KTTC1 - Trắc nghiệm tổng hợp 93

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
921. Mức khấu hao trung bình TSCĐ hiện có vào đầu tháng 6 của phân xưởng SX là 7.000.000đ. Ngày 11/06 đưa vào sử dụng ở phân
xưởng 1 TSCĐ nguyên giá 30.000.000, thời gian sử dụng ước tính 4 năm.
Mức trích khấu hao tháng 6 của bộ phận sản xuất là:
A. 7.625.000
B. 7.416.667
C. 7.000.000
D. 7.395.833

922. Công ty tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ khi Công ty
A. Thiếu tiền mặt
B. Thừa tiền mặt
C. Có quá nhiều TSCĐ cần sửa chữa lớn
D. Tất cả đều sai
(đối với sửa chữa lớn TSCĐ có tính chu kỳ thì những chi phí này của doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí hàng
năm)

923. Để chi phí sửa chữa liên quan đến TSCĐ được vốn hóa thì:
A. Thời gian sử dụng của tài sản phải được kéo dài thêm so với thiết kế ban đầu
B. Số lượng tài sản sản xuất ra phải được tăng lên
C. Chất lượng của tài sản phải được tăng lên so với thiết kế ban đầu
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
(Bình thường TSCĐ luôn có khoản trích trước để sửa chữa TSCĐ khoản chi này sẽ không được vốn hoá vì nó không làm tăng năng lực TSCĐ hoặc thay đổi kết cấu TSCĐ nói cách khác nó chỉ phục hồi nguyên dạng TSCĐ sau một thời gian sử dụng do vậy nó thường được trích trước. Còn nếu chi phí sửa chữa hay nâng cấp TSCĐ làm thay đổi kết cấu hay tăng năng lực TSCĐ so với nguyên bản thì chi phí này sẽ được vốn hoá hay làm tăng nguyên giá TSCĐ)

924. Đối với TSCĐ, chi phí ghi nhận sau ban đầu nào sau đây không được vốn hóa trong kỳ:
A. Chi phí bảo trì tài sản để tài sản có thể sử dụng theo thiết kế ban đầu
B. Chi phí làm tăng thêm hiệu quả sử dụng của tài sản
C. Chi phí kéo dài thêm thời gian sử dụng so với thiết kế ban đầu
D. Chi phí làm tăng thêm tính năng sử dụng của tài sản

925. Trong kế toán, khấu hao TSCĐ phản ánh
A. Hao mòn vật chất của một tài sản
B. Sự phân bổ giá trị của một tài sản
C. Sự lỗi thời của một tài sản
D. Giảm giá trị của một tài sản

926. Tại Công ty X vào ngày 06/11/N tăng một TSCĐ hữu hình có nguyên giá 72.000.000đ. Doanh nghiệp khấu hao theo phương pháp
đường thẳng. Thời gian sử dụng ước tính ban đầu là 5 năm. Ngày 01/01/N+2 hoàn thành việc nâng cấp TSCĐ này, chi phí nâng cấp được
tính vào nguyên giá là 12.400.000đ. Việc nâng cấp này sẽ kéo dài thời gian sử dụng TSCĐ ước tính đến 31/12/N+6. Giả sử giá trị thanh lý ước
tính của tài sản này trước và sau khi nâng cấp là 0đ. Khấu hao TSCĐ này tính trong tháng 11/N+1 là:
A. 1.200.000 ( thời điểm chưa diễn ra nâng cấp KH tháng 11/N+1 = 72tr/(5*12))
B. 1.000.000
C. 200.000
D. a, b, c đều sai

927. Nguyên giá nhà xưởng bao gồm tất cả các khoản sau ngoại trừ
A. CP về giấy phép xây dựng
B. Chi phí thiết kế
C. Chi phí chuẩn bị mặt bằng
D. Chi phí làm đường vỉa hè công cộng

928. Công ty B nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế suất thuế GTGT là 10% bán một thiết bị có nguyên giá 120.000.000 và giá trị hao mòn lũy kế là 100.000.000, với giá bán chưa thuế GTGT là 120.000.000 (đã thu tiền mặt theo giá có thuế GTGT). Bút toán ghi nhận thu nhập như sau:
A. Nợ TK 111:120.000.000/ Có TK 211: 120.000.000
B. Nợ TK 111: 132.000.000/Có TK 711: 120.000.000, Có TK 3331: 12.000.000
C. Nợ TK 111:120.000.000/ Có TK 711: 120.000.000
D. Nợ TK 111:132.000.000/ Có TK 711: 120.000.000, Có TK 211: 12.000.000

929. Công ty A chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu hao thuế, Thuế suất thuế GTGT 10%, bán một thiết bị có nguyên giá 150,000,000 đ, giá trị
hai mòn lũy kế 60,000,000. Với giá bán chưa thuế GTGT là 100,000,000 sẽ có kết quả là :
A. Lỗ 10.000.000
B. Lỗ 30.000.000
C. Lãi 10.000.000
D. Lãi 30.000.000
(Giá trị còn lại của Thiết bị = 90,000,000 ( Chi phí khác)
Thu nhập khác từ việc bán thiết bị = 100,000,000 Lãi = thu nhập khác – Chi phí khác )


930. Trên Báo cáo tình hình tài chính, tài sản cố định được trình bày theo
A. Số khấu hao lũy kế
B. Nguyên giá
C. Giá trị còn lại
D. Cả 3 câu đều đúng
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top