Vậy là cũng sắp kết thúc giai đoạn khó khăn nhất, bận rộn nhất, vất vả nhất, đau đầu nhất của ACE nhà kế toán. Chỉ còn hơn 1 tháng nữa để kết thúc công việc báo cáo cho 1 năm tài chính.
Để vực lại tinh thần cho ACE Hội ACC sẽ tổ chức 1 buổi dã ngoại vui chơi xả Stress
* Thời gian dự kiến : Thứ 7 ngày 31/03/2012 hoặc Chủ nhật ngày 01/04/2012
* Địa điểm dự kiến : Chùa Bái Đính - Khu du lịch Tràng An - Thành Cổ Hoa Lư.
* Lịch trình: ( Dự kiến )
- 5h sáng xuất phát từ Khu đô thị Trung Hòa - Cầu Giấy - HN
- 7h đến Chùa Bái Đính: Nghỉ ngơi, ăn uống.
- 8h - 12h Tham quan vòng quanh chùa, lễ bái, nghỉ ngơi, vui chơi
- 1h ăn trưa
- 2h Đến khu Du lịch Tràng An thắng cảnh (2h30')
- 4h30-5h Đến thăm thành cổ
- 6h-7h: xuất phát về Hà nội
- 8h-9h: Về đến khu Đô thị Trung Hòa
* Đối tượng tham gia : Thành viên trong hội ACC, thành viên của diễn đàn danketoan, *********.
* Lệ phí : 400 - 500k/ người
Trong đó:
+ tiền thuê xe từ 2.000.000 ==> 4.000.000 đ ( Tùy vào lượng hội viên đăng ký )
+ Tiền đò 1 người : 100.000đ/người.
+ Tiền ăn trưa : 80.000 - 100.000 đ/người.
+ Vé thắng cảnh Cố đô Hoa lư: 10.000 đ/người
+ Tiền mua nước, đồ ăn, đồ uống khác tùy theo lượng người đi mua sắm.
- ưu tiên với những trường hợp sau: Đăng ký 1 đóng tiền 1 mà được đi 2.
1. Là vợ hoặc chồng của Hội viên đăng ký
2. Là con của Hội viên đăng ký
3. Là người chuẩn bị là Vợ hoặc là Chồng của Hội viên
4. Là người yêu của Hội viên ( Nhưng phải là người đã được công bố trên phương tiện thông tin đại
chúng và được nhiều người công nhận )
* Hạn đăng ký và đóng tiền : Đến hết ngày 25/03/2012
* Đóng tiền: Liên lạc với Vũ Thị Bích Thảo ( Thủ quỹ ) 0976016210 có thể bằng tiền mặt, chuyển khoản, bằng tài sản có giá trị....
1. Chùa Bái Đính
Khu chùa lớn nhất Việt Nam được đánh giá là ngôi chùa có quy mô hoành tráng nhất từ trước đến nay tại Việt Nam chính là chùa Bái Đính. Ngôi chùa này được xây dựng nhằm kỷ niệm 1000 năm Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra thành Thăng Long - khu chùa lớn nhất Việt Nam đang được xây dựng. Theo dự kiến, quần thể khu chùa này sẽ được hoàn thành vào năm 2010.
chùa Bái Đính - ngôi chùa đã sớm nổi tiếng với nhiều kỷ lục: Khuôn viên cả khu chùa Bái Đính có diện tích 107ha, trong đó, Điện thờ Tam Thế và Pháp Chủ rộng hàng ngàn mét vuông; tại ngôi chùa này có tượng Phật Tổ Như Lai bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á nặng 100 tấn và ba pho tượng Tam Thế, mỗi pho nặng 50 tấn...
Nhìn từ xa, chùa Bái Đính nổi bật trên nền trời xanh giữa những ngọn núi hùng vĩ. Ngay trên đường lên chùa, du khách đã gặp hai tháp chuông. Tháp lớn có 3 tầng, 24 mái, đặt quả chuông đồng nặng 36 tấn. Nét độc đáo là trên thân chuông có khắc bài kinh Đại Bi Bát Nhã bằng chữ Hán cùng nhiều hoa văn theo chủ đề Thiền học và Phật học. Đặc biệt, 500 tượng La Hán bằng đá trắng nguyên khối - mỗi vị một vẻ mặt khác nhau được những người thợ chạm khắc rất tinh xảo, sống động. Những khối gỗ quý, bức hoành phi, câu đối khổng lồ được sơn son thếp vàng cũng đang trong quá trình hoàn thiện, góp phần cho ngôi chùa càng thêm hoành tráng, rực rỡ.
