Heo mi................chi phí trong tính giá thành xây dựng

haily2507

New Member
Hội viên mới
:k5798618: Anh chị ơi giúp em với.
Em đang thực tập tại một XN xây dựng có những vấn đề khúc mắc như sau mong các anh các chị giúp dùm em
1. Trong tập hợp chi phí TK154 có xuất hiện tk 642 (ngoài những tk thông thường 621,622,623,627) đây là pp tính giá thành gì vậy anh chị nhỉ? Những chi phí trong tk 642 ví dụ như : cp tiền vật tư công trình , cp hồ sơ , chi phí xăng xe....cho em hỏi nhưng chi phí này có thể đưa qua tk 621,623,627 được không hay ????
2. Trong tk 911 nữa khoản chênh lệch giữa 632 và 511 em thấy lại đưa vào tk 642.... em ko hiểu đây là cách hạch toán nào nữa.

Anh chị ơi giúp dùm em với, em cảm ơn các sư huynh, sư tỷ nhìu nhìu.........
 
Ðề: Heo mi................chi phí trong tính giá thành xây dựng

Cả nhà ui.............ko ai heo mi dùm em ah............huhuhuhu:bephuthuy:
 
Ðề: Heo mi................chi phí trong tính giá thành xây dựng

Xin lỗi post nhầm phòng

Mong anh đừng quá vội vàng trong cuộc sống như cách em trả lời câu hỏi của em nhé, hãy suy nghĩ kỹ và cân nhắc thật kỹ trước khi làm gì và hành động điều gì anh nhé.

=> xem ra bạn là người chín chắn (mình chỉ là con nít tính nỏng nảy bộp chộp bạn thông cảm) lại có tài cái tôi rất ư to lớn sau này ắt làm nên sự nghiệp lãy lừng chúc bạn thành ông trong sự nghiệp sắp tới của mình cám ơn bạn đã nhắc nhở:091:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Heo mi................chi phí trong tính giá thành xây dựng

Trước hết cảm ơn anh Chudinhxinh nhưng cũng ko hài lòng về câu trả lời của anh vì những vấn đề sau :
Thứ nhất : anh ko đọc kỹ vấn đề em đang hỏi, những cái em đưa ra là thực tế XN e đang thực tập người ta hạch toán như vậy e thấy khác so với lý thuyết em được học nên mới đăng lên hỏi các anh chị. Vì anh chưa đọc kỹ đã vội vàng trả lời và đưa ra lời nhận xét quá là mất lòng. Anh biết được năng lực học tập của em như thế nào, ra sao chưa mà vội vàng vậy?
Thứ hai : những vấn để anh trả lời là lý thuyết trong sách e đã có một đống ở nhà rùi, đâu cần phải past lên như thế này em mới biết đâu.

Mong anh đừng quá vội vàng trong cuộc sống như cách anh trả lời câu hỏi của em nhé, hãy suy nghĩ kỹ và cân nhắc thật kỹ trước khi làm gì và hành động điều gì anh nhé.

---------- Post added at 11:34 ---------- Previous post was at 10:41 ----------

ui sao anh lai phai thay doi noi dung nhu vay ? nhu the thi co phai cac su huynh su ty khac nhin vao lai thay em bat kinh voi anh ko vi trong khi anh co noi gi dau ma e lai doi dap voi anh nhu vay. Neu ben ngoai doi ma gap con nguoi co de thay doi mot cach nhanh chong nhu anh chac em se ko cho phep minh ket ban voi anh dau Chudinhxinh ah.
Hà tất anh phải đa lễ.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Heo mi................chi phí trong tính giá thành xây dựng

BẠn cần lại nội dung vậy mình post lại như thế này cho bạn xem bạn đã hài lòng chưa nha bạn

Phần giá thành:
+Tập hợp chi phí để tính giá thành công trình 154 là : 621,622,623,627 , Phương pháp trực tiếp (PP giản đơn): Giá thành SP HoànThành = CPSXKDDD đầu kỳ +Tổng CPSXSP – CPSXDD CKỳ

Vật liệu
+Qua kho: Nguyên vật liệu mua vào: xi măng, cát, đá, sỏi, sắt thép……..
Phiếu nhập kho + hóa đơn + phiếu giáo hàng or xuất kho bên bán + hóa đơn và thanh lý hợp đồng phô tô nếu có => ghim lại thành bộ
Nếu nhập kho: Nợ 152,1331/ có 111,112,331
Xuất kho: phiếu xuất kho, phiếu yêu cầu vật tư
Nợ 621/ có 152
=> cuối kỳ kết chuyển: Nợ 154/ có 621

+Xuất thẳng xuống công trình: Nợ 621,1331/ có 111,112,331 => hóa đơn + phiếu giáo hàng or xuất kho bên bán + hóa đơn và thanh lý hợp đồng phô tô nếu có => ghim lại thành bộ
=> cuối kỳ kết chuyển: Nợ 154/ có 621


=> Để đơn giản hóa khi đi làm nên người ta đưa thẳng vật tư xuống công trường luôn mà không qua kho cho dù thực tế nó có qua kho, mục đích để đơn giản hóa sổ sách kế toán giảm bớt các nghiệp vụ kinh tế giấy tờ thủ tục sổ sách
+Nhân công:
Nợ 622,627/ có 334
Chi trả: Nợ 334/ có 111,112
+ chi chi phí sản xuất chung:
Nợ 627,1331
Có 111,112,331,142,242….
=> hàng kỳ kết chuyển chi phí dỡ dang để tính giá thanh
Nợ 154/ có 621,622,623,627
Nếu công trình chưa kết thúc kéo dài nhiều năm thì cứ treo trên 154 cho đến khi hoàn thành: khi nghiệm thu hoàn thành + xác nhận khối lượng + quyết toán khối lượng là dựa vào khối lượng thực tế đã thi công và thanh thoán + xuất hóa đơn theo giá trị thực tế này
Nợ 111,112,131/ có 511,33311
Giá vốn : Nợ 632/ có 154


Phần chi phí quản lý:
Những chi phí trong tk 642 ví dụ như : cp tiền vật tư công trình , cp hồ sơ , chi phí xăng xe....cho em hỏi nhưng chi phí này có thể đưa qua tk 621,623,627 được không hay ????
=> nhũng cái này là chi phí quản ý ko phục vụ trực tiếp cho công trình nên ko cho vào TK 621,623,627 mà phải cho vào 642 mới đúng



