(TBTCO) - Công ty CP UIL Việt Nam (Bắc Ninh) nhập khẩu hàng hóa phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh (đã nộp đầy đủ thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng - GTGT) nhưng do hàng hóa không đủ chất lượng nên Công ty đã xuất trả lại chủ hàng nước ngoài.
Tuy nhiên khi hoàn thuế GTGT hàng tái xuất (hàng không đạt chất lượng), hiện đang có các cách hiểu chưa thống nhất giữa cơ quan thuế địa phương với cơ quan hải quan khi xử lý hoàn thuế GTGT với các tờ khai xuất khẩu đã đăng ký từ ngày 1/7/2016 đến trước ngày 1/2/2018.
Do vậy, công ty chưa nhận được trả lời rõ ràng về việc thực hiện hoàn thuế, khấu trừ thuế GTGT của hàng nhập khẩu sau đó trả lại chủ hàng tại cơ quan nào.
Công ty CP UIL Việt Nam đề nghị được hướng dẫn để giúp người nộp thuế, hoàn, khấu trừ thuế GTGT cho tờ khai xuất khẩu giai đoạn trên rõ ràng, chính xác, nhanh chóng, bảo đảm thực hiện đúng luật thuế hiện hành.
Về vấn đề này, Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính trả lời như sau:
Điểm a, Khoản 1, Điều 49 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa:
“1. Tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là nộp thừa trong các trường hợp:
a) Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp (bao gồm cả thuế GTGT đã nộp đối với hàng hóa đã nhập khẩu nhưng tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan; hàng hóa đã xuất khẩu nhưng nhập khẩu trở lại Việt Nam; hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu đã nộp thuế GTGT theo quy định, sau đó đã thực tế xuất khẩu sản phẩm) đối với từng loại thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước thì được bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ, kể cả việc bù trừ giữa các loại thuế với nhau; hoặc trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo; hoặc hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; trừ trường hợp không được miễn xử phạt do đã thực hiện quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 2, Điều 111 Luật Quản lý thuế”.
Căn cứ quy định trên, trường hợp người nộp thuế đã nộp tiền thuế GTGT đối với hàng hóa đã nhập khẩu nhưng tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài thì đề nghị liên hệ với cơ quan hải quan để được hướng dẫn thực hiện theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 49 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính nêu trên.
Tài liệu tham khảo :
- Bộ Tài chính;
- Tổng cục thuế;
- Báo Tài chính Việt Nam.
Do vậy, công ty chưa nhận được trả lời rõ ràng về việc thực hiện hoàn thuế, khấu trừ thuế GTGT của hàng nhập khẩu sau đó trả lại chủ hàng tại cơ quan nào.
Công ty CP UIL Việt Nam đề nghị được hướng dẫn để giúp người nộp thuế, hoàn, khấu trừ thuế GTGT cho tờ khai xuất khẩu giai đoạn trên rõ ràng, chính xác, nhanh chóng, bảo đảm thực hiện đúng luật thuế hiện hành.
Về vấn đề này, Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính trả lời như sau:
Điểm a, Khoản 1, Điều 49 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa:
“1. Tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là nộp thừa trong các trường hợp:
a) Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp (bao gồm cả thuế GTGT đã nộp đối với hàng hóa đã nhập khẩu nhưng tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan; hàng hóa đã xuất khẩu nhưng nhập khẩu trở lại Việt Nam; hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu đã nộp thuế GTGT theo quy định, sau đó đã thực tế xuất khẩu sản phẩm) đối với từng loại thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước thì được bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ, kể cả việc bù trừ giữa các loại thuế với nhau; hoặc trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo; hoặc hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; trừ trường hợp không được miễn xử phạt do đã thực hiện quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 2, Điều 111 Luật Quản lý thuế”.
Căn cứ quy định trên, trường hợp người nộp thuế đã nộp tiền thuế GTGT đối với hàng hóa đã nhập khẩu nhưng tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài thì đề nghị liên hệ với cơ quan hải quan để được hướng dẫn thực hiện theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 49 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính nêu trên.
Tài liệu tham khảo :
- Bộ Tài chính;
- Tổng cục thuế;
- Báo Tài chính Việt Nam.