên diễn đàn về hóa đơn không hợp lý do không dùng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh như sếp mua đồ da dụng gia đinh vẫn lấy hóa đơn siêu thị như Metro vì nó không phải là chì phí hợp lý nên người ta không kê khai thuế cũng ko đưa lên sổ sách => bỏ vào sọt rác hoặc lưu trữ nội bộ => trường hợp của bạn cũng vậy thôi coi như bị mất một khoản chi phí và phần thuế GTGT được khấu trừ tương ứng
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top