Cuối kỳ : tháng , quý, năm làm kết chuyển doanh thu chi phí phát sinh trong kỳ để tính lời lỗ
Bước 1: Xác định Doanh thu: Nợ 511,515,711/ Có 911
Chi phí : Nợ 911/ có 632,641,642,635,811
Lấy Doanh thu – chi phí > 0
Lãi: Nợ 911/ có 4212
Lấy Doanh thu – chi phí < 0
Lỗ: Nợ 4212/ có 911
Cuối Quý:
Bước 2: Theo tinh chất lũy kế của 4212 nếu sau 3 tháng = quý mà 4212 có số dư CÓ tức quý đó có lãi
Thì làm thêm bút toán xác định thuế TNDN tạm tính
Nợ 8211/ có 3334
Kết chuyển: Nợ 911/ có 8211
Nộp thuế TNDN tạm tính: Nợ 3334/ có 111,112
Nếu trong quý = 3 tháng lũy kế Dư Nợ 4212 tức đang lỗ thì chỉ làm đến bước 1 là xong, các quý đều lỗ thì cũng chỉ làm đến bước 1


 nói thực học xong rồi bây giờ bạn đi thực tập sắp lấy bằng tốt nghiệp để đi chính chiến xong pha trận mạc mà bạn hỏi câu này thì đúng là bạn trả lại hết kiến thức cho thầy cô luôn rồi nếu bạn ko học kế toán mà hỏi câu này thì còn thông cảm được , bạn lấy sách nguyên lý kế toán và kế toán tài chính ra nguyên cứu lại bạn à


Trước hết cảm ơn anh Chudinhxinh nhưng cũng ko hài lòng về câu trả lời của anh vì những vấn đề sau :
Thứ nhất : anh ko đọc kỹ vấn đề em đang hỏi, những cái em đưa ra là thực tế XN e đang thực tập người ta hạch toán như vậy e thấy khác so với lý thuyết em được học nên mới đăng lên hỏi các anh chị. Vì anh chưa đọc kỹ đã vội vàng trả lời và đưa ra lời nhận xét quá là mất lòng. Anh biết được năng lực học tập của em như thế nào, ra sao chưa mà vội vàng vậy?
Thứ hai : những vấn để anh trả lời là lý thuyết trong sách e đã có một đống ở nhà rùi, đâu cần phải past lên như thế này em mới biết đâu.

Mong anh đừng quá vội vàng trong cuộc sống như cách anh trả lời câu hỏi của em nhé, hãy suy nghĩ kỹ và cân nhắc thật kỹ trước khi làm gì và hành động điều gì anh nhé.

---------- Post added at 11:34 ---------- Previous post was at 10:41 ----------

ui sao anh lai phai thay doi noi dung nhu vay ? nhu the thi co phai cac su huynh su ty khac nhin vao lai thay em bat kinh voi anh ko vi trong khi anh co noi gi dau ma e lai doi dap voi anh nhu vay. Neu ben ngoai doi ma gap con nguoi co de thay doi mot cach nhanh chong nhu anh chac em se ko cho phep minh ket ban voi anh dau Chudinhxinh ah.
Hà tất anh phải đa lễ.
 
Ðề: Heo mi................chi phí trong tính giá thành xây dựng

Vấn đề là như thế này đây. Trong tập hợp tk 154 của xí nghiệp này có tk 621,622,623,627 CỘNG tk 642. Và em xem sổ tk 642 thì thấy là những chi phí : tiền vật tư công trình, tiền xăng xe đi công trình, tiền pho to hồ sơ đấu thầu......... chứ ko phải chi phí quản lý của doanh nghiệp.
Và thứ hai : khoản chênh lệch trong tk 911 tức bên CP và DT (tức LN) lại đưa vào tk 642 mà không phải tk421. Trong khi tk642 lại kết chuyển vào tk154. Xem lại sổ 642 thì ko có số liệu của khoản chênh lệch giữa CP và DT. Tóm lại là e đang rất không biết xí nghiệp đang làm đúng hay không? mấy chị ktoan trong xí nghiệp nói em cứ làm theo lý thuyết đi đừng quan tâm tới thực tế, như vậy thử hỏi sv mới ra trường tụi em còn gì gọi là đi thực tập nữa đây??????
 
Ðề: Heo mi................chi phí trong tính giá thành xây dựng

Người trong thiên hạ hằng hà sa số có đến cả tỷ triệu người bạn à , người cũng có lúc này lúc kia, người chứ có phải ông thánh đâu mà ko mắc phải sai lầm , có thể câu nhận xét của mình hơi quá đà nên đã đụng đến lòng từ ái cao độ của bạn
Có câu : “ Người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ là kẻ thù của ta vậy”, “Người chê ta mà chê đúng là thầy ta, người khen ta mà khen đúng là bạn ta”. Có lẽ mình khen ko phải mà phê bình cũng ko đúng nên mới khiến bạn hậm hực trách móc lại

Người có hai cái họa khó tránh
Thiên họa: thiên tai bảo lụt, sập núi, hạn hán ……những cái đó chỉ có thể phòng bị chuẩn bị trước
Nhân họa: tất cả họa phúc do mồm miệng mà ra nói ra mất lòng , hoặc bị cừu địch xông kích
Thiên họa có thể tránh và phòng còn nhân họa thì chỉ có chết => mình đang vào trường hợp hai