Tham quan chùa Bái Đính, cũng là dịp khám phá núi Bái Đính. Núi này có ba hang, lưng chừng núi là hang Voi Phục đặt tượng Đức ông mặt đỏ, lên cao hơn nữa, bên phải hang Voi Phục là động Sáng thờ nhiều vị Phật và thần, bên trái là động Tối thờ bà chúa Thượng Ngàn. Các hang động ở đây cũng có nhiều nhũ đá đẹp không kém những hang động ở vịnh Hạ Long.
2. Khu Du lịch sinh thái Tràng An
Tràng An (Khu du lịch sinh thái hang động Tràng An) là một khu du lịch tổng hợp thuộc tỉnh Ninh Bình. Nơi đây gồm các thung nước được tạo bởi hệ thống dãy núi đá vôi có cảnh quan ngoạn mục. Các thung nước này được nối thông nhau bằng những hang động xuyên thủy và những khe suối nhỏ. Trong danh thắng này còn có nhiều rừng cây và các di tích lịch sử liên hệ mật thiết với kinh thành xưa của cố đô Hoa Lư. Khu sinh thái Tràng An cũng là danh thắng của Việt Nam ứng cử di sản thiên nhiên thế giới với giá trị nổi bật về cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh thái và kiến tạo địa chất, là địa danh được Việt Nam đầu tư để trở thành một khu du lịch tầm cỡ quốc tế.
Tràng An là một vùng non nước, mây trời hoà quyện. Đáy nước trong xanh soi bóng những vách núi đá trùng điệp. Nơi đây có tới 31 thung nước được nối thông bởi 48 hang động đã được phát hiện. Tràng An có thể tạo thành hành trình xuyên thủy khép kín mà không phải quay ngược lại. Quần thể hang động này được ví như một trận đồ bát quái. Các dãy núi, thung nước và hang động tạo thành một thế trận liên hoàn. Mỗi thung là một bức tranh thủy mặc khác nhau về thế núi, dáng núi và hồ nước. Mây trời, non xanh, nước biếc hòa quyện với nhau, thoắt ẩn, thoắt hiện. Ðiều diệu kỳ ở đây là các thung được nối liền với nhau bởi các gạch nối là các động xuyên thủy có độ dài, ngắn khác nhau. Những hang, động này chuyển tải nước đối lưu chảy thông từ khe núi này đến khe núi kia. Núi giăng thành luỹ bao bọc quanh hồ nước và ở giữa nổi lên khu đất với rừng cây mọc thành đảo. Xa xa trên triền núi, dưới tán cây rừng lúp xúp là những đàn dê núi leo trèo trên các tảng đá chênh vênh.
Hiện nay khách đến Tràng An đều tham gia Tour du lịch rất thú vị bằng thuyền nan kéo dài 3 giờ qua: Bến đò – Đền Trình – xuyên hang Địa Linh – xuyên hang Tối – xuyên hang Sáng – xuyên hang Đền Trần – Đền Trần – xuyên hang Đền Trần chiều ngược lại – xuyên hang Si – xuyên hang Sính – xuyên hang Tình – xuyên hang Ba Giọt – xuyên hang Nấu Rượu – Phủ Khống – xuyên hang Phủ Khống – xuyên hang Trần – xuyên hang Quy Hậu – Bến đò (qua 12 hang khác nhau và 3 đền).
3. Thành Cổ Hoa Lư
Những ngọn núi đá vôi nhấp nhô, dòng sông Hoàng Long uốn lượn bên những thửa ruộng chia ô như bàn cờ vàng ươm màu lúa chín. Bên sông Hoàng Long là ngọn Kiếp Lĩnh (núi cắm gươm). Này là núi Cột Cờ, nơi cắm cờ của nước Đại Cồ Việt. Kia là hang Muối, hang Tiền, nơi cất giữ lương thực, ngân khố. Nọ là động Thiên Tôn nhốt hổ báo xử kẻ có tội, là Ao Giải - nơi vua nuôi giải (một loài rùa lớn nước ngọt, sống ở vực sâu) để ném những kẻ có tội xuống ao cho giải ăn thịt.
