Theo dự thảo Luật Kế toán sửa đổi, các cá nhân sẽ không được làm nghể kế toán độc lập. Quy định này, theo đại biểu Hoàng Thanh Tùng, là nhằm loại bỏ số lượng lớn những người làm nghế kế toàn bất hợp pháp.
Đại biểu Quốc hội Hoàng Thanh Tùng - Ảnh: Việt Dũng
Luật mới đẩy lùi cải cách hành chính
Góp ý thêm về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cho rằng, nghề kế toán hiện nay phát triển rất nhanh. Nhưng với quy định khắt khe về chứng chỉ hành nghề theo Luật Kế toán sửa đổi, thì có khả năng sẽ “cấm cửa” hết những người đang theo nghề kế toán.
Cụ thể, dự thảo quy định, làm nghề kế toán phải có bằng đại học, trong khi theo đại biểu Thuyền chỉ cần trung cấp là làm tốt, và hàng ngàn doanh nghiệp hiện đang thuê đội ngũ trung cấp này làm dịch vụ.
Chưa hết, nếu dự thảo được thông qua, bao gồm quy định này thì đến tháng 7/2016, khi luật có hiệu lực, hàng ngàn người làm nghề kế toán có bằng trung cấp sẽ mất việc.
"Lộ trình như vậy làm sao đảm bảo được, cần biết bao nhiêu năm mới đào tạo đủ người làm kế toán có trình độ đại học?”, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền bức xúc.
Ông Thuyền cũng đề nghị phải bỏ quy định bắt buộc vào Hội nghề nghiệp kế toán thì mới được làm nghề. Vì theo ông, tham gia hội là quyền của mỗi người, không việc gì phải quy định trong luật.
Ngoài ra, phải giao việc cấp thẻ hành nghề kế toán về cho các sở tài chính, còn giao hết về bộ thì hàng năm những người theo nghề này lại phải kéo về Hà Nội để học cấp chứng chỉ.
“Cứ đặt ra rào cản như vậy thì không thể nào cải cách hành chính được”, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền nói.
Hàng vạn kế toán... ra đường vì vướng thủ tục
Nhắc lại chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là phải kiên quyết cắt giảm thủ tục hành chính trong các lĩnh vực, ĐB Thuyền đặt vấn đề: vì sao trong dự thảo Luật này lại “đẻ” thêm ra quá nhiều thủ tục rườm rà, rắc rối đến vậy?
Ông đơn cử, việc quy định chỉ duy nhất Bộ Tài chính được cấp chứng chỉ hành nghề kế toán sẽ là quy định “thụt lùi” so với yêu cầu cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính hiện nay. “Không nên “dựng” quá nhiều rào cản trong luật. Quy định như thế cả ngàn người kéo về Hà Nội học để được cấp chứng chỉ thì nguy, quá tải....Nên phân cấp việc cấp chứng chỉ này cho các Sở Tài chính địa phương để giảm tải”- ĐB Thuyền đề xuất.
ĐB Trần Thị Diệu Thuý lo ngại, theo Điều 55 dự thảo Luật sửa đổi quy định, muốn hành nghề kế toán phải lập doanh nghiệp hành nghề kế toán, như vậy loại trừ cá nhân muốn hành nghề kế toán là chưa phù hợp, làm mất đi quyền kinh doanh của cá nhân. Ngoài ra, dự thảo Luật cũng bổ sung 2 loại giấy tờ là giấy phép hành nghề kế toán và giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ kế toán là chưa phù hợp vì sẽ làm phát sinh thêm TTHC không cần thiết và dễ phát sinh cơ chế xin cho nếu muốn hành nghề kế toán.
Cũng đề cập tới quy định hành nghề kế toán, ĐB Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) cho là có thể trở thành rào cản cho hoạt động dịch vụ kế toán.
