Đừng để bị "bịt mắt" về BHYT nữa, hỡi người dân!

Son.Tran

Member
Hội viên mới
Ngay sau khi mục “Đừng im lặng” đăng tải bài viết “Của mình, mình phải được hưởng” và “BHXH Việt Nam lên tiếng vụ dùng BHYT 5 năm chưa được in trên thẻ”, tòa soạn đã nhận được hàng trăm lượt bình luận của bạn đọc gửi đến xoay quanh vấn đề này.

1_PCBC.jpeg

Thông tin mập mờ

Khi “Đừng im lặng” lên tiếng vấn đề này nhiều độc giả, bạn đọc của Lao Động không còn im lặng mà đã chia sẻ những thắc mắc, bức xúc, kiến nghị… của mình về chính sách BHYT, BHXH hiện nay.

Một tâm trạng bức xúc, kèm theo kiến nghị, độc giả DTuan viết: “Họ gian dối như Cuội, nếu dân không biết, không ý kiến lại thì coi như thiệt thòi tự chịu, thế sao gọi là phục vụ. Có lẽ Chính phủ nên cải cách, lựa chọn lại nhân sự cho ngành bảo hiểm”. Cùng tâm trạng như bạn DTuan, bạn Khoa Mèn viết: “Dân ta thường xuyên bị bịt mắt”.

Bên cạnh đó, những chính sách, quyền lợi mà người dân được hưởng trong quá trình tham gia bảo hiểm không được giải thích rõ ràng, dân không nắm được cốt lõi vấn đề. Chính vì vậy, khi muốn đi khám, hay đòi hỏi quyền lợi thì dân “mù tịt”, “tiến soái lưỡng nan", không biết được đâu là quyền lợi mình được hưởng. Thậm chí nhiều hộ nghèo, cụ già không sức lao động, ốm đau chỉ trông chờ vào những ưu đãi của BHYT vậy mà mịt mù về thông tin.

Bạn Linh Hoàng viết: “Những người già là những người rất cần BHYT nhưng chính họ lại bị hành hạ nhiều nhất khi đăng ký khám chữa bệnh BHYT. Ngồi chờ từ sáng sớm tới trưa, không có một nụ cười hay câu chào. Thay vào đó là sự gắt gỏng và những lời nói trống không. Tiền của mình mà như đi xin. Rõ tội cái thân xác của chúng ta!”.

Bạn Nguyễn Công Binh chia sẻ thêm: “Tôi thấy BHYT hướng dẫn mập mờ. Thẻ BHYT của tôi có in trên thẻ thông tin "5 năm liên tục". Nhưng khi đi khám bệnh vẫn phải nộp 5% (tôi thuộc diện hưu tri). Tôi không hiểu chính sách thế nào”. Hay bạn Đào Đất viết: “Quy định của bảo hiểm rất khó hiểu, hơn nữa việc để có chứng từ thanh toán thì chắc chắn là khó khăn rồi. Chế độ chính sách phải dễ hiểu dễ áp dụng cho người dân được nhờ”.

"Ma trận" thủ tục

Những thủ tục được xem như là “ma trận” khiến bấy lâu nay người tham gia bảo hiểm cảm thấy bất an, thấy rõ sự bất công trong đó nhưng họ cũng chỉ biết ấm ức “chịu thua”. Bạn Trần Hưng chia sẻ: “Lâu nay vấn đề BHXH và BHYT nói chung rất bất công, khi đóng thì người tham gia bị bắt buộc đóng bằng mọi giá. Nhưng khi họ muốn nhận lại được quyền lợi của mình thì rất nhiêu khê, rắc rối thành ra rất nhiều người không đủ kiên nhẫn và không thể biết hết được "ma trận" thủ tục để hưởng các quyền lợi của chính mình đóng góp...đành bỏ. Đâm ra một lượng tiền rất lớn đổ ra đó nhiều người không "thể" được hưởng ấy không biết "đi về đâu". Chỉ có cơ quan BHXH hoặc Tài chính biết, còn người đóng BHYT vẫn luôn bị thiệt thòi”.

Dẫu đã tham gia BHYT được hơn chục năm, nhưng bạn Hoàng Anh vẫn không thực sự biết được quyền lợi của mình. Bạn chia sẻ: “Vừa rồi tôi có đọc báo trên facebook thấy phân tích về BHYT có thời hạn liên tục đủ 5 năm trở lên nên tôi có để ý. Cách đây vài ngày khi tôi đổi thẻ BHYT mới thì trên thẻ không có đánh dấu xác nhận thẻ của tôi đủ 5 năm. Dù tôi đã tham gia BHYT xuyên suốt gần 10 năm nay, khi tôi hỏi nhân viên Cty (người đi làm thủ tục BHYT) về vấn đề này, cô ấy thật sự không biết vấn đề này. Cô ấy liên hệ bên Cty BHYT thì họ trả lời ngắn gọn: "Ngày mai em mang tất cả thẻ BHYT lên chị kiểm tra và làm lại". Qua sự việc, tôi thấy Cty BHYT có phần không trung thực, nếu tôi không phát hiện thì xem như sử dụng 01 cái thẻ BHYT chưa đủ thời hạn hưởng nhiều phúc lợi bảo hiểm. E rằng sẽ có rất nhiều người còn chưa biết thông tin có lợi về thẻ BHYT đủ thời hạn xuyên suốt 5 năm để mà kiểm tra.

Trước những bất cập đó, nhiều bạn đọc cũng đưa ra kiến nghị nên học hỏi các nước tiên tiến. Bạn Nguyễn Phương viết: “Tôi đề nghị nên cử tất cả cán bộ làm BHYT từ cấp huyện trở lên sang Mỹ hoặc Pháp để tập huấn về phương pháp cập nhật dữ liệu trên hệ thống. Chắc chắn sau năm 2020 mọi việc sẽ ổn”.

Bên cạnh đó, bạn Chính Nghĩa cũng viết: “BHYT nên tập trung vào việc làm sao để tăng quỹ thông qua việc người tham gia có thể khám chữa ở bất cứ đâu có dịch vụ tốt, thuận tiện. Các bệnh viện phải cạnh tranh để thu hút được bệnh nhân. Bác sĩ, nhân viên y tế không trục lợi được. Quản lý, đầu tư quỹ an toàn, hiệu quả”.

Làm sao để người dân được hưởng quyền lợi chính đáng từ việc mua bảo hiểm? Giảm bớt được những thủ tục hành chính rườm rà… Đó là những vấn đề mà ngành bảo hiểm cần phải giải quyết để tạo được lòng tin cho người mua bảo hiểm.


Nguồn: Báo Người Lao Động
 
Bài báo chưa đưa ra được giải pháp. Có lẽ phải có ý kiến của cộng đồng để đề nghị lên người đứng đầu cơ quan bảo hiểm.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top