Nếu có gì ko phải bạn bỏ quá làm người ko cần phải quá kỹ lưỡng câu nệ và chấp nhất đến thế, Lão Chu tôi tính thẳng thắn lại thỉnh thoảng lại hay đùa vui pha trò vui vẻ thế nên có nhiều người khi ép skype hoặc ep mail làm bạn bao giờ tôi cũng chọc vài câu cho vui cửa vui nhà nhưng sự đời có người hợp, người không có người trên đùa cả ngày cũng tám lại vui vẻ có lẽ họ tính sởi lỡi xuế xòa giống tôi hay họ trải đời khá nhiều rồi nên với ai họ cũng có thể điều hòa mối quan hệ của mình được một cách hoàn hảo , có người vừa nghe nói vậy thì một là chạy dài hay là chửi đổng lại vài cầu rồi chạy dài lặn một hơi => thiết nghĩ cái sự sống con người cũng chỉ có là bao 60 năm tuổi đời là cùng sao ta không sông cho vui vẻ thoái mãi cứ phải bi lụy phiền hà suy nghĩ nhiều cho mệt, trách cứ nhau cho khổ
Còn nếu chỉ nói vậy thôi mà bạn tự ái vậy thì thành thật xin lỗi bạn nhiều có lẽ mối trường sống của bạn quá ư hoàn mỹ toàn người tốt và tử tế hoăc họ toàn là người trí thức nói lời hay lời đẹp, khác với Lão Chu tôi thô tục xuất thân bần hàn đi từ lão nông chân lấm tay bùn phải đánh đổi sức khỏe mồ hôi sương máu mới có chén cơm ăn thiên hạ kẻ có tiền làm vua, làm chủ ,kẻ ko tiền làm đầy tớ thế nên kẻ có tiền tự cho mình cao quý còn kẻ nghèo là ty tiện, nên nếu có tiền thì làm cha thiên hạ thích thì chửi thích thì nói nên có lẽ tôi nghe quá nhiều câu trách móc nặng tới nhẹ , thậm chí chửi nặng nề phạm đến cái tôi bảng ngã , và có lẽ nghe nhiều nên tôi cũng chẳng lấy gì ngạc nhiên hay tức giận làm gì cho mệt những lời đó chẳng qua như con ong con ruồi bay ve ve bên tai là cùng không đáng ta bận tâm

Còn có gặp ngoài đời bạn nên tránh xa mình ra kẻo ko làm bạn đau lòng, có bạn hay ko có bạn với Lão Chu tôi chẳng quan trọng gì , có câu thà ít bạn mà bạn có chất lượng còn hơn cá mè một lứa chẳng ra gì, sinh ra ở đời có duyên thì gặp vô duyên thì thôi nếu gặp phải hạng người khó chịu thì cũng coi như đi đường dẫm phải gai nhọn nhổ ra đau chút đỉnh lại đi tiếp chứ ko vì cái thứ gai nhọn đó làm lỡ hoặc mất đi chặng đường ta đang đi cả, tất cả giống như bàn tay vô hình sắp đặt sẵn cả rồi chẳng đo đó nếu không gặp trước thì gặp sau , có lẽ bạn quá xui sẻo nên gặp phải mình rồi

Chúc bạn nhanh chóng có câu trả lời


[/COLOR]ui sao anh lai phai thay doi noi dung nhu vay ? nhu the thi co phai cac su huynh su ty khac nhin vao lai thay em bat kinh voi anh ko vi trong khi anh co noi gi dau ma e lai doi dap voi anh nhu vay. Neu ben ngoai doi ma gap con nguoi co de thay doi mot cach nhanh chong nhu anh chac em se ko cho phep minh ket ban voi anh dau Chudinhxinh ah.
Hà tất anh phải đa lễ.
 
Ðề: Heo mi................chi phí trong tính giá thành xây dựng

Cảm ơn anh chudinhxinh, e thà nghe những lời nhận xét như anh dành cho bạn ấy để biết mà cố gắng, e còn khoảng 1 năm nữa mới ra trường, e biết e chỉ có kiến thức trong sách vở, không có kinh nghiệm thực chiến, nên ngày nào e cũng lê la trên diễn đàn, xem mấy anh chị đi làm rồi, có những khúc mắc gì, rồi tự đặt mình vô TH đó, mình sẽ giải quyết làm sao, rồi theo dõi topic, xem mấy anh chị hiến kế như thế nào. với mấy bạn còn đi học như e thì làm bài tập giúp, trả lời giúp, xem như ôn lại kiến thức và "share to be shared" . Và thực sự e tham gia diễn đàn chưa tới 3 tuần, nhưng cảm giác mình tiến bộ mỗi ngày. Em thấy những góp ý, nhận xét của a dành cho từng bạn rất công phu và kĩ lưỡng, cảm ơn anh vì những điều đó.
@haily2507: bạn không biết, bạn vô bạn hỏi, anh chudinhxinh vô góp ý, giúp đỡ, bỏ qua những lời chê bai hay gì gì đấy, bạn đã cảm ơn anh ấy tiếng nào chưa, có thấy nút thanks không, có tay sao ko biết bấm vào. Cái thứ 2, bạn có chắc cái đống sách vở bạn có ở nhà, bạn nắm rõ trong lòng bàn tay chưa?? Chứ đừng nói là kinh nghiệm đi làm.
QUay lại vấn đề của bạn tiền xăng xe công trình, tiền photo tài liệu thì hạch toán kiểu gì vô chi phí sx chung, vô tiền lương hay vô nguyên vật liệu trực tiếp.
Rồi, mình chờ gạch đá !
 
Ðề: Heo mi................chi phí trong tính giá thành xây dựng

:)) thanks ủng hộ vậy haha 2 anh em chơi với nhau đi
 
Ðề: Heo mi................chi phí trong tính giá thành xây dựng

Trước hết cảm ơn anh Chudinhxinh nhưng cũng ko hài lòng về câu trả lời của anh vì những vấn đề sau :
Bạn enemyvn có đọc chữ này ko vậy? Vì mình là hội viên mới chỉ biết cảm ơn bằng pp này thui còn cách cảm ơn như bạn nói mình chưa biết sử dụng để mình tìm hiểu rùi sử dụng nhưng đâu phải ai cũng giống ai mỗi người một phong cách bạn ạh. Đâu phải bạn ấn cảm ơn là bạn cảm ơn khi mà bạn có đọc hết nội dung câu trả lời chưa nếu hay bạn chỉ theo trào lưu cứ thấy là cảm ơn? Mình ko làm vậy được.
 
