Em có 2 tình huống về TSCĐ, các anh chị giúp e với!!!!

lahan9494

New Member
Hội viên mới
Tình huống 1: Thời điểm ghi giảm TSCĐ
Ngày 25/11 thanh lý một máy móc thiết bị đã khấu hao đủ từ ngày 10/10. Không có phát sinh thu nhập và chi phí thanh lý. Nhân viên kế toán TSCĐ đã ghi giảm TSCĐ vào ngày 10/10 và cho rằng ngày 25/11 không cần ghi sổ, nhưng một nhân viên thực tập kế toán không đồng ý.
Yêu cầu: Theo bạn, nhân viên kế toán TSCĐ đã ghi sổ như thế nào? Nếu bạn là sinh viên thực tập kế toán, bạn sẽ xử lí nghiệp vụ trên ra sao?
Tình huống 2: Thời gian sử dụng có hữu ích có "linh hoạt" không?
Ông A là kế toán trưởng Công ty X. Công ty X gặp khó khăn về tài chính, đang nổ lực tìm cách cắt giảm chi phí. Ông B, giám đốc Công ty X, yêu cầu ông A kéo dài thời gian sử dụng hữu ích khi tính khấu hao các máy chuyên dùng từ 5 năm lên 10 năm. Ông B tin rằng thay đổi này sẽ tiết kiệm chi phí đáng kể, do chi phí khấu hao các tài sản này sẽ được cắt giảm gần một nửa
Yêu cầu: Nếu yêu cầi của Ông B được Ông A thực hiện sẽ ảnh hưởng đến thông tin trên báo cáo tài chính ra sao?
 
Ðề: Em có 2 tình huống về TSCĐ, các anh chị giúp e với!!!!

Tình huống 1: Thời điểm ghi giảm TSCĐ
Ngày 25/11 thanh lý một máy móc thiết bị đã khấu hao đủ từ ngày 10/10. Không có phát sinh thu nhập và chi phí thanh lý. Nhân viên kế toán TSCĐ đã ghi giảm TSCĐ vào ngày 10/10 và cho rằng ngày 25/11 không cần ghi sổ, nhưng một nhân viên thực tập kế toán không đồng ý.
Yêu cầu: Theo bạn, nhân viên kế toán TSCĐ đã ghi sổ như thế nào? Nếu bạn là sinh viên thực tập kế toán, bạn sẽ xử lí nghiệp vụ trên ra sao?

Tài sản hết giá trị khấu hao không được phép phân bổ vào chi phí, nhưng vẫn phải theo dõi trên sổ sách = > từ ngày 10/10 đến ngày 25/11 làm tủ tục thanh lý TSCĐ

Để có thể thanh lý tài sản cố định thì cần một số giấy tờ và thủ tục sau: bạn có thể bỏ một số thủ tục ko cần thiết cho phù hợp với quy mô doanh nghiệp
-Thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ.
-Biên bản họp hội đồng thanh lý TSCĐ.
-Quyết định Thanh lý TSCĐ.
-BB họp Hội đồng định giá TSCĐ (định giá bán thanh lý).
-BB Thanh lý TSCĐ.
-HĐKT bán TSCĐ được thanh lý.
-Hóa đơn bán TSCĐ
-Thanh lý HĐKT bán TSCĐ.

[h=3] Mẫu biên bản thanh lý tài sản [/h]https://docs.google.com/viewer?a=v&...vYW5jaHVkaW5oeGluaHxneDoxZjQxYjg0MjcxMjFiMGI3

Căn cứ các giấy tờ trên kế toán tiến hành ghi giảm: xóa khỏi sổ sách hay còn gọi là giấy khai tử tài sản
Hạch toán nghiệp vụ nhượng bán, thanh lý TSCĐ:
- Ghi giảm TSCĐ dùng vào SXKD đã nhượng bán, thanh lý, ghi:
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)
= > kế toán viên làm sai, thực tập đúng


