Giải đáp một số vướng mắc trong công việc kế toán

lethithitho

Member
Hội viên mới
Chào mọi người! Em hiện tại đang làm kế toán cho công ty tư vấn xây dựng, chế độ kế toán theo QĐ48. Em mới ra trường chưa có kinh nghiệm và cần sự tư vấn, gỡ rối của các bậc tiền bối về các vấn đề sau:

1. Trong tháng có phát sinh 1 số chi phí lặt vặt như: nước uống, văn phòng phẩm nho nhỏ,... Những thứ này đều mua ở các cửa hàng nhỏ lẻ, k hề có hóa đơn. Vậy phải hạch toán như thế nào ạ?

2. Ví dụ: Trong tháng 02/2014, 1 kiến trúc sư đi công tác thi công công trình. Trong suốt tháng 02/2014, em đã gửi tiền mặt cho KTS qua ngân hàng để mua NVL và chi cho 1 số chi phí khác (khoảng 4-5 lần gì đấy). Sang tháng 03/2014, KTS đó về lại công ty và đưa cho em Hóa đơn GTGT và các Hóa đơn bán hàng để đối chiếu với HĐ GTGT. Vậy em phải hạch toán như thế nào khi gửi tiền cho KTS và sau khi nhận HĐ?

3. Cũng ví dụ trên: Khi em cộng tiền hàng của tất cả HĐ bán hàng thì số tiền hàng không khớp với số tiền trên HĐ GTGT. Vậy em phải xử lý việc này như thế nào?

Mong các anh chị nhiệt tình giúp đỡ. Em cám ơn ạ!
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Giải đáp một số vướng mắc trong công việc kế toán

1. Trong tháng có phát sinh 1 số chi phí lặt vặt như: nước uống, văn phòng phẩm nho nhỏ,... Những thứ này đều mua ở các cửa hàng nhỏ lẻ, k hề có hóa đơn. Vậy phải hạch toán như thế nào ạ?

-Một là : Những chi phí này xem như là chi phí nội bộ ko cần lên số sách kế toán
-Hai là: Nếu sếp vẫn yêu cầu hoạch toán hoặc kế toán vẫn lên sổ sách thì tất cả những khoản chi phí này đều được xem là chi phí kế toán nhưng với thuế thì bị loại khi quyết toán thuế TNDN năm ko được xem là chi phí hợp lý hợp lệ:
Cuối năm khi quyết toán thuế TNDN 2013 phải loại trừ phần chi phí này ra, ở tờ khai quyết toán TNDN nó nằm ở mục B4của tời khai quyết toán năm trên phần mềm HTKK 3.2.0 chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN làm tăng doanh thu tính thuế x 25%

+Đối với bên Mua: mua hóa đơn lẻ
THÔNG TƯ Số: 123/2012/TT-BTC ngày 27 tháng 7 năm 2012
Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP
ngày 11/12/2008, Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Vậy:
Theo Luật thuế TNDN thì các khoản chi phí có chứng từ chi được phản ánh trong hệ thống sổ sách kế toán của cơ sở kinh doanh, những chứng từ chi không đảm bảo tính hợp pháp theo chế độ quy định thì không được tính vào chi phí hợp lý để xác định thu nhập chịu thuế.
Các trường hợp thường gặp phải là:
1. Các khoản thực chi nhưng không có hoá đơn chứng từ theo quy định.
2. Các khoản chi phí phát sinh trong năm và liên quan đến việc tạo ra doanh thu chịu thuế trong năm có hoá đơn nhưng hoá đơn không hợp pháp.
= > Hóa đơn hợp lệ là hóa đơn : VAT ( hóa đơn tự in có đăng ký và là đủ các thủ tục: thông báo phát hành hóa đơn với cơ quan thuế và được cơ quan thuế chấp thuận cho lưu hành , có hợp đồng, mẫu hóa đơn và thanh lý với nhà in hóa đơn……. và đã được cơ quan thuế duyệt hoặc mua hóa đơn thông thường do cơ quan thuế cấp phát)
=> Những chi phí theo các này không do Bộ tài chính phát hành, hoặc cho phép DN tự in hay đi in, và những hđ đặc thù, Mà họ tự mua trôi nỗi trên thị trường rồi ghi vào ,dù giá thanh toán lớn hay nhỏ hơn >= 200.000 đ đều ko được bên thuế chấp nhận => Không hợp lệ do đó chỉ xem nó là chi phí kế toán còn với thuế khi quyết toán thuế TNDN cuối năm phải loại trừ phần chi phí này ra, ở tờ khai quyết toán TNDN nó nằm ở mục B4 của tời khai quyết toán năm trên phần mềm HTKK 3.2.0 : các khoản ko được trừ khi tính thuế TNDN làm tăng doanh thu tính thuế x 25%




2. Ví dụ: Trong tháng 02/2014, 1 kiến trúc sư đi công tác thi công công trình. Trong suốt tháng 02/2014, em đã gửi tiền mặt cho KTS qua ngân hàng để mua NVL và chi cho 1 số chi phí khác (khoảng 4-5 lần gì đấy). Sang tháng 03/2014, KTS đó về lại công ty và đưa cho em Hóa đơn GTGT và các Hóa đơn bán hàng để đối chiếu với HĐ GTGT. Vậy em phải hạch toán như thế nào khi gửi tiền cho KTS và sau khi nhận HĐ?


-Đây chính là tạm ứng cho nhân viên đi công tắc bạn xem chi tiết cách hoạch toán cho phù hợp
1. Khi tạm ứng tiền mặt hoặc vật tư cho người lao động trong đơn vị, ghi:
Nợ TK 141 - Tạm ứng
Có các TK 111, 112, 152,. . .
2. Khi thực hiện xong công việc được giao, người nhận tạm ứng lập Bảng thanh toán tạm ứng kèm theo các chứng từ gốc đã được ký duyệt để quyết toán khoản tạm ứng, ghi:
Nợ các TK 152, 153, 156, 241, 331, 621, 623, 627, 642,. . .
Có TK 141 - Tạm ứng.
3. Các khoản tạm ứng chi (hoặc sử dụng) không hết, phải nhập lại quỹ, nhập lại kho hoặc trừ vào lương của người nhận tạm ứng, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động
Có TK 141 - Tạm ứng.
4. Trường hợp số thực chi đã được duyệt lớn hơn số đã nhận tạm ứng, kế toán lập phiếu chi để thanh toán thêm cho người nhận tạm ứng, ghi:
Nợ các TK 152, 153, 156, 241, 331, 621, 623, 627,. . .
Có TK 111 - Tiền măt.



3. Cũng ví dụ trên: Khi em cộng tiền hàng của tất cả HĐ bán hàng thì số tiền hàng không khớp với số tiền trên HĐ GTGT. Vậy em phải xử lý việc này như thế nào?

Xử lý hóa đơn chênh lệch tiền hàng:

THÔNG TƯ​
Số: 64/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 5 năm 2013
[h=5]HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 51/2010/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 5 NĂM 2010 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ HOÁ ĐƠN BÁN HÀNG HÓA, CUNG ỨNG DỊCH VỤ​
[/h]3/ Trường hợp 3: Viết sai thuế suất, thuế giá trị gia tăng. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
Hai bên lập biên bản điều chỉnh lại hóa đơn đã ghi sai thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT). Trong biên bản điều
chỉnh phải ghi rõ nguyên nhân, giá thanh toán, số ký hiệu, sêri, ngày… tháng… năm… của tờ hóa đơn.
Bên bán lập hóa đơn GTGT bổ sung thuế suất, tiền thuế và ghi rõ trên tờ hóa đơn là:"Số thuế GTGT ghi bổ sung (hoặc
điều chỉnh giảm thuế suất thuế GTGT) của hóa đơn số ký hiệu, sêri, ngày… tháng… năm… của tờ hóa đơn ghi sai và
theo biên bản điều chỉnh hóa đơn ngày… tháng… năm".
Kê khai thuế HTKK:
Nếu là tăng so với giá trị cần viết
- Bên bán:
+Xuất hóa đơn điều chỉnh tăng
+Tại kỳ kê khai lập lại hóa đơn mới trên Bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ bán ra mẫu số: 01-1/GTGT Bên bán ghi ghi dương phần giá trị xuất thêm hóa đơn mới doanh thu chưa thuế và tiền thuế GTGT.
- Bên mua: Tại kỳ kê khai lập lại hóa đơn mới trên Bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào mẫu số:
01- 2/GTGT Bên ghi dương hóa đơn mới giá chưa thuế và tiền thuế GTGT.
Nếu là giảm so với giá trị cần viết
- Bên bán:
+Xuất hóa đơn điều chỉnh giảm
+Tại kỳ kê khai lập lại hóa đơn mới trên Bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ bán ra mẫu số: 01-1/GTGT Bên bán ghi âm phần giá trị xuất thêm hóa đơn mới doanh thu chưa thuế và tiền thuế GTGT.
- Bên mua: Tại kỳ kê khai lập lại hóa đơn mới trên Bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào mẫu số:
01- 2/GTGT Bên ghi âm hóa đơn mới giá chưa thuế và tiền thuế GTGT.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top