Hóa đơn bên bán đã khai hủy, bên mua lại kê khai thuế không trả

sunflower28

New Member
Hội viên mới
Chào mn, Bên em có khai hủy và xuất lại hóa đơn đã sai, đồng thời cũng thông báo với khách hàng rùi nhưng h bên bán lại báo lại họ đã khai thuế hóa đơn sai đó và h không trả em hóa đơn sai. Thành ra h hóa đơn em khai xóa bỏ h chưa thu hồi về, mà hóa đơn xuất đúng khách hàng chưa có lấy.
Mong mn tư vấn em giải quyết trường hợp này với ạ. Tks
 
Em phải báo lại với bên mua, bên em đã khai hủy rồi thì hóa đơn đó không hợp lệ nếu bên chị cứ kê khai thì hóa đơn đó sau này thuế có loại ra thì bên em cũng ko chịu trách nhiệm.
 
Tình hình là chắc khách hàng chưa thanh toán tiền nên không nói được đúng hk, nếu khách hàng muốn giữ thì hay là bên bạn làm báo cáo THSDHD lại nộp cho cơ quan thuế không hủy hóa đơn đó nữa
 
Cách tốt nhất theo như bạn YenNamThien, thông báo với khách hàng là bên bạn đã hủy hóa đơn đó. Hóa đơn đó xem như hóa đơn bất hợp pháp. Sử dụng hóa đơn đó sẽ không được khấu trừ thếu GTGT và là chi phí được trừ TNDN.
 
- Thứ nhất hóa đơn đã hủy không có giá trị pháp lý để bên Mua kê khai và khấu trừ thuế GTGT và thuế TNDN nếu cán bộ thuế khi thanh kiểm tra phát hiện ra

- Thứ hai hóa đơn đã sai xóa bỏ thì bạn phải thu hồi kẹp lại tại cuống kèm theo biên bản để khi cán bộ thuế kiểm tra làm căn cứ giải trình kẻo không lại quy tội làm mất hóa đơn, nếu ko thể thu hồi lại thì bạn lấy giấy ghi chú lại để còn biết sau này giải trình lý do ko có liên 2

- Bạn xem lại hóa đơn sai đó có nghiêm trọng không ví dụ sai MST thì mới cần phải thu hồi xuất hóa đơn khác vì bên mua đã kê khai thuế đã lên sổ sách họ ngại phải hủy và làm thủ tục KHBS điều chỉnh, nêu sai sót thông thường thì chiếu theo thông tư 26 để chiến theo hướng dẫn sau:

Tại Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC Ngày 27/2/2015 về thuế GTGT, quản lý thuế và hóa đơn là chính sách cởi chói cho doanh nghiệp
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau:

b) Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 2 Điều 16 như sau:

“b) Tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán”, “tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua”

Trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh. Các trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót khác thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.”

Các sai sót: về thông tin xuất hóa đơn

- Sai thông tin tên doanh nghiệp và tên người mua hàng

- Sai thông tin địa chỉ người mua hàng

- Viết đúng Mã Số thuế của người mua hàng

= > Các bên lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh như trước đây, đây là bước đột phá cho thủ tục cải cách hành chính rất thuận tiện cho doanh nghiệp

- Lập biên bản điều chỉnh

- Hai bên ký tá đầy đủ

- Kẹp biên bản vào cùng hóa đơn bị sai

- Doanh nghiệp bên mua được kê khai thuế khấu trừ bình thường

- Doanh nghiệp bán ko cần phải xuất hóa đơn điểu chỉnh như trước trước đây

-
 
- Thứ nhất hóa đơn đã hủy không có giá trị pháp lý để bên Mua kê khai và khấu trừ thuế GTGT và thuế TNDN nếu cán bộ thuế khi thanh kiểm tra phát hiện ra

- Thứ hai hóa đơn đã sai xóa bỏ thì bạn phải thu hồi kẹp lại tại cuống kèm theo biên bản để khi cán bộ thuế kiểm tra làm căn cứ giải trình kẻo không lại quy tội làm mất hóa đơn, nếu ko thể thu hồi lại thì bạn lấy giấy ghi chú lại để còn biết sau này giải trình lý do ko có liên 2

- Bạn xem lại hóa đơn sai đó có nghiêm trọng không ví dụ sai MST thì mới cần phải thu hồi xuất hóa đơn khác vì bên mua đã kê khai thuế đã lên sổ sách họ ngại phải hủy và làm thủ tục KHBS điều chỉnh, nêu sai sót thông thường thì chiếu theo thông tư 26 để chiến theo hướng dẫn sau:

Tại Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC Ngày 27/2/2015 về thuế GTGT, quản lý thuế và hóa đơn là chính sách cởi chói cho doanh nghiệp
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau:

b) Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 2 Điều 16 như sau:

“b) Tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán”, “tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua”

Trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh. Các trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót khác thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.”

Các sai sót: về thông tin xuất hóa đơn

- Sai thông tin tên doanh nghiệp và tên người mua hàng

- Sai thông tin địa chỉ người mua hàng

- Viết đúng Mã Số thuế của người mua hàng

= > Các bên lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh như trước đây, đây là bước đột phá cho thủ tục cải cách hành chính rất thuận tiện cho doanh nghiệp

- Lập biên bản điều chỉnh

- Hai bên ký tá đầy đủ

- Kẹp biên bản vào cùng hóa đơn bị sai

- Doanh nghiệp bên mua được kê khai thuế khấu trừ bình thường

- Doanh nghiệp bán ko cần phải xuất hóa đơn điểu chỉnh như trước trước đây

-
Chào anh. em cũng đang gặp vấn đề như bạn này. cụ thể là e có xuất 1 hóa đơn GTGT tháng 1/2018 sau đó phát hiện sai đã xuất tờ khác thay thế và đưa cho khách nhưng lại quên lấy lại liên 2 đã hủy. kế toán của khách lại ko sử dụng tờ hóa đơn đúng mà lại sử dụng tờ hóa đơn hủy để kê khai thuế và vay ngân hàng. giờ bên em cơ quan thuế ktra thì phát hiện không có liên 2 tờ hóa đơn hủy và giờ khách cũng không chịu trả lại liên 2. theo anh e nên xử lý thế nào
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top