Tình huống 2: Thời gian sử dụng có hữu ích có "linh hoạt" không?
Ông A là kế toán trưởng Công ty X. Công ty X gặp khó khăn về tài chính, đang nổ lực tìm cách cắt giảm chi phí. Ông B, giám đốc Công ty X, yêu cầu ông A kéo dài thời gian sử dụng hữu ích khi tính khấu hao các máy chuyên dùng từ 5 năm lên 10 năm. Ông B tin rằng thay đổi này sẽ tiết kiệm chi phí đáng kể, do chi phí khấu hao các tài sản này sẽ được cắt giảm gần một nửa
Yêu cầu: Nếu yêu cầi của Ông B được Ông A thực hiện sẽ ảnh hưởng đến thông tin trên báo cáo tài chính ra sao?
Được phép điều chỉnh nhưng khi lập báo cáo tài chính cuối năm phải tiến hành đánh giá lại tài sản
Kế toán phải làm nhiệm vụ đánh giá như sau:
1. TÀI SẢN THUẾ THU NHẬP HOÃN LẠI
Ví dụ 1: Năm 2005, Công ty Baimex mua hai TSCĐ:
- TSCĐ A có giá mua là 12.000.000đ, thời gian sử dụng hữu ích theo kế toán là 3 năm, theo thuế là 6 năm; TSCĐ B có giá mua là 10.000.000đ, thời gian sử dụng hữu ích theo kế toán là 2 năm, theo thuế là 4 năm.
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 25%. Giả sử công ty chỉ có tài sản thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến TSCĐ A và B.
Yêu cầu: Hãy xác định và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến khấu hao TSCĐ.
Việc xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại được thực hiện như sau:
Xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ liên quan đến từng TSCĐ từ năm 2005 đến 2010
Đơn vị tính:1.000đ
Chỉ tiêu
Năm tài chính

2005
2006
2007
2008
2009
2010
TSCĐ A (NG: 12.000)






Chi phí khấu hao (theo kế toán)
(4.000)
(4.000)
(4.000)



Chi phí khấu hao (theo thuế)
(2.000)
(2.000)
(2.000)
(2.000)
(2.000)
(2.000)
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ tăng

2.000

2.000

2.000



Chênh lệch tạm thời được khấu trừ giảm (Hoàn nhập)




(2.000)

(2.000)

(2.000)
TSCĐ B (NG: 10.000)






Chi phí khấu hao (theo kế toán)
(5.000)
(5.000)




Chi phí khấu hao (theo thuế)
(2.500)
(2.500)
(2.500)
(2.500)


Chênh lệch tạm thời được khấu trừ tăng

2.500

2.500




Chênh lệch tạm thời được khấu trừ giảm (Hoàn nhập)



(2.500)

(2.500)


Tổng chênh lệch tạm thời được khấu trừ tăng của TSCĐ A&B
4.500
4.500




Tổng chênh lệch tạm thời được khấu trừ giảm (hoàn nhập) của TSCĐ A&B


(500)
(4.500)
(2.000)
(2.000)
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận
1.125
1.125




Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập


(125)
(1.125)
(500)
(500)
- Trong 2 năm 2005 và 2006, Công ty Baimex phải xác định khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong từng năm là 4.500.000 đ tương ứng với việc ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại mỗi năm là 1.125.000đ (4.500.000x25%). Kế toán ghi:
Nợ TK 243: 1.125.000 đ
Có TK 8212: 1.125.000 đ.
- Năm 2007, Công ty Baimex phải xác định:
+ Khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh tăng liên quan đến TSCĐ A là 2.000.000 đ
+ Khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh giảm (hoàn nhập) liên quan đến TSCĐ B là 2.500.000 đ
Kết quả, năm 2007, chênh lệch tạm thời được khấu trừ liên quan tới TSCĐ A và TSCĐ B giảm 500.000 đ. Công ty Baimex phải hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại và ghi tăng chi phí thuế TNDN hoãn lại là 125.000 đ Kế toán ghi:
Nợ TK 8212: 125.000 đ
Có TK 243: 125.000 đ.
- Năm 2008, Công ty Baimex xác định:
+ Khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh giảm (hoàn nhập) liên quan đến TSCĐ A là 2.000.000 đ
+ Khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh giảm (hoàn nhập) liên quan đến TSCĐ B là 2.500.000 đ
Kết quả, năm 2008, chênh lệch tạm thời được khấu trừ liên quan tới TSCĐ A và TSCĐ B giảm 4.500.000 đ. Công ty Baimex phải hoàn nhập Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và ghi tăng chi phí thuế TNDN hoãn lại là 1.125.000 đ. Kế toán ghi:
Nợ TK 8212: 1.125.000 đ
Có TK 243: 1.125.000 đ.
- Năm 2009 và 2010, Công ty Baimex xác định:
Khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh giảm liên quan đến TSCĐ A trong mỗi năm là 2.000.000 đ, tương ứng, công ty Baimex phải hoàn nhập Tài sản thuế thu nhập hoãn lại là 500.000 đ. Kế toán ghi:
Nợ TK 8212: 500.000 đ
Có TK 243: 500.000 đ.
 
Ðề: Em có 2 tình huống về TSCĐ, các anh chị giúp e với!!!!

mình xin bổ sung là
kế toán DN ở khoản mục trích khấu hao chủ yếu là phân bổ chi phí 1 cách hợp lý nên doanh nghiệp mới được phép thay đổi thời gian hữu ích, tức là làm thế nào để cân bằng chi phí một cách có thể chấp nhận được. Không giống như ở kế toán HCSN, người ta ko quan tâm khấu hao mà lại là tính hao mòn, do nhà nước chỉ quan tâm tới thu- chi.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top