ĐB Sỹ Đồng lập luận: với những ngành nghề như luật sư, bác sĩ cần phải có những quy định khắt khe và tương đối phức tạp để quản lý hoạt động hành nghề, vì mức độ ảnh hưởng cũng như tác động lớn đến tính mạng, sức khỏe và tự do, dân chủ của công dân. Còn với hành nghề dịch vụ kế toán hoàn toàn là hoạt động dịch vụ thuần túy và mang tính nghiệp vụ đơn giản. Thậm chí, dịch vụ kế toán còn là ngành nghề thực sự đã tồn tại từ lâu mà không cần có bất kỳ điều kiện khắt khe nào, vì bất kỳ ai có chứng chỉ hoặc đã được đào tạo kế toán đều có thể thực hiện được, chưa kể việc áp dụng kế toán máy đã làm cho công tác kế toán đơn giản hơn rất nhiều.
Vì vậy, theo ĐB Diệu Thuý, hành nghề kế toán về nghiệp vụ chỉ cần chứng chỉ hành nghề và kinh doanh chỉ cần chứng chỉ kinh doanh là đủ.
Ngoài ra theo ĐB Bá Thuyền, việc quy định để được cấp chứng chỉ hành nghề kế toán phải có bằng đại học trở lên là khó khả thi và có thể sẽ đẩy hàng vạn người đang làm kế toán nhưng chỉ có bằng trung cấp trở lên vào cảnh mất việc làm. “Thực tế các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ quan trường học... họ chỉ cần thuê hoặc tuyển dụng kế toán có bằng trung cấp, chứ không nhất thiết phải yêu cầu bằng đại học. Và số này họ làm việc hiệu quả, có kinh nghiệm chuyên môn. Quy định như vậy trong dự thảo Luật sẽ có hàng chục ngàn người đang hành nghề kế toán nhưng không có bằng đại học... ra đường”- vị ĐB tỉnh Lâm Đồng thẳng thắn nói.
Liên quan tới vấn đề này, ĐB Ma Thị Thuý (Tuyên Quang) kiến nghị, cơ quan soạn thảo cần quy định lại như sau: “Kế toán viên hành nghề là người có chuyên môn nghiệp vụ kế toán, kiểm toán từ trình độ trung cấp trở lên, có thời gian công tác thực tế về tài chính kế toán từ 5 năm trở lên. Đối với người có trình độ cao đẳng thì phải có thời gian công tác thực tế từ 4 năm trở lên, người có trình độ đại học thì thời gian thực tế từ 3 năm trở lên”.
Theo Tuoitre.vn
Luật mới đẩy lùi cải cách hành chính
Góp ý thêm về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cho rằng, nghề kế toán hiện nay phát triển rất nhanh. Nhưng với quy định khắt khe về chứng chỉ hành nghề theo Luật Kế toán sửa đổi, thì có khả năng sẽ “cấm cửa” hết những người đang theo nghề kế toán.
Cụ thể, dự thảo quy định, làm nghề kế toán phải có bằng đại học, trong khi theo đại biểu Thuyền chỉ cần trung cấp là làm tốt, và hàng ngàn doanh nghiệp hiện đang thuê đội ngũ trung cấp này làm dịch vụ.
Chưa hết, nếu dự thảo được thông qua, bao gồm quy định này thì đến tháng 7/2016, khi luật có hiệu lực, hàng ngàn người làm nghề kế toán có bằng trung cấp sẽ mất việc.
"Lộ trình như vậy làm sao đảm bảo được, cần biết bao nhiêu năm mới đào tạo đủ người làm kế toán có trình độ đại học?”, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền bức xúc.
Ông Thuyền cũng đề nghị phải bỏ quy định bắt buộc vào Hội nghề nghiệp kế toán thì mới được làm nghề. Vì theo ông, tham gia hội là quyền của mỗi người, không việc gì phải quy định trong luật.
Ngoài ra, phải giao việc cấp thẻ hành nghề kế toán về cho các sở tài chính, còn giao hết về bộ thì hàng năm những người theo nghề này lại phải kéo về Hà Nội để học cấp chứng chỉ.
“Cứ đặt ra rào cản như vậy thì không thể nào cải cách hành chính được”, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền nói.
Hàng vạn kế toán... ra đường vì vướng thủ tục
Nhắc lại chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là phải kiên quyết cắt giảm thủ tục hành chính trong các lĩnh vực, ĐB Thuyền đặt vấn đề: vì sao trong dự thảo Luật này lại “đẻ” thêm ra quá nhiều thủ tục rườm rà, rắc rối đến vậy?
