Kế toán giá thành nhà hàng , khách sạn

  • Thread starter MINH THƯ
  • Ngày gửi
M

MINH THƯ

Guest
Công ty em đang mở rộng ngành nghề kinh doanh sang lĩnh vực nhà hàng, khách sạn. Mời các bạn cho ý kiến về các cách tính giá thành trong ngành nghề này nhé!
 
Ðề: Kế toán giá thành nhà hàng , khách sạn

cho em hoi em muon hoi tinh gia thanh cho do an trong nha hang thuong tinh tong hop tuc la : xem doanh thu xuat bao nhieu tu do tinh gia thanh bang cach xuat nvl, ncong, chi phi khac vao 154 sao cho tuong ung voi so doanh thu minh da xuat co dc ko? Lieu co phai tinh gia thanh tung mon ko?ma cho em lay hoa don dau vao ko dc lien tuc? You co cach nao hay ko? Chi gium minh nha.
Tính giá thành chi tiết cho từng món ăn thì phức tạp đó bạn. Bạn cần phải xác định NVL định mức, nhân công, các chi phí chung (điện, nước, ga,..) sau đó tập hợp vào 154.

Còn doanh thu cùng với giá vốn chỉ dùng để xác định lỗ lãi thôi bạn.
 
Ðề: Kế toán giá thành nhà hàng , khách sạn

Tớ cũng mới chuyển qua làm bên mảng nhà hàng. Chưa nhiều kinh nghiệm lắm. Nhưng tớ thấy việc tính giá thành cho các món ăn thì khá là phức tạp. Trước hết bạn phải nắm được định mức của từng món ăn_ điều này khá là khó khăn bởi vì số lượng món ăn trong nhà hàng rất là nhìu. Thứ nữa bạn sẽ phải phân bổ chi phí nhân công, chi phí sxc....theo định mức món ăn.

Chỗ tớ đang làm, đối với mảng thuế, tớ không tính giá thành cho từng món ăn, đối với NVL tươi sống thì chuyển trực tiếp vào 621, cuối kỳ sẽ căn trên doanh thu và để lại một vài hđ cuối tháng cho tồn, còn chi phí sxc thì sẽ phân bổ theo mức nhất định.

Còn mảng nội bộ thì đang khá là đau đầu khi đang xây dựng định mức món ăn để có thể tính giá thành món ăn và kiểm soát khâu thực phẩm nhập vào. Hic tớ cũng đang tìm kiếm giải pháp cho vấn đề này, ai có kinh nghiệm gì thì chia sẻ nhỉ ???
 
Ðề: Kế toán giá thành nhà hàng , khách sạn

Công ty em đang mở rộng ngành nghề kinh doanh sang lĩnh vực nhà hàng, khách sạn. Mời các bạn cho ý kiến về các cách tính giá thành trong ngành nghề này nhé!

Rất khó để em tính giá thành thực tế cho từng món ăn. ( Gần như không thể). Tuy nhiên em có thể tính giá thành kế hoạch trên cơ sở định mức nguyên vật liệu. Thông thường các nhà hàng sử dụng phương pháp kiễm kê định kỳ để tính giá thành thực tế. CỤ thể : Giá trị nguyên vật liệu xuất bán trong kỳ ( Có thể bao gồm xuất hao hụt, hàng hỏng nếu ít và không quản lý được) = Tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ - Tồn cuối kỳ.. Các chi phí khác như khấu hao, lương, chi phí quản lý... thì tính bình thường tương tự các phương pháp tính giá thành khác.
 
Ðề: Kế toán giá thành nhà hàng , khách sạn

Mình là kế toán xd, nhưng bi giờ chuyển sang làm kế toán nhà hàng mà chưa biết phải hạch toán ra sao, bạn nao biết xin chỉ giúp mình nhé, Cảm ơn nhìu lắm :
- Thưc phẩm,... mua từ chợ, không có hóa đơn thì phải làm bảng kê..?
- Nếu không đinh mức đươc cho từng món - dùng kiểm kê đinh kỳ thì trong bao lâu: 1 tuần hay 1 tháng ?
- Dùng các tài khoản 621, 622,627 chuyển vao 154 ? có dùng 641, 642?
Cảm ơn nhìu lắm lắm.
 
Ðề: Kế toán giá thành nhà hàng , khách sạn

Mình là kế toán xd, nhưng bi giờ chuyển sang làm kế toán nhà hàng mà chưa biết phải hạch toán ra sao, bạn nao biết xin chỉ giúp mình nhé, Cảm ơn nhìu lắm :
- Thưc phẩm,... mua từ chợ, không có hóa đơn thì phải làm bảng kê..?
- Nếu không đinh mức đươc cho từng món - dùng kiểm kê đinh kỳ thì trong bao lâu: 1 tuần hay 1 tháng ?
- Dùng các tài khoản 621, 622,627 chuyển vao 154 ? có dùng 641, 642?
Cảm ơn nhìu lắm lắm.


- Căn cứ Nghị định 24/2007/NĐ-CP:

Điều 5. Các khoản chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế bao gồm:"...Cơ sở kinh doanh mua sản phẩm làm bằng mây, tre, cói, dừa, cọ của người nông dân trực tiếp làm ra, hàng thủ công mỹ nghệ của các nghệ nhân không kinh doanh; đất, đá, cát, sỏi của người dân tự khai thác; phế liệu của người trực tiếp thu nhặt và một số dịch vụ của cá nhân không kinh doanh, không có hoá đơn, chứng từ được lập bảng kê theo quy định của Bộ Tài chính trên cơ sở chứng từ đề nghị thanh toán của người bán hàng, cung ứng dịch vụ. Giám đốc cơ sở kinh doanh duyệt chi theo bảng kê phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của bảng kê..."

Điều 6. Không tính vào chi phí hợp lý các khoản sau:"...Các khoản chi không có hoá đơn, chứng từ hoặc hoá đơn, chứng từ không hợp pháp..."

Nếu khoản chi của bạn nằm trong đó thì tất yếu bạn sẽ được tính, còn nếu không thì cứ căn cứ Điều 6, cơ quan thuế sẽ xuất toán toàn bộ ra khi quyết toán hay kiểm tra.

- Thường như tớ hạch toán kiểm kê định ỳ sẽ là 1tháng /1lần

- Nếu bạn hạch toán ổ sách theo QĐ15 thì chi 621, 622, 627 sẽ chuyển qua 154.

- 641, 642 vẫn sử dụng bình thường nhé. 641 Sẽ đưa các chi phí như : lương phục vụ, thu ngân, phí in ấn các loại bill, mẫu phiếu gọi món, trả hàng..... Còn 642 sẽ là lương NVVP, quản lý, chi phí vp, điện nước....
 
Ðề: Kế toán giá thành nhà hàng , khách sạn

em đánh dấu cái để sau này còn biết mà tìm :D
 
Ðề: Kế toán giá thành nhà hàng , khách sạn

thanks mọi người nhiều nha.
 
Ðề: Kế toán giá thành nhà hàng , khách sạn

like bạn avinsoft
 
Ðề: Re: Kế toán giá thành nhà hàng , khách sạn

Có nhiều ý kiến khác nhau trong mục này, mình đã từng triển khai phần mềm cho đơn vị kinh doanh nhà hàng (tương tự cafe, giải khát) mình xin đưa ra một vài ý kiến về việc tính giá thành cho loại hình này như sau (mình chỉ ví dụ theo QĐ 15 nhé):
1. Phân loại hàng tốn kho và hạch toán
- Nguyên vật liệu (Cả chính và phụ): Theo dõi trên các tài khoản 152, bao gồm các loại nguyên vật liệu cấu thành nên sản phẩm ví dụ như để làm nên cốc cafe thì cà phê bột, sữa, đường là nguyên vật liệu, làm nên món ba chỉ rang cháy cạnh thì thịt lợn, ga, gia vị là nguyên vật liệu. Như vậy những hàng tồn kho nào cấu thành nên thành phẩm thì hạch toán vào các tài khoản 152.
Mua về hạch toán
Nợ 152... có 111,331,...
Xuất dùng
Nợ 621, 627,... có 152...
- Hàng hóa: Theo dõi trên tài khoản 156, bao gồm những loại hàng hóa mua về không chế biến lại mà bán luôn như nước đóng trai, nước ngọt, bia,...
Mua về hạch toán
Nợ 156... có 111,331,...
Xuất bán
nv1: Nợ 111, 131,... có 511, 3331,..
nv2: Nợ 632 có 156
- Thành phẩm: Theo dõi trên tài khoản 155, bao gồm các loại đồ uống, món ăn mà phải thông qua chế biến và cấu thành từ nhiều loại nguyên vật liệu như ly cafe, ly sinh tố hoa quả, món ăn bê nướng món ăn lẩu,...
Chế biến ra nhập kho (thực ra là bán luôn)
Nợ 155 có 154
Xuất bán
nv1: Nợ 111, 131,... có 511, 3331,..
nv2: Nợ 632 có 155
2. Tính giá thành
- Qua những nghiệp vụ phần trên chúng ta thấy:
+ nv: Nợ 632 có 156 (xác đinh giá vốn hàng hóa bán ra) khá dễ dàng, chúng ta chỉ cần tính giá vốn cho hàng hóa là tính được 632 của nghiệp vụ này
+ nv: Nợ 155 có 154 khó hơn chúng ta cần phải tính giá thành các món ăn mới tính được giá trị của nghiệp vụ này.
+ nv: Nợ 632 có 155: Nghiệp vụ này chỉ tính được sau khi tính giá thành rồi tính lại giá vốn cho các thành phẩm.
- Cuối cùng bài toán khó nhất nằm ở việc tính giá thành các món ăn đồ uống. Thông thường mình làm để tính giá thành cho các món ăn, đồ uống chúng ta phân bổ chi phí:
+ Nguyên vật liệu chính (621) theo định mức hay ngôn ngữ nhà hàng là căn cứ Code của món ăn, đồ uống. Việc xây dựng code được bếp trưởng (người pha chế) đảm nhận, bếp trưởng (người pha chế) càng có kinh nghiệm thì đưa ra code càng chính xác.
+ Chí nhân công (622), chi phí chung (627) phân bổ theo tỷ lệ nguyên vật liệu chính.
Kết luận:
- Từ quy trình trên chúng ta thấy tính giá thành (bằng tay) cho loại hình này vô cùng phức tạp, không phải vì khó mà vì trong quy trình này từ các yếu tố đầu vào đến đầu ra rất nhiều và 'lắt nhắt' khó kiểm soát.
- Thông qua bài viết này mình cũng xin được giới thiệu một phần mềm quản lý mảng kinh doanh này, với các chức năng như quản lý bàn (bán hàng), quản lý nhân viên, công cụ dụng cụ, quản lý tài chính và đặc biệt là tính giá thành chi tiết đến từng món ăn loại đồ uống. Các bạn có thể tham khảo thêm các chức năng và tải bản demo tại đường link: Phần mềm Avin



mình thì chưa tính cái này bao giờ. co gì cho mình hỏi bạn tý.
1/ 152 la gì?
2/ tính vd giúp 1 món ăn.
3/ tính giúp tìm giá bán. cost. lãi.( ở đây mình đc biết lãi nhà hàng mình là 60%)
4/ tính giúp mình. làm sao tính đc giá bán. tim dc cost va lai( lai 60%)

TÌm giá bán: 1kg ốc hương(1kg/300vnd)
va trong 1kg ốc hương này mình sẽ lời bao nhiêu,
Tk bạn trước..
 
Chào bạn anvinsoft. Bạn cho mình hỏi chút nhé?
Trong bút toán khi làm món ăn xong thì hạch toán Nợ TK 155/Có TK 154, ở bút toán này tức là nhập kho thành phẩm, vậy tính giá thành là bạn tính cuối tháng hay tính vào thời điểm nào? Vì hàng ngày vẫn bán hàng theo thực đơn khách gọi thì phải tính giá thành cuối ngày luôn chứ? nhưng lương của nhân viên, khấu hao, phân bổ công cụ, dụng cụ... thì cuối tháng mới tính (mới có số liệu chính xác), như vậy nếu tính cuối ngày tính giá thành thì phân bổ các chi phí trên như thế nào?
Cảm ơn bạn.
 
Chào bạn anvinsoft. Bạn cho mình hỏi chút nhé?
Trong bút toán khi làm món ăn xong thì hạch toán Nợ TK 155/Có TK 154, ở bút toán này tức là nhập kho thành phẩm, vậy tính giá thành là bạn tính cuối tháng hay tính vào thời điểm nào? Vì hàng ngày vẫn bán hàng theo thực đơn khách gọi thì phải tính giá thành cuối ngày luôn chứ? nhưng lương của nhân viên, khấu hao, phân bổ công cụ, dụng cụ... thì cuối tháng mới tính (mới có số liệu chính xác), như vậy nếu tính cuối ngày tính giá thành thì phân bổ các chi phí trên như thế nào?
Cảm ơn bạn.
cứ treo ở 154 cuối tháng tính 1 lần
 
Chào bạn olay19812002, mình giả sử ngày 10/10/2014 có 3 khách ăn và họ yêu cầu xuất hóa đơn tiếp khách. Trong ngày đó mình ko hạch toán nhập kho ah? (mặc dù nhập kho xong là bán ngay), nếu nhập kho thì phải tính nhân công, khấu hao... vào ngày đó rồi, Hay mình chỉ cần trong 1 tháng tổng chi phí phát sinh phù hợp với tổng doanh thu (theo số hóa đơn xuất bán) là đc?
cảm ơn bạn.
 
cac anh chi oi giup em voi , cong ty em se mo nha hang nhung ko biet len k .h dinh muc mon an ra sao và tính giá thành sản phẩm cho tung mon ăn sẽ ntn , và phan nhan cong se phan bo ntn cho ra sp mon an do
 
Về đinh mức NVL chính cho món ăn thì bạn phải đi khảo sát với nhà bếp để đưa ra định mức
Khi đã xây dựng được định mức rồi thì chi phí NVL chính của bạn sẽ đươc phân bổ theo định mức đó. Đối với nhân công và chi phí chung thì cũng theo tỷ lệ giá trị của nvl để phân bổ cho hợp lý
 
nhung khi vo lam thuc te thi rac roi va lac nha qua di thui , ko biet tinh nhu vay co chuan gia ban ko nua
 
Đã gọi là giá thành thì không bao giờ có chuẩn. Giá thành chỉ mang tính chất tương đối. Cái quan trong là các chi phí đầu vào bạn theo dõi chặt chẽ thì tính chính xác của nó càng cao
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top