Ðề: Heo mi................chi phí trong tính giá thành xây dựng

Theo m thấy tập hợp TK 154 k thể có TK 642 được.
Tất cả CP: cp tiền vật tư công trình , cp hồ sơ , chi phí xăng xe.... phải tập hợp vào tk 627 rồi k/c vào tk 154 chứ ai lại tập hợp vào tk 642. như vậy là sai cả lý thuyết lẫn thực tế. Vì khi tập hợp như vậy bạn k thể biết tổng CP của công trình đó là bn?
Trong tk 911 chênh lệch giữa Cp và DT:
DT> CP = Lãi hạch toán: Nợ tk 911/có tk 4212
DT<CP = Lỗ hạch toán: Nợ tk 4212/có tk 911
:k5798618: Anh chị ơi giúp em với.
Em đang thực tập tại một XN xây dựng có những vấn đề khúc mắc như sau mong các anh các chị giúp dùm em
1. Trong tập hợp chi phí TK154 có xuất hiện tk 642 (ngoài những tk thông thường 621,622,623,627) đây là pp tính giá thành gì vậy anh chị nhỉ? Những chi phí trong tk 642 ví dụ như : cp tiền vật tư công trình , cp hồ sơ , chi phí xăng xe....cho em hỏi nhưng chi phí này có thể đưa qua tk 621,623,627 được không hay ????
2. Trong tk 911 nữa khoản chênh lệch giữa 632 và 511 em thấy lại đưa vào tk 642.... em ko hiểu đây là cách hạch toán nào nữa.

Anh chị ơi giúp dùm em với, em cảm ơn các sư huynh, sư tỷ nhìu nhìu.........
 
Ðề: Heo mi................chi phí trong tính giá thành xây dựng

Cho mình hỏi bạn Phương Lượng đã đi làm thực tế chưa nhỉ, do đúng lý thuyết thì trong tk154 kết chuyển mình được học trong sách vở ở thầy cô thì ko có 642 mà 642 đưa vào 911 mà vì mình thấy xí nghiệp này làm như thế nên mình thấy quá khác lạ nên mình cứ băn khoăn , bứt rứt hoài, đến mức mà mình chưa biết cách đăng câu hỏi đáp vào diễn đàn như thế nào nhưng phải hỏi mấy anh chị ở forums trực tiếp hướng dẫn tới lui hoài mình mới mò mẫm để đăng lên cho bằng được. Hình như thực tế đi làm khác xa đi học thì phải?????? Đúng ko anh chị? Như trường hợp của em có được gọi là LÝ THUYẾT KHÁC XA THỰC TẾ ko ạh???????????
 
Ðề: Heo mi................chi phí trong tính giá thành xây dựng

m làm được gần 6 năm rồi bạn ạ. nghiệp vụ thực tế khi hạch toán đều phải dựa vào lý thuyết và Các văn bản của Nhà nước. Chứ cũng k thể thích hạch toán vào đâu cũng được. Ngày trước m cũng thực tập ở Công ty Xây dựng lên m cũng hiểu cách tập hợp CP bên XD. Tất cả CP để làm ra hàng hóa, thành phẩm thì kết chuyển vào tk 154, nhưng các CP: Bán hàng, CP hoa hồng và các CP liên quan đến việc bán hàng thì tập hợp vào tk 641 rồi kc sang tk 911 để xác định kết quả, CP liên quan đến bộ phận văn phòng: lương, CP khấu hao, nộp thuế môn bài, thuế đất, tiền điện, ĐT, nước, VPP... thì tập hợp vào tk 642 rồi kc sang tk 911 để xác định kết quả. Bạn lên mua quyển Hệ thống kế toán doanh nghiệp để tìm hiểu. ở sách đó họ ghi rất chi tiết cách hạch toán của từng tk đấy.
 
Ðề: Heo mi................chi phí trong tính giá thành xây dựng

Dạ em cảm ơn chị, nhưng chị ơi giờ xí nghiệp em thực tập người ta hạch toán như vậy giờ làm sao chị ha?
 
Ðề: Heo mi................chi phí trong tính giá thành xây dựng

Nếu bạn thấy không hợp lý với lý thuyết cũng như quy định của bộ tài chính và luật kế toán về cách luân chuyển chứng từ cũng như cách hoạch toán các chi phí khi tập hợp để tính giá thành và việc hoạch toán không đúng thì đó là tín hiệu mừng khi đi thực tập khi đó trên bài luận văn sẽ có một phần gọi là kiến nghị đề xuất và giải pháp để cái tổ lại hệ thống kế toán của doanh nghiệp cho đúng quy trình chuẩn mực kế toán của bộ tài chính => đồng thời các thầy cô giáo trong hội đồng chấm phản biện sẽ hỏi bạn tại sao lại đưa ra các nhận định này mà không phải là làm như cách doanh nghiệp đang làm, và tại sao lại nhận đinh nó là sai => bạn dựa vào căn cứ nào để đưa ra ý kiến nêu trên , nếu bài phản biện của bạn tốt thì dĩ nhiên là điểm cao và ngược lại , ngày trước tôi cũng làm bên chi phí giá thành và còn rất nhớ câu hỏi của Thầy Nhã : tại sao doanh nghiệp lại tính giá thành như vậy ? và việc tính giá thành như vậy là căn cứ vào đâu?
=> Trả lời là : kế toán dựa vào doanh thu hóa đơn rồi phân bổ giá thành theo tiêu thức nếu gia công thì 70% NC + 25% VL + 5% cho SXC , Nếu là Sản xuất sẽ là : 70% VL + 25% NC + 5% SXC việc tính giá thành này là khi đi làm người ta mặc định tính như vậy để cân đối và khống chế doanh thu lời lỗ => dĩ nhiên câu trả lời này ko thể nào qua được hội đồng chấm thi rồi bởi đang làm sai luật và tôi cũng ko có kiến nghị gì hay hơn vì tôi chưa đi làm chưa hiểu => và tôi chẳng biết trả lời sao cả đành cười trừ vì đó là câu trả lời sai lầm
=> lẽ ra phải trả lời theo luật các khoản chi phí phục vụ công trình khống chế theo dự toán . trên dự toán xây dựng do các kỹ sư lập theo chuẩn mực nhà nước kế toán căn cứ thực tế và dự toán mà phân bổ các chi phí để tính giá thành dĩ nhiên các số liệu đưa ra minh họa phải căn cứ trên dự toán nhưng tôi trả lời khác


---------- Post added at 02:53 ---------- Previous post was at 02:52 ----------

Bạn tham khảo:

3.4. Nội dung và giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất – giá
thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ Xây dựng Số 5 Hải Phòng.

