Hóa đơn đầu vào lấy sau hóa đơn đầu ra
–Hóa đơn đầu vào sau ngày hóa đơn đầu ra hoặc sau ngày nghiệm thu công trình có được tính chi phí hợp lý, có được khấu trừ thuế GTGT hay không?
–Bên bán và bên mua có vi phạm và phạt hành vi vi phạm theo chế tài nào?
–Việc nhà thầu phụ không xuất hóa đơn đúng thời điểm nghiệm thu công trình làm ảnh hưởng như thế nào đối với nhà thầu chính?
***Căn cứ:
–Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014
–Điều 11 Thông tư Số 10/2014/TT-BTC ngày 17/1/2014
+++ Thủ tục chứng minh trước ngày xuất hóa đơn bán ra nếu thực sự có lấy hàng trước nhưng chưa có hóa đơn đầu vào
– Lập phiếu giao hàng hoặc phiếu xuất kho của bên bán nhờ bên họ ký tá cho
– Đối với xây dựng thuê khoán lại cho Nhà Thầu phụ thi công: Biên bản xác nhận khối lượng nghiệm thu hoàn thành và đưa vào sử dụng
– Phô tô tờ hóa đơn lấy sau kẹp vào
– Phiếu hoạch toán
– Phiếu nhập kho
– Hợp đồng , thanh lý nếu có
– Biên bản báo giá……
= > Bên mua nếu chứng minh được các hồ sơ chứng từ hợp lệ tương ứng và phù hợp thì được kê khai khấu trừ, hoàn thuế & bên Bán bị xử phạt về hành vi sử dụng hóa đơn xuất sai thời điểm theo quy định
+++ Căn cứ: Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 về Ngày tháng năm” lập hóa đơn
–Thương mại:Thời điểm lập hoá đơn GTGT (Ngày lập) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
–Dịch vụ:là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
–Xây lắp: là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, Kể cảgiao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hoá đơn cho khối lượng, giá trị hàng hoá, dịch vụ được giao tương ứng. Không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
***Lưu ý:Cách này thì bên bán sẽ bị xử phạt từ 4 – 8 triệu hành vi: Lập hoá đơn không đúng thời điểm (Theo khoản 3 điều 11 Thông tư Số 10/2014/TT-BTC)
Ví dụ: Công ty C giao hàng cho khách hàng vào ngày 01/3/2014 (căn cứ vào phiếu xuất kho của Công ty C), nhưng đến ngày 03/3/2014 Công ty C mới lập hóa đơn để giao cho khách hàng. Việc lập hóa đơn như trên là không đúng thời điểm nhưng Công ty C đã kê khai, nộp thuế trong kỳ tính thuế của tháng 3/2014 nên Công ty C bị xử phạt ở mức 4.000.000 đồng (do không có tình tiết giảm nhẹ)
+++ Về hạch toán
+ Đối với NVL hàng hóa:
– Lập thủ tục tạm nhập kho: Nợ TK 152,153,155,156,1388/ Có TK 111,331 => Đến kỳ kê khai thuế: Nợ TK 1331/ Có TK 1388
– Lập thủ tục tạm nhập kho: Nợ TK 152,153,155,156 / Có TK 111,331=> Đến kỳ kê khai thuế: Nợ TK 1331/ Có TK 111,331
– Xuất sử dụng như bình thường: Nợ TK 621,632,154/ Có TK 152,153,155,156
+ Đối với Xây lắp:
- Khi trích trước chi phí để tạm tính giá vốn trong kỳ, ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán/ Có TK 335 - Chi phí phải trả.
- Các chi phí thực tế phát sinh đã có đủ hồ sơ tài liệu và được nghiệm thu được tập hợp để tính chi phí ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có các tài khoản liên quan.
- Khi các khoản chi phí trích trước đã có đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh là đã thực tế phát sinh, kế toán ghi giảm khoản chi phí trích trước và ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang, ghi:
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả
Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
- Khi toàn bộ công trình hoàn thành, kế toán phải quyết toán và ghi giảm số dư khoản chi phí trích trước còn lại, ghi:
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả
Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán (phần chênh lệch giữa số chi phí trích trước còn lại cao hơn chi phí thực tế phát sinh).
*Tham khảo thêm tại: Công văn 4803/TCT-KK 2014 ngày 30 tháng 10 năm 2014 khấu trừ hoàn thuế giá trị gia tăng hóa đơn lập sau thời điểm.