Ông đơn cử, việc quy định chỉ duy nhất Bộ Tài chính được cấp chứng chỉ hành nghề kế toán sẽ là quy định “thụt lùi” so với yêu cầu cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính hiện nay. “Không nên “dựng” quá nhiều rào cản trong luật. Quy định như thế cả ngàn người kéo về Hà Nội học để được cấp chứng chỉ thì nguy, quá tải....Nên phân cấp việc cấp chứng chỉ này cho các Sở Tài chính địa phương để giảm tải”- ĐB Thuyền đề xuất.
ĐB Trần Thị Diệu Thuý lo ngại, theo Điều 55 dự thảo Luật sửa đổi quy định, muốn hành nghề kế toán phải lập doanh nghiệp hành nghề kế toán, như vậy loại trừ cá nhân muốn hành nghề kế toán là chưa phù hợp, làm mất đi quyền kinh doanh của cá nhân. Ngoài ra, dự thảo Luật cũng bổ sung 2 loại giấy tờ là giấy phép hành nghề kế toán và giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ kế toán là chưa phù hợp vì sẽ làm phát sinh thêm TTHC không cần thiết và dễ phát sinh cơ chế xin cho nếu muốn hành nghề kế toán.
Cũng đề cập tới quy định hành nghề kế toán, ĐB Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) cho là có thể trở thành rào cản cho hoạt động dịch vụ kế toán.
ĐB Sỹ Đồng lập luận: với những ngành nghề như luật sư, bác sĩ cần phải có những quy định khắt khe và tương đối phức tạp để quản lý hoạt động hành nghề, vì mức độ ảnh hưởng cũng như tác động lớn đến tính mạng, sức khỏe và tự do, dân chủ của công dân. Còn với hành nghề dịch vụ kế toán hoàn toàn là hoạt động dịch vụ thuần túy và mang tính nghiệp vụ đơn giản. Thậm chí, dịch vụ kế toán còn là ngành nghề thực sự đã tồn tại từ lâu mà không cần có bất kỳ điều kiện khắt khe nào, vì bất kỳ ai có chứng chỉ hoặc đã được đào tạo kế toán đều có thể thực hiện được, chưa kể việc áp dụng kế toán máy đã làm cho công tác kế toán đơn giản hơn rất nhiều.
Vì vậy, theo ĐB Diệu Thuý, hành nghề kế toán về nghiệp vụ chỉ cần chứng chỉ hành nghề và kinh doanh chỉ cần chứng chỉ kinh doanh là đủ.
Ngoài ra theo ĐB Bá Thuyền, việc quy định để được cấp chứng chỉ hành nghề kế toán phải có bằng đại học trở lên là khó khả thi và có thể sẽ đẩy hàng vạn người đang làm kế toán nhưng chỉ có bằng trung cấp trở lên vào cảnh mất việc làm. “Thực tế các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ quan trường học... họ chỉ cần thuê hoặc tuyển dụng kế toán có bằng trung cấp, chứ không nhất thiết phải yêu cầu bằng đại học. Và số này họ làm việc hiệu quả, có kinh nghiệm chuyên môn. Quy định như vậy trong dự thảo Luật sẽ có hàng chục ngàn người đang hành nghề kế toán nhưng không có bằng đại học... ra đường”- vị ĐB tỉnh Lâm Đồng thẳng thắn nói.
Liên quan tới vấn đề này, ĐB Ma Thị Thuý (Tuyên Quang) kiến nghị, cơ quan soạn thảo cần quy định lại như sau: “Kế toán viên hành nghề là người có chuyên môn nghiệp vụ kế toán, kiểm toán từ trình độ trung cấp trở lên, có thời gian công tác thực tế về tài chính kế toán từ 5 năm trở lên. Đối với người có trình độ cao đẳng thì phải có thời gian công tác thực tế từ 4 năm trở lên, người có trình độ đại học thì thời gian thực tế từ 3 năm trở lên”.
Theo Tuoitre.vn