3.4.1. Kiến nghị 1: Về ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế
toán tại công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Số 5 Hải Phòng
Sử dụng phần mềm kế toán trong doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện giảm bớt
khối lƣợng công việc, giảm bớt sổ sách kế toán và đặc biệt đảm bảo cung cấp
thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác, góp phần đáp ứng đƣợc
yêu cầu ngày càng cao cuả công tác kế toán nói riêng cũng nhƣ công tácquản lý

nói chung.
Công ty có thể tự viết phần mềm theo tiêu chuẩn quy định tại thông tƣ
103/2005/TT- BTC của Bộ Tài Chính ngày 24/11/2005 về việc “Hƣớng dẫn tiêu
chuẩn và điều kiện của phần mềm kế toán”. Hoặc công ty có thể đi mua phần
mềm của các nhà cung cấp phần mềm kế toán chuyên nghiệp nhƣ:
- Phần mềm kế toán FASTcủa công ty cổ phần FAST.
- Phần mềm kế toán MISA của công ty cổ phần MISA
- Phần mềm kế toán SASINNOVA của công ty cổ phần SIS Việt Nam.
- Phần mềm kế toán ASOFT của công ty giải pháp phần mềm ASOFT.
- Phần mềm kế toán ***** của công ty cổ phần *****
- Phần mềm kế toán EFFECT của công ty cổ phần EFFECT
- Phần mềm kế toán Bravo của công ty cổ phần Bravo.
Khi trang bị phần mềm, đội ngũ kế toán cần đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng để
có thể sử dụng thành thạo, khai thác đƣợc những tính năng ƣu việt của phần
mềm.việc sử dụng thành công phần mềm sẽ giúp cho việc xử lý và cung cấp
thông tin kinh tế - tài chính đƣợc thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác và
tiết kiệm đƣợc sức lao động, nâng cao hiệu quả công việc, tránh nhầm lẫn, sai
sót đồng thời lƣu trữ, bảo quản số liệu thuận lợi và an toàn.

3.4.2. Kiến nghị 2: Tiến hành trích lập dự phòng chi phí bảo hành
công trình xây lắp:
Nội dung bảo hành công trình bao gồm: khắc phục, sửa chữa, thay thế
thiết bị hƣ hỏng, khiếm khuyết hoặc khi công trình vận hành, sử dụng không
bình thƣờng do lỗi của nhà thầu gây ra. Xuất phát từ các đặc điểm của ngành
xây lắp là sản phẩm mang tính đơn chiếc, khối lƣợng lớn, giá trị sử dụng lâu dài,
chỉ có thể nhận biết đƣợc chất lƣợng của công trình sau khi bàn giao và đƣa vào
sử dụng, thời hạn bảo hành dài thƣờng là 12 tháng, 24 tháng hoặc dài hơn( tùy
từng công trình). Vì vậy, việc lập dự phòng về bảo hành công trình xây lắp phải
đƣợc tính toán một cách chặt chẽ (lập dự toán chi phí trích trƣớc). Thực tế, Công
ty không trích lập dự phòng các khoản chi phí này do đó khi các khoản chi phí
này phát sinh sẽ làm tăng chi phí bất thƣờng và giảm lợi nhuận trong kỳ của
Công ty. Nhằm giảm bớt và loại bỏ sự bất ổn của chi phí các kỳ sản xuất kinh
doanh, kế toán nên tiến hành trích lập dự phòng bảo hành công trình xây lắp.
Khi trích lập dự phòng chi phí bảo hành công trình ghi:
Nợ TK 627:

Có TK 352:
Khi phát sinh chi phí bảo hành công trình:
Nợ TK 621, 622, 623, 627:
Nợ TK 133:

Có TK 111, 112, 152:
Cuối kỳ kết chuyển:
Nợ TK 154:

Có TK 621, 622, 623, 627:
Khi công việc bảo hành hoàn thành, bàn giao:
Nợ TK 352:

Có TK 154:
Nếu số trích lập dự phòng lớn hơn chi phí bảo hành thực tế và công trình đã hết
thời hạn bảo hành thì phải hoàn nhập số dự phòng đã lập:
Nợ TK 352:

Có TK 711:

3.4.3. Kiến nghị 3: Về việc tiến hành trích các khoản trích theo lương
(BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN) đối với công nhân trực tiếp sản xuất và công
nhân vận hành máy thi công:

Công ty hiện tại không tiến hành trích các khoản trích theo lƣơng (BHYT,
BHXH, KPCĐ, BHTN) cho công nhân trực tiếp sản xuất ( đối với số công nhân
biên chế) và công nhân trực tiếp vận hành máy thi công (đều là công nhân biên
chế). Để khuyến khích ngƣời lao động tích cực, hăng say hơn trong công việc
góp phần tăng năng suất lao động và chất lƣợng công trình, đồng thời đảm bảo
quyền lợi cho ngƣời lao động và tạo mối quan hệ gắn bó lâu dài giữa họ và
doanh nghiệp, công ty nên tiến hành trích các khoản trích theo lƣơng cho số
công nhân trực tiếp sản xuất nằm trong danh sách biên chế của công ty, số công
nhân hợp đồng có thời gian làm việc từ 3 tháng trở lên và công nhân vận hành
máy thi công theo chế độ quy định.
Năm 2012 tỉ lệ trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN đƣợc quy
định nhƣ sau:
Biểu 3.1

Đối với lực lƣợng công nhân thuê ngoài (thƣờng là số lƣợng rất lớn),
Doanh nghiệp nên có những khoản khen thƣởng, trợ cấp cho những cá nhân, tổ,
đội sản xuất có kết quả lao động tốt, tiến độ thi công nhanh, sử dụng tiết kiệm
tránh lãng phí vật tƣ, thiết bị….nhằm khuyến khích ngƣời lao động làm việc tốt
hơn, có trách nhiệm hơn đối với công việc….từ đó góp phần giảm chi phí sản
xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh.
3.4.4. Kiến nghị 4: Về việc tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ:
Nhằm mục đích ổn định tài chính cho doanh nghiệp, đảm bảo khi các
khoản chi phí sửa chữa lớn phát sinh thực tế không gây đột biến cho chi phí sản
xuất kinh doanh trong kỳ ảnh hƣởng tới việc tính giá thành và xác định kết quả
kinh doanh mỗi quý, chủ động về vốn, chủ động về nguồn tài trợ cho việc sửa
chữa lớn TSCĐ thì vào đầu năm hoặc đầu niên độ kinh doanh, DN nên lập kế
hoạch sửa chữa lớn và tiến hành trích trƣớc chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định.
Sau đó, khi việc sửa chữa lớn tài sản cố định thực tế phát sinh trong bất kỳ thời
gian nào trong năm thì DN không cần lo lắng về khả năng tài chính hiện tại có
đáp ứng đƣợc hay không.
Để trích trƣớc chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định thì cuối mỗi năm công
ty cần xem xét tình hình, khả năng hoạt động của tài sản cố định hiện có, từ đó
lập kế hoạch sửa chữa lớn tài sản cố định cho cả năm. Dựa vào kế hoạch chi phí
sửa chữa lớn tài sản cố định trong năm, kế toán tính và trích trƣớc chi phí sửa
chữa lớn tài sản cố định theo tháng hoặc quý rồi phân bổ đều chi phí cho các

công trình.

