Ðề: làm hợp đồng lao động cho nhân viên
Các trường hợp không áp dụng hợp đồng lao động quy định tại Điều 4 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
a) Những người thuộc đối tượng điều chỉnh của Pháp lệnh Cán bộ, công chức;
b) Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp chuyên trách, người giữ các chức vụ trong cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp, Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân được Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân các cấp bầu hoặc cử ra theo nhiệm kỳ;
c) Người được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng trong doanh nghiệp nhà nước;
khoản 2, các trường hợp không áp dụng hợp đồng lao động quy định tại điều 4 của Bộ luật lao động thì không có đề cập đến trường hợp người đại diện pháp luật (Tổng giám đốc, giám đốc) của loại hình DN khác ngoài DN nhà nước, mà chỉ đề cập đến thành viên HĐQT doanh nghiệp (DN khác ngoài DN nhà nước) là không phải ký HĐLĐ. Như vậy, Tổng giám đốc, Giám đốc DN khác ngoài DN nhà nước phải ký hợp đồng lao động.
Về người ký hợp đồng lao động với các đối tượng này, thì tùy theo quy định tại điều lệ công ty mà người có thẩm quyền giao kết HĐLĐ với giám đốc (hoặc tổng giám đốc) là hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty hợp danh, hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty đối với công ty TNHH một thành viên, hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, hoặc chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân.
theo mình nghĩ nếu giám đốc là người đại diện cho pháp luật cao nhất thì ko cần phải làm HDLĐ, vì nếu làm HĐ thì tự mình ký kết với mình thì ko có ý nghĩa gì cả