Kinh thành xưa có ba khu vực: thành Ngoại, thành Nội và thành Nam. Khám phá thành Ngoại, du khách sẽ vào thôn Yên Thành xã Trường Yên.
Nơi đây còn hai di tích là đền vua Đinh và đền vua Lê được xây dựng vào thế kỷ 17 với nghệ thuật điêu khắc trên gỗ đá. Con đường vào đền vua Đinh dẫn du khách đi dưới tán những hàng cây phượng vĩ ven đường.
Người ta gọi Hoa Lư là kinh thành đá và đền vua Đinh, vua Lê cũng sử dụng nhiều chất liệu từ đá. Vào đền, du khách sẽ thấy cột đền đá ghi câu đối có nghĩa: "Nước Đại Cồ Việt ngang hàng với nhà Tống đời Khai Bảo; Hoa Lư là kinh đô Đại Cồ Việt cũng như Tràng An là kinh đô nhà Hán vậy".
Bước vào sân đền, du khách sẽ thấy long sàn bằng đá tảng và hai con nghê chầu cũng được tạc bằng đá xanh nguyên khối. Vào hậu cung, du khách sẽ thấy tượng thờ vua Đinh được đúc bằng đồng đặt trên tảng đá xanh nguyên khối.
Đền vua Lê cách đền vua Đinh 50 m cũng cùng chung cấu trúc như thế. Những ngôi đền ở đây ẩn hiện trong màu xanh của cây lá.
Cách đền vua Lê 200 m, là chùa Nhất Trụ, được xây từ đời vua Lê Đại Hành, trước cửa chùa có cột đá, cao 4,16 m hình tám cạnh, khắc bài kinh Lăng Nghiêm do nhà vua làm để dâng nhà Phật.
Cạnh đó là đền Phất Kim thờ công chúa thứ ba của vua Đinh Tiên Hoàng đã nhảy xuống giếng tự vẫn chứ không theo chồng phản tặc chống lại vua cha.
Để vực lại tinh thần cho ACE Hội ACC sẽ tổ chức 1 buổi dã ngoại vui chơi xả Stress
* Thời gian dự kiến : Thứ 7 ngày 31/03/2012 hoặc Chủ nhật ngày 01/04/2012
* Địa điểm dự kiến : Chùa Bái Đính - Khu du lịch Tràng An - Thành Cổ Hoa Lư.
* Lịch trình: ( Dự kiến )
- 5h sáng xuất phát từ Khu đô thị Trung Hòa - Cầu Giấy - HN
- 7h đến Chùa Bái Đính: Nghỉ ngơi, ăn uống.
- 8h - 12h Tham quan vòng quanh chùa, lễ bái, nghỉ ngơi, vui chơi
- 1h ăn trưa
- 2h Đến khu Du lịch Tràng An thắng cảnh (2h30')
- 4h30-5h Đến thăm thành cổ
- 6h-7h: xuất phát về Hà nội
- 8h-9h: Về đến khu Đô thị Trung Hòa
* Đối tượng tham gia : Thành viên trong hội ACC, thành viên của diễn đàn danketoan, *********.
* Lệ phí : 400 - 500k/ người
Trong đó:
+ tiền thuê xe từ 2.000.000 ==> 4.000.000 đ ( Tùy vào lượng hội viên đăng ký )
+ Tiền đò 1 người : 100.000đ/người.
+ Tiền ăn trưa : 80.000 - 100.000 đ/người.
+ Vé thắng cảnh Cố đô Hoa lư: 10.000 đ/người
+ Tiền mua nước, đồ ăn, đồ uống khác tùy theo lượng người đi mua sắm.
- ưu tiên với những trường hợp sau: Đăng ký 1 đóng tiền 1 mà được đi 2.
1. Là vợ hoặc chồng của Hội viên đăng ký
2. Là con của Hội viên đăng ký
3. Là người chuẩn bị là Vợ hoặc là Chồng của Hội viên
4. Là người yêu của Hội viên ( Nhưng phải là người đã được công bố trên phương tiện thông tin đại
chúng và được nhiều người công nhận )
* Hạn đăng ký và đóng tiền : Đến hết ngày 25/03/2012
* Đóng tiền: Liên lạc với Vũ Thị Bích Thảo ( Thủ quỹ ) 0976016210 có thể bằng tiền mặt, chuyển khoản, bằng tài sản có giá trị....
