KTTC1 - Trắc nghiệm tổng hợp 91

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
901. Nếu TSCĐ được đầu tư từ quỹ phúc lợi, nhưng lại sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh, thì bút toán chuyển nguồn:
A. Nợ 3533/ Có TK 411
B. Nợ 3532/ Có 3533
C. Nợ 3532/ Có TK 411
D. Không cần ghi
(trong trường hợp có thuế GTGT mặc dù được đầu tư từ Quỹ phúc lợi nhưng đc phục vụ cho
HĐSX nên được sẽ được khấu trừ thuế. Bút toán mua TSCĐ bằng quỹ phúc lợi là cho “ Qũy phúc lợi” giảm, và “ Vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng”)

902. Tài khoản 2412, số dư cuối kỳ phản ánh nội dung:
A. Chi phí XDCB phát sinh cho công trình xây dựng và đã hoàn thành
B. Chi chi XDCB dở dang cuối kỳ hoặc Chi phí công trình XDCB đã hoàn thành chưa được nghiệm thu
C. Chi phí XDCB còn dở dang cuối kỳ
D. Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
(TK- 2412: Xây dựng cơ bản – theo dõi tập hợp các chi phí trong quá trình đầu tư XDCB. Số
dư cuối năm: Thể hiện giá trị công trình xây dựng và sửa chữa TSCĐ, BĐSĐT đã hoàn thành
nhưng chưa bàn giao đưa vào sử dụng or quyết toán chưa được duyệt)

903. Thời điểm ghi nhận tài sản cố định ban đầu theo nguyên giá là:
A. Khi bắt đầu sử dụng tài sản
B. Khi tài sản về đến doanh nghiệp
C. Khi đã ghi nhận nguồn vốn tài trợ
D. Tất cả đều sai

904. Công ty thanh lý 1 tài sản cố định (dùng ở cửa hàng) có giá trị hao mòn lũy kế đến lúc thanh lý bằng 90% nguyên giá, biết giá trị thanh lý ước tính bằng 0. Kế toán ghi nhận phần thiệt hại 10% nguyên giá vào:
A. Chi phí bán hàng
B. Chi phí khác
C. Nguồn tài trợ tài sản
D. Tất cả đều sai
(Trường hợp TSCĐ thanh lý là TSCĐ khấu hao bằng nguyên giá, Giá trị còn lại = 0, Nên trong bút toán sẽ không ghi nhận giá trị còn lại của TSCĐ
thanh lý vào chi phí hoạt động khác)

905. Mua một căn nhà nằm trên khu đất 2 mẫu trị giá 18 tỉ đồng. Căn nhà được đánh giá là 10 tỷ đồng và đất được đánh giá 5 tỉ đồng/mẫu. Hỏi
giá mua được phân bổ cho căn nhà theo tỷ lệ đánh giá giữa nhà và đất nói trên là bao nhiêu?
A. 10 tỷ đồng
B. 12 tỷ đồng
C. 13 tỷ đồng
D. 9 tỷ đồng
(Tỷ lệ đánh giá = 18/20 = 0.9 Giá mua nhà được phân bổ = 0.9 x 10 = 9 tỷ)

906. Nếu tài sản cố định được mua sắm bằng vốn đi vay, sau khi ghi nhận bút toán tăng tài sản, kế toán sẽ:
A. Không ghi nhận thuế GTGT đầu vào
B. Không ghi bút toán chuyển nguồn
C. Ghi nhận bút toán chuyển nguồn
D. Không ghi bút toán chuyển nguồn và không ghi nhận thuế GTGT đầu vào

907. Doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong kỳ mua 1 tài sản cố định theo phương thức trả góp dùng
cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giá mua chưa thuế trả ngay 500.000.000, giá mua trả góp chưa thuế 520.000.000, thuế suất thuế GTGT 10%, chi phí vận chuyển, lắp đặt phải trả 2.000.000, tài sản đã sẵn sàng sử dụng. Nguyên giá của tài sản cố định được xác định là:
A. 500.000.000
B. 502.000,000
C. 522.000.000
D. 572.000.000
(Nguyên giá TSCĐ = Giá mua trả ngay chưa thuế + Chi phí trước khi sử dụng chưa thuế = 500.000.0000 + 2.000.000 = 502.000.000
Chi phí lãi trả góp không đ tính vào nguyên giá mà được tính vào chi phí tài chính)

908. Chi phí nâng cấp TSCĐ đang sử dụng vào Hoạt động SX kinh doanh được ghi nhận vào:
A. Chi phí HĐKD ( loại 6*)
B. Chi phí khác ( TK 811)
C. Nguyên gái TSCĐ
D. Tất cả đều đúng
(Chi phí được ghi vào nguyên giá nếu chúng cải thiện trạng thái hiện tại so với trạng thái ban đầu: Thay đổi bộ phận làm tăng time sd, Cải tiến làm
tăng chất lượng, Áp dụng CN mới làm giảm chi phí hoạt động)

909. Một DN áp dụng thuế GTGT khấu trừ, mua 1 TSCDHH có giá mua chưa thuế là 200 triệu. thuế GTGT 10% chi phí lắp đặt 12 triệu, giá trị thanh lý ước tính 20 tr. Giá trị khấu hao TSCĐ là:
A. 200 TR
B. 212 TR
C. 192 TR
D. Tất cả đều sai
(Giá trị khấu hao = Nguyên giá – Giá trị thanh lý ước tính)

910. Tại Công ty X vào ngày 06/11/N tăng một TSCĐ hữu hình có nguyên giá 72.000.000đ. Doanh nghiệp khấu hao theo phương pháp
đường thẳng. Thời gian sử dụng ước tính ban đầu là 5 năm. Ngày 01/01/N+2 hoàn thành việc nâng cấp TSCĐ này, chi phí nâng cấp được
tính vào nguyên giá là 12.400.000đ. Việc nâng cấp này sẽ kéo dài thời gian sử dụng TSCĐ ước tính đến 31/12/N+6. Giả sử giá trị thanh lý ước
tính của tài sản này trước và sau khi nâng cấp là 0đ. Khấu hao TSCĐ này tính trong tháng 01/N+7 là:
A. 920.000
B. 1.110.000
C. 1.200.000
D. a, b, c đều sai
(Vì chỉ ước tính thời gian sử dụng TSCĐ đến 31/12/N+6 nên tại 1/N+7 mức khấu hao = 0)
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top