1. Trích trƣớc vào chi phí sản xuất, kinh doanh số chi sửa chữa lớn TSCĐ dự
tính sẽ phát sinh, ghi:

Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung

Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng



Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 335 - Chi phí phải trả.

2. Khi công việc sửa chữa lớn hoàn thành, bàn giao đƣa vào sử dụng, kế
toán kết chuyển chi phí thực tế phát sinh thuộc khối lƣợng công việc sửa chữa
lớn TSCĐ đã đƣợc dự trích trƣớc vào chi phí, ghi:

Nợ các TK 623, 627, 641, 642 (Nếu số đã chi lớn hơn số trích trƣớc)

Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (Số đã trích trƣớc)

Có TK 241 - XDCB dở dang (2413) (Tổng chi phí thực tế phát sinh)

Có các TK 623, 627, 641, 642 (Nếu số đã chi nhỏ hơn số trích trƣớc).

3.4.5. Kiến nghị 5: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu
Việc mua nguyên vật liệu đã đƣợc tính toán theo dự toán và kế hoạch thi
công nhƣng thực tế số vật liệu cuối kỳ còn lại tại các công trình do chƣa sử dụng
hết cũng chiếm một lƣợng không nhỏ, do đó chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
thực tế phát sinh trong kỳ có thể chƣa đƣợc phản ánh chính xác.
Kế toán công ty cần yêu cầu các nhân viên thống kê đội lập bảng kê vật
liệu thừa chƣa sử dụng hết ở công trình để có căn cứ phản ánh chính xác hơn chi
phí NVLTT thực tế phát sinh.
Để lập bảng kê này, nhân viên thống kê đội cùng cán bộ kỹ thuật tiến hành
kiểm kê xác định khối lƣợng vật liệu còn lại tại công trƣờng để tiến hành tính
toán ghi vào bảng kê. Bảng kê đƣợc lập theo từng công trình hoặc hạng mục
công trình tại thời điểm hoàn thành. Công việc này cũng có thể thực hiện vào
cuối tháng (nếu điều kiện cho phép). Bảng kê NVL còn lại cuối kỳ có thể lập
theo mẫu tham khảo sau:

Biểu 3.2 :
Công ty Cổ phần Đầu tƣ Xây dựng Số 5 Hải Phòng
BẢNG KÊ NGUYÊN VẬT LIỆU CÕN LẠI CUỐI KỲ

Công trình:
………………………………………………………….
Ngày….. tháng…năm……..













Đồng thời cần có các biện pháp nhằm khuyến khích việc sử dụng hợp lý,
tiết kiệm nguyên vật liệu, chú trọng công tác thu hồi vật tƣ thừa, phế liệu nhập
kho nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
Để khuyến khích việc sử dụng tiết kiệm NVL, công ty nên có chế độ thƣởng,
phạt nghiêm minh đối với những công nhân sử dụng tiết kiệm hay lãng phí NVL.
Thƣờng xuyên quan tâm chú ý nhắc nhở ngƣời lao động nên có ý thức tiết kiệm
trong lao động. Đây cũng là một biện pháp tích cực nhằm hạ giá thành sản phẩm

3.4.6. Kiến nghị 6: Về các khoản thiệt hại trong sản xuất.
Nếu không tiến hành theo dõi các khoản thiệt hại trong sản xuất sẽ dẫn tới
một số hạn chế trong việc quản lý chi phí và quản lý lao động nhƣ khó có thể thu
hồi khoản bồi thƣờng thiệt hại, không giáo dục đƣợc ý thức cẩn trọng trong lao
động của công nhân... Để tránh tình trạng này xảy ra Công ty nên tiến hành hạch
toán các khoản chi phí thiệt hại này căn cứ vào từng nguyên nhân cụ thể. Có nhƣ
vậy mới hạn chế và khắc phục, kiểm soát và quản lý đƣợc các khoản thiệt hại và
đảm bảo độ chính xác của giá thành sản phẩm.



* Thiệt hại về sản phẩm hỏng:
Sản phẩm hỏng là những sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn về chất
lƣợng và đặc điểm kỹ thuật... Thiệt hại về sản phẩm hỏng của công ty bao gồm:
thiệt hại về sửa chữa sản phẩm hỏng và thiệt hại phá đi làm lại. Trong đó thiệt
hại về sản phẩm hỏng nếu có chủ yếu là thiệt hại về sửa chữa sản phẩm hỏng.
Hiện nay Công ty hạch toán phần thiệt hại này vào chi phí sản xuất chung làm
tăng giá thành sản phẩm. Vì vậy trƣớc khi hạch toán khoản thiệt hại này Công ty
nên tìm hiểu nguyên nhân của sản phẩm hỏng để có biện pháp xử lý:
Nếu do lỗi bên A gây ra (Ví dụ nhƣ chủ đầu tƣ thay đổi thiết kế, kết cấu
công trình): bên A phải bồi thƣờng thiệt hại
Nếu sản phẩm hỏng là do ngƣời lao động thì tổ đội thi công phải chịu
trách nhiệm, đồng thời phải theo dõi khoản thu hồi.
Nếu sản phẩm hỏng do lỗi kỹ thuật thì phải xử lý ngay để không làm
ảnh hƣởng đến tiến độ sản xuất và chất lƣợng sản phẩm.
Nếu do sự kiện khách quan:Thiên tai, hoả hoạn…phải theo dõi chờ xử lý
và sau đó căn cứ vào quyết định xử lý để tính vào chi phí bất thƣờng…

Tuỳ theo mức độ mà sản phẩm hỏng đƣợc chia làm hai loại:.
- Sản phẩm hỏng không sửa chữa đƣợc: là những sản phẩm hỏng mà điều
kiện kỹ thuật không cho phép sửa chữa hoặc việc sửa chữa không có lợi về mặt
kinh tế.
- Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa đƣợc: là những sản phẩm hỏng mà điều
kiện kỹ thuật cho phép sửa chữa và việc sửa chữa có lợi về mặt kinh tế.
* Phương pháp hạch toán sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được:
Để hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất kế toán sử dụng các tài
khoản nhƣ quá trình sản xuẩt sản phẩm: 138, 621, 622, 623, 627, 154.
1.Hạch toán giá trị sản phẩm hỏng:
Nợ TK 1381:

Có TK 154:


2.Các chi phí phát sinh cho quá trình sửa chữa sản phẩm hỏng
Nợ TK 621: (chi tiết sản phẩm hỏng)

Có TK 152:
Nợ TK 622: (chi tiết sản phẩm hỏng)

Có TK 334, 338:
Nợ TK 623: (chi tiết sản phẩm hỏng)
Có TK 152, 334, 214, 111….
Nợ TK 627: (chi tiết sản phẩm hỏng)
Có TK 152, 334, 214, 111….
2.Khi sửa chữa xong kết chuyển chi phí sửa chữa vào tài khoản 138
Nợ TK 1381: (chi tiết sửa chữa sản phẩm hỏng)

Có TK 621, 622, 627:
3.Cuối kỳ xử lý thiệt hại
a. Đối với sản phẩm hỏng trong định mức cho phép

Nợ TK 152, 111, 112:
Nợ TK 154 (chi tiết SXC):
Có TK 1381:

phần phế liệu thu hồi
phần đƣợc tính vào giá thành sản phẩm
( chi tiết sản phẩm hỏng)

b.Đối với sản phẩm hỏng ngoài định mức cho phép

Nợ TK 152, 111, 112
Nợ TK 811:
Nợ TK 138 ( 1388):
Nợ TK 334:

phần phế liệu thu hồi
phần đƣợc tính vào chi phí khác
phần bồi thƣờng phải thu
phần đƣợc tính trừ vào lƣơng công nhân viên

Có TK 1381: ( chi tiết sản phẩm hỏng)
* Phương pháp hạch toán sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được:
1.Hạch toán giá trị sản phẩm hỏng:
Nợ TK 1381: Giá trị sản phẩm hỏng phá đi làm lại (SP hỏng không thể sửa
chữa đƣợc).

Có TK 154:
2.Xử lý thiệt hại phá đi làm lại:


Nợ TK 1388: số phải thu về các khoản bồi thƣờng.
Nợ TK 152: Giá trị phế liệu, vật liệu thu hồi nếu có.
Nợ TK 334: khoản bồi thƣờng do lỗi ngƣời lao động trừ vào lƣơng.
Nợ TK 811: khoản thiệt hại phá đi làm lại tính vào chi phí khác.
Có TK 1381: Giá trị sản phẩm hỏng phá đi làm lại (SP hỏng không
thể sửa chữa đƣợc).

3.4.7. Kiến nghị 7: Về việc hạch toán chi phí sản xuất chung.

Hiện tại công ty tiến hành tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất chung thực tế
phát sinh trong tháng, đến cuối tháng kế toán mới tiến hành phân bổ chi phí sản
xuất chung cho từng đơn hàng theo tiêu thức phân bổ “giá thành dự
toán”..Cách làm này có ƣu điểm là dễ hạch toán và theo dõi nhƣng số liệu đƣợc
phân bổ cho các công trình có tính chính xác không cao. Công ty nên thay ðổi
cách hạch toán chi phí sản xuất chung để phản ánh chính xác giá thành của từng

công trình.
Đối với những chi phí sản xuất có thể tập hợp trực tiếp cho đơn
hàng nào thì kế toán nên tập hợp trực tiếp cho đơn hàng đó. Công ty nên mở sổ
chi tiết TK 627 chi tiết theo từng đơn hàng để tập hợp chi phí sản xuất chung
phát sinh của từng đơn hàng riêng biệt.
Đối với những chi phí sản xuất không thể tập hợp trực tiếp cho từng
đơn hàng mà phải tập hợp chung thì công ty nên mở sổ chi tiết TK 627 Toàn
công ty phần cần phân bổ để tập hợp chi phí sản xuất chung cho các đơn hàng,
cuối tháng tiến hành phân bổ chi phí sản xuất đó cho từng đơn hàng theo tiêu
thức “giá thành dự toán”.
3.4.8. Kiến nghị 8: Về việc lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí sử dụng

máy thi công:
Hiện tại công ty lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí sử dụng máy thi công
cho các công trình, hạng mục công trình là tiêu thức “giá thành dự toán”. Xuất
phát từ sự đa dạng trong sản phẩm xây lắp của công ty đó là bao gồm các loại


công trình từ sửa chữa, xây mới, các công trình thi công có độ khó và kỹ thuật
phức tạp khác nhau…..nên mức độ và nhu cầu sử dụng máy thi công là rất khác
nhau, vì vậy công ty lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí sử dụng máy thi công
cho các công trình, hạng mục công trình là “giá thành dự toán” là chƣa hợp lý và
chính xác.Theo em, công ty nên phân bổ chi phí sử dụng máy thi công theo tiêu
thức số ca máy phục vụ cho từng công trình ( số liệu về các ca máy phục vụ cho
từng công trình sẽ đƣợc lấy từ bảng lịch trình ca máy) vì nhƣ thế mới phản ánh
đƣợc chính xác chi phí máy thi công sử dụng cho từng công trình.
Công thức phân bổ nhƣ sau:


Chi phí sử dụng

máy thi công
phân bổ cho

công trình A






=



Tổng chi phí sử dụng máy thi công


Tổng số ca máy sử dụng cho các

công trình trong tháng






×




Số ca máy
sử dụng cho

công trình A


Với cách làm trên, công ty sẽ phản ánh đƣợc chi phí sử dụng máy thi công
phân bổ cho từng công trình một cách chính xác, từ đó góp phần phản ánh chính
xác hơn giá thành của mỗi công trình.

3.4.9. Kiến nghị 9: Về việc hạch toán các khoản chi phí, các khoản thu
về thanh lý máy móc, thiết bị thi công chuyên dùng cho 1 hợp đồng xây lắp cụ
thể và đã trính khấu hao hết vào giá trị của đơn hàng đó khi kết thúc hợp
đồng xây dựng:
Trƣờng hợp công ty có thi công những công trình lớn, có thời gian thi
công dài (có thể kéo dài đến 2 hoặc 3 năm) có sử dụng những loại máy móc thiết
bị chuyên dùng và các loại máy móc, thiết bị này đã đƣợc trích khấu hao hết vào
trong giá trị của công trình đó. Khi thanh lý nhƣợng bán, doanh thu không đƣợc
ghi nhận vào tài khoản 711 mà đƣợc ghi nhận vào bên có của tài khoản 154( làm
giảm giá thành công trình). Chi phí về liên quan đến nhƣợng bán không đƣợc phản
ánh vào tài khoản 811 mà đƣợc phản ánh vào bên nợ tài khoản 154 ( làm tăng giá
thành công trinh). Cụ thể là:


Bt1: Phản ánh số thu hồi về thanh lý kế toán ghi:
Nợ TK 111,112,131: thu bằng tiền, bán chịu.
Có TK 154: thu nhập về thanh lý (làm giảm giá thành
công trình) ( giá bán chƣa thuế).
Có TK 3331:vAT đầu ra nếu có.
Bt2: Phản ánh chi phí thanh lý số máy móc, thiết bị thi công nếu có, kế

toán ghi:
Nợ TK 154: chi phí thanh lý (làm tăng giá thành công trình).
Nợ TK 133: VAT đầu vào nếu có.
Có TK liên quan: 111,112, 334….
Nếu áp dụng cách làm trên, công ty sẽ không những tuân thủ đúng theo chế
độ kế toán hiện hành áp dụng trong doanh nghiệp xây lắp mà còn phản ánh
chính xác giá thành của mỗi công trình.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Heo mi................chi phí trong tính giá thành xây dựng

Vậy bạn làm xong chuyên đề thì bạn nêu vài kiến nghị với DN họ về cách hạch toán sao cho hợp lý: Đúng lý thuyết, k trái với các VB của Nhà nước.
Dạ em cảm ơn chị, nhưng chị ơi giờ xí nghiệp em thực tập người ta hạch toán như vậy giờ làm sao chị ha?
 
Ðề: Heo mi................chi phí trong tính giá thành xây dựng

Làng kế toán nhộn nhịp quá. Không sao có đánh nhau mới hiểu nhau, các anh các chị còn chưa đánh nhau mà. Như thế mới biết ai tốt ai xấu, thật thà hay không thật thà. Về điều này em cũng xin góp ý một tý nha: Dân kế toán chúng ta khi nói đến việc phải đối phó với ai thì chắc chắc là mấy bác thuế, tất nhiên thỉnh thoảng cũng đề phòng các sếp một tý. Các bác đây là thành viên Dân kế toán, có bác đi trước có bác đi sau và diễn đàn này chủ yếu là để trao đổi học hỏi kinh nghiệm và giúp đỡ nhau về nghiệp vụ. Cũng có thể các bác tâm sự riêng tư với nhau một tý về các vấn đề khác nhưng không nên đi sâu quá. Bác Chu gần đây nổi lên như cồn đấy là việc bác ấy có những đóng góp tích cực cho diễn đàn, bản thân em cũng học hỏi được ở bác rất nhiều. Tuy nhiên bác cũng hãy độ lượng một tý, mình là tiền bối mà bác, ai lại để ý những việc nhỏ, bác hãy đứng ở vị trí tiền bối mà công tâm hướng dẫn các hậu bối, vì dù sao họ đã không biết mới phải hỏi, chưa gì bác đã chém một phát rồi có đau thì họ mới giẫy. Bác haily2507, bác hơi mất bình tĩnh rồi. Mình là người đang phải hỏi mà, thầy có khó thì trò mới nên, bác còn chưa ra trường mà tự tin quá, định khoản tay đôi với Bác chu là cầm chắc thất bại rồi. Ngày em mới ra trường cũng cầm tấm bằng gần giỏi ung dung bước vào đời, chưa đi được mấy bước thì bị dìm cho gần chết, ngấp ngoảy đến mấy lần. Thế là cũng phải khom cái lưng xuống xách cái túi đi xin chút kinh nghiệm, bị ném cho tơi tả mà vẫn phải mỉm cười hạnh phúc. Thế nên cũng phải bình tĩnh bác ạ, cuộc đời mà có ai có cho không, bác được nhiều thì cũng phải mất một tý. Chúc DKT đoàn kết trong vui vẻ!
 
Ðề: Heo mi................chi phí trong tính giá thành xây dựng

HIHIHI
Cảm ơn anh nhiều, và cho e hỏi anh học trường nào vậy? hình như DHKT luôn phải ko ạh? Vì sv đi thực tập thấy gì cũng sợ, chỉ biết làm theo anh chị đi trước chỉ bảo mà ko dám đưa ra chính kiến của mình,,,,,,mà theo em như vậy là ko đúng nguyên tắc của kế toán và tinh thần học hỏi " ko biết phải hỏi" chứ ko phải chỉ sao làm vậy là " làm bậy"
 
Ðề: Heo mi................chi phí trong tính giá thành xây dựng

Hì, Bác cười rồi. E học ĐH Hùng Vương ở Phú Thọ, chắc cũng chưa đủ tiếng tăm để bác biết
 
Ðề: Heo mi................chi phí trong tính giá thành xây dựng

HIHIHI
Cảm ơn anh nhiều, và cho e hỏi anh học trường nào vậy? hình như DHKT luôn phải ko ạh? Vì sv đi thực tập thấy gì cũng sợ, chỉ biết làm theo anh chị đi trước chỉ bảo mà ko dám đưa ra chính kiến của mình,,,,,,mà theo em như vậy là ko đúng nguyên tắc của kế toán và tinh thần học hỏi " ko biết phải hỏi" chứ ko phải chỉ sao làm vậy là " làm bậy"
Cái này em hỏi anh Chu và cảm ơn anh Chu mà có phải hỏi nhatkyvt dau nek..........huhu nhưng ko hiểu sao câu này nó lại chạy phía sau câu trả lời của nhatkyvt vậy ta?

---------- Post added at 03:40 ---------- Previous post was at 03:36 ----------

Nhatkyvt ơi em còn bé lắm đừng gọi em là bác như thế chứ tổn thọ mất thui............"đàn em trẻ người non dại nên ko biết phải hỏi muốn giỏi phải chịu nghe chửi" thui ............hehehe
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top