Các bạn đăng ký tham gia Dã ngoại vui lòng đăng ký tại Toppic này hoặc gửi vào mail Mail
Vì thời gian tới khi đi còn dài nên các bạn cho ý kiến để bổ xung nhé. Có thể thay đổi địa điểm và thời gian để phù hợp với tất cả mọi người
Sau đây là 1 số thông tin về địa điểm Dã ngoại
1. Chùa Bái Đính
Khu chùa lớn nhất Việt Nam được đánh giá là ngôi chùa có quy mô hoành tráng nhất từ trước đến nay tại Việt Nam chính là chùa Bái Đính. Ngôi chùa này được xây dựng nhằm kỷ niệm 1000 năm Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra thành Thăng Long - khu chùa lớn nhất Việt Nam đang được xây dựng. Theo dự kiến, quần thể khu chùa này sẽ được hoàn thành vào năm 2010.
chùa Bái Đính - ngôi chùa đã sớm nổi tiếng với nhiều kỷ lục: Khuôn viên cả khu chùa Bái Đính có diện tích 107ha, trong đó, Điện thờ Tam Thế và Pháp Chủ rộng hàng ngàn mét vuông; tại ngôi chùa này có tượng Phật Tổ Như Lai bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á nặng 100 tấn và ba pho tượng Tam Thế, mỗi pho nặng 50 tấn...
Nhìn từ xa, chùa Bái Đính nổi bật trên nền trời xanh giữa những ngọn núi hùng vĩ. Ngay trên đường lên chùa, du khách đã gặp hai tháp chuông. Tháp lớn có 3 tầng, 24 mái, đặt quả chuông đồng nặng 36 tấn. Nét độc đáo là trên thân chuông có khắc bài kinh Đại Bi Bát Nhã bằng chữ Hán cùng nhiều hoa văn theo chủ đề Thiền học và Phật học. Đặc biệt, 500 tượng La Hán bằng đá trắng nguyên khối - mỗi vị một vẻ mặt khác nhau được những người thợ chạm khắc rất tinh xảo, sống động. Những khối gỗ quý, bức hoành phi, câu đối khổng lồ được sơn son thếp vàng cũng đang trong quá trình hoàn thiện, góp phần cho ngôi chùa càng thêm hoành tráng, rực rỡ.
Tham quan chùa Bái Đính, cũng là dịp khám phá núi Bái Đính. Núi này có ba hang, lưng chừng núi là hang Voi Phục đặt tượng Đức ông mặt đỏ, lên cao hơn nữa, bên phải hang Voi Phục là động Sáng thờ nhiều vị Phật và thần, bên trái là động Tối thờ bà chúa Thượng Ngàn. Các hang động ở đây cũng có nhiều nhũ đá đẹp không kém những hang động ở vịnh Hạ Long.
2. Khu Du lịch sinh thái Tràng An
Tràng An (Khu du lịch sinh thái hang động Tràng An) là một khu du lịch tổng hợp thuộc tỉnh Ninh Bình. Nơi đây gồm các thung nước được tạo bởi hệ thống dãy núi đá vôi có cảnh quan ngoạn mục. Các thung nước này được nối thông nhau bằng những hang động xuyên thủy và những khe suối nhỏ. Trong danh thắng này còn có nhiều rừng cây và các di tích lịch sử liên hệ mật thiết với kinh thành xưa của cố đô Hoa Lư. Khu sinh thái Tràng An cũng là danh thắng của Việt Nam ứng cử di sản thiên nhiên thế giới với giá trị nổi bật về cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh thái và kiến tạo địa chất, là địa danh được Việt Nam đầu tư để trở thành một khu du lịch tầm cỡ quốc tế.
Tràng An là một vùng non nước, mây trời hoà quyện. Đáy nước trong xanh soi bóng những vách núi đá trùng điệp. Nơi đây có tới 31 thung nước được nối thông bởi 48 hang động đã được phát hiện. Tràng An có thể tạo thành hành trình xuyên thủy khép kín mà không phải quay ngược lại. Quần thể hang động này được ví như một trận đồ bát quái. Các dãy núi, thung nước và hang động tạo thành một thế trận liên hoàn. Mỗi thung là một bức tranh thủy mặc khác nhau về thế núi, dáng núi và hồ nước. Mây trời, non xanh, nước biếc hòa quyện với nhau, thoắt ẩn, thoắt hiện. Ðiều diệu kỳ ở đây là các thung được nối liền với nhau bởi các gạch nối là các động xuyên thủy có độ dài, ngắn khác nhau. Những hang, động này chuyển tải nước đối lưu chảy thông từ khe núi này đến khe núi kia. Núi giăng thành luỹ bao bọc quanh hồ nước và ở giữa nổi lên khu đất với rừng cây mọc thành đảo. Xa xa trên triền núi, dưới tán cây rừng lúp xúp là những đàn dê núi leo trèo trên các tảng đá chênh vênh.
Hiện nay khách đến Tràng An đều tham gia Tour du lịch rất thú vị bằng thuyền nan kéo dài 3 giờ qua: Bến đò – Đền Trình – xuyên hang Địa Linh – xuyên hang Tối – xuyên hang Sáng – xuyên hang Đền Trần – Đền Trần – xuyên hang Đền Trần chiều ngược lại – xuyên hang Si – xuyên hang Sính – xuyên hang Tình – xuyên hang Ba Giọt – xuyên hang Nấu Rượu – Phủ Khống – xuyên hang Phủ Khống – xuyên hang Trần – xuyên hang Quy Hậu – Bến đò (qua 12 hang khác nhau và 3 đền).
3. Thành Cổ Hoa Lư
Những ngọn núi đá vôi nhấp nhô, dòng sông Hoàng Long uốn lượn bên những thửa ruộng chia ô như bàn cờ vàng ươm màu lúa chín. Bên sông Hoàng Long là ngọn Kiếp Lĩnh (núi cắm gươm). Này là núi Cột Cờ, nơi cắm cờ của nước Đại Cồ Việt. Kia là hang Muối, hang Tiền, nơi cất giữ lương thực, ngân khố. Nọ là động Thiên Tôn nhốt hổ báo xử kẻ có tội, là Ao Giải - nơi vua nuôi giải (một loài rùa lớn nước ngọt, sống ở vực sâu) để ném những kẻ có tội xuống ao cho giải ăn thịt.
Kinh thành xưa có ba khu vực: thành Ngoại, thành Nội và thành Nam. Khám phá thành Ngoại, du khách sẽ vào thôn Yên Thành xã Trường Yên.
Nơi đây còn hai di tích là đền vua Đinh và đền vua Lê được xây dựng vào thế kỷ 17 với nghệ thuật điêu khắc trên gỗ đá. Con đường vào đền vua Đinh dẫn du khách đi dưới tán những hàng cây phượng vĩ ven đường.
Người ta gọi Hoa Lư là kinh thành đá và đền vua Đinh, vua Lê cũng sử dụng nhiều chất liệu từ đá. Vào đền, du khách sẽ thấy cột đền đá ghi câu đối có nghĩa: "Nước Đại Cồ Việt ngang hàng với nhà Tống đời Khai Bảo; Hoa Lư là kinh đô Đại Cồ Việt cũng như Tràng An là kinh đô nhà Hán vậy".
Bước vào sân đền, du khách sẽ thấy long sàn bằng đá tảng và hai con nghê chầu cũng được tạc bằng đá xanh nguyên khối. Vào hậu cung, du khách sẽ thấy tượng thờ vua Đinh được đúc bằng đồng đặt trên tảng đá xanh nguyên khối.
Đền vua Lê cách đền vua Đinh 50 m cũng cùng chung cấu trúc như thế. Những ngôi đền ở đây ẩn hiện trong màu xanh của cây lá.
Cách đền vua Lê 200 m, là chùa Nhất Trụ, được xây từ đời vua Lê Đại Hành, trước cửa chùa có cột đá, cao 4,16 m hình tám cạnh, khắc bài kinh Lăng Nghiêm do nhà vua làm để dâng nhà Phật.
Cạnh đó là đền Phất Kim thờ công chúa thứ ba của vua Đinh Tiên Hoàng đã nhảy xuống giếng tự vẫn chứ không theo chồng phản tặc chống lại vua cha.
